tdatuan75

New Member

Download Tiểu luận Sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán miễn phí





Tại Nghị định 01, ngoài các quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ, còn dành riêng Chương V quy định về xử lý các hành vi vi phạm hành chính trên lĩnh vực này. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Điều 6 của Nghị định quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp tổ chức chào bán cổ phần riêng lẻ là tổ chức tín dụng; Bộ Tài chính trong trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp tổ chức chào bán là công ty cổ phần chứng khoán, công ty cổ phần quản lý quỹ, công ty đại chúng (trừ các công ty đại chúng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm); Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trong trường hợp tổ chức chào bán là công ty cổ phần không thuộc đối tượng quy định nêu trên, có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về chào bán cổ phần riêng lẻ. Điều 16 của Nghị định còn quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về chào bán cổ phần riêng lẻ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán
Các nội dung về hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, thẩm quyền xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, hay truy cứu trách nhiệm hình sự… đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Chứng khoán, Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 36), Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 của Chính phủ về chào bán cổ phần riêng lẻ (Nghị định 01). Đây là các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật chứng khoán. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này vẫn còn một số nội dung cần được sửa đổi cho phù hợp, nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh.
1. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Chương IX Luật Chứng khoán đã dành 10 điều (từ Điều 121 đến Điều 130) quy định 10 nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, là: (i) vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng; (ii) vi phạm quy định về công ty đại chúng; (iii) vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán; (iv) vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán; (v) vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề chứng khoán; (vi) vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán; (vii) vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát; (viii) vi phạm quy định về công bố thông tin; (ix) vi phạm quy định về báo cáo; (x) vi phạm quy định làm cản trở việc thanh tra. Ngoài ra, Luật Chứng khoán còn quy định: tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính1.
Việc xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực này, ngoài việc áp dụng Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chủ thể là người được Nhà nước trao quyền còn phải vận dụng các quy định pháp luật có liên quan, đó là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 (Pháp lệnh 2008) và các văn bản hướng dẫn.
Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Điều 120 Luật Chứng khoán quy định Chánh Thanh tra chứng khoán, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt cảnh cáo, phạt tiền; ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả do luật định.
Như vậy, về thẩm quyền, quy định của Luật cũng thống nhất với Pháp lệnh 2008, nghĩa là chỉ có các cá nhân được Nhà nước trao quyền mới có quyền xử phạt vi phạm hành chính; các cá nhân phải chịu trách nhiệm về hình thức, nội dung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân khi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; và nếu các tổ chức, cá nhân khi bị xử phạt cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại thì có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật. Việc phân định thẩm quyền tập thể, hay thẩm quyền cá nhân có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm pháp lý khi phải chịu bồi thường cho tổ chức, cá nhân do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra.
Tại Nghị định 01, ngoài các quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ, còn dành riêng Chương V quy định về xử lý các hành vi vi phạm hành chính trên lĩnh vực này. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Điều 6 của Nghị định quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp tổ chức chào bán cổ phần riêng lẻ là tổ chức tín dụng; Bộ Tài chính trong trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp tổ chức chào bán là công ty cổ phần chứng khoán, công ty cổ phần quản lý quỹ, công ty đại chúng (trừ các công ty đại chúng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm); Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trong trường hợp tổ chức chào bán là công ty cổ phần không thuộc đối tượng quy định nêu trên, có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về chào bán cổ phần riêng lẻ. Điều 16 của Nghị định còn quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về chào bán cổ phần riêng lẻ.
Ngoài Nghị định 01, các hành vi vi phạm hành chính trên lĩnh vực chào bán cổ phần riêng lẻ chưa được quy định trong Luật Chứng khoán và Nghị định 36. Do vậy, việc Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong Nghị định 01 là phù hợp với quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh 2008; song, quy định thẩm quyền cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, tức là quy định thẩm quyền tập thể có quyền xử phạt vi phạm hành chính là trái với quy định của Luật, Pháp lệnh 2008. Nếu có hành vi vi phạm bị phát hiện, sự tranh chấp về thẩm quyền xử phạt sẽ xảy ra, dẫn đến hành vi vi phạm sẽ không được xử lý kịp thời và đối tượng chịu thiệt hại đầu tiên là nhà đầu tư.
Do vậy, để khắc phục tình trạng này, chúng tui đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 16 Nghị định 01 như sau:
“Điều 16. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền được quy định tại Điều 120 Luật Chứng khoán có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về chào bán cổ phần riêng lẻ.
Trong trường hợp có hành vi vi phạm hành chính về chào bán cổ phần riêng lẻ xảy ra tại các địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì người có trách nhiệm của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế lập hồ sơ, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật”.
Quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán cũng phù hợp với nội dung tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 14; Điều 30 Pháp lệnh 2008 và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 15 Nghị định 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ “... Chủ tịch UBND ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp, những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Công nghệ thông tin 0
N Địa vị pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) - xu hướng phát triển và hoàn thiện Luận văn Luật 0
D [Free] Bài dự thi - Cuộc thi tìm hiểu về luật lao động sửa đổi, bổ sung Luận văn Kinh tế 0
A Quyết định 150/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán cho doanh nghiệ Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
T Hiện này Bộ Tài chính ra Thông tư 30 sửa đổi, bổ sung Thông tư 32 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT, Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
H Ngày 31/12/2009, BTC đã ban hành Thông tư 244/2009/TC-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
S (Ngày 11/02/2010) Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp như thế nào? Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
A Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành VBQPPL theo quy định của Luật ban hành VBQPPL năm 2008 so với Luật ban hành VBQPPL năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 2002 Tài liệu chưa phân loại 0
B Các điểm mới của tội phạm môi trường theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung điều của Bộ luật hình sự Luận văn Luật 0
K Bài tập cá nhân: những quy định về thời hạn và vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top