LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Hiệp định TRIPs là một văn bản quan trọng để làm cơ sở điều chỉnh pháp luật quốc gia về Sở hữu trí tuệ. Việc điều chỉnh pháp luật Việt Nam về quyền Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với Hiệp định TRIPs là điều kiện bắt buộc để Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Từ năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả đã được quy định và áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về Quyền tác giả cũng như những quy định xung quanh quyền này trở nên rất bức thiết. Vậy, Tác phẩm phái sinh là gì? Nó có liên quan gì đến Quyền tác giả? có những quyền và nghĩa vụ nào cho việc khai thác tác phẩm phái sinh?
Đó cũng chính là nội dung của đề tài: “Tác phẩm phái sinh”
Bố cục tiểu luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Sơ lược về Quyền tác giả
Chương 2 : Tác phẩm phái sinh
Chương 3 : Thực trạng áp dụng quyền tác giả với việc “Tác phẩm phái sinh”
CHƯƠNG I : SƠ LƯỢC VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Việc Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật cũng đã được ban hành kịp thời bao gồm 06 Nghị định của Chính phủ, 02 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 04 Thông tư cùng 04 Quyết định của các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Về cơ bản, đã kế thừa được các giá trị của các văn bản pháp luật được thể nghiệm trong thực tiễn, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, gồm người sáng tạo, nhà sử dụng, công chúng hưởng thụ, bảo vệ lợi ích quốc gia, tương thích với luật pháp quốc tế, thể hiện sự minh bạch, khả thi. Vì vậy, nó đã thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia, góp phần quan trọng kết thúc quá trình đàm phán để Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng trong hơn hai năm thi hành. Có trên 100 hội nghị, lớp tập huấn, hội thảo đã được tổ chức cho các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan, từ giới sáng tạo đến nhà sử dụng, các cơ quan quản lý và thực thi với trên 10.000 lượt người tham dự. Nhận thức của công chúng, đặc biệt là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã được nâng lên thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn ra đối với hầu hết các đối tượng được bảo hộ từ quyền tác giả, quyền liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Nạn sao chép tác phẩm, vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa đã gây thiệt hại không nhỏ đối với các nhà đầu tư. Hầu hết các bản ghi âm, ghi hình, chương trình máy tính có giá trị bị sao chép lậu, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng bị làm giả, làm nhái. Môi trường kỹ thuật số nói chung, mạng thông tin điện tử nói riêng đã được khai thác với động cơ vụ lợi, xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Một số vụ việc đã được các tổ chức quốc tế, các quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu các cơ quan nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý. Tình trạng vi phạm trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nhận thức chung của toàn xã hội về vai trò của sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật. Năng lực, kinh nghiệm và hệ thống thực thi pháp luật có nhiều hạn chế, bất cập. Pháp Luật Sở hữu trí tuệ vẫn còn những quy định chưa phù hợp trong hoạt động thực thi bảo vệ quyền, một số điều khoản chưa tương thích với pháp luật quốc tế.
Để giải quyết các tồn tại, bất cập trên về pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cần thiết phải thể chế hóa Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH11, đồng thời sửa đổi một số điều khoản khác hiện đang chưa tương thích với luật pháp quốc tế, một số điều khoản chưa phù hợp gây khó khăn cho hoạt động thực thi, cũng như những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện. Việc sửa đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hội nhập, khắc phục các tồn tại bất cập, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam bình đẳng với công dân và pháp nhân của các quốc gia, thúc đẩy các hoạt động thực thi tại Việt Nam và hội nhập quốc tế. Việc sửa đổi đồng thời sẽ góp phần quan trọng phát huy năng lực sáng tạo, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường công nghệ, từ đó nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả thực thi, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Đó là những nguyên nhân được nhắc tới tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII ngày 19 tháng 6 năm 2009. Tại kỳ họp này Quốc hội đã thông qua Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước đã có Lệnh số 12/2009/L - CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.
Trong Điều 4 của Luật Sở hữu trí truệ sô 50/2005/QH11 có giải thích rõ từ ngữ như:
Quyền sở hữu trí tuệ: là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cấy trồng.
Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hay sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hay sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hay phát hiện và phát triển hay được hưởng quyền sở hữu.
Tác phẩm phái sinh : là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
2. Quyền tác giả 1
Quyền tác giả là quyền mà pháp luật ban cho người đã sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính).
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tác phẩm, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, phải là sản phẩm của “lao động trí tuệ” của tác giả mà không đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết.
Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản.
Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền” khai thác hay cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả.
Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn.
Với đa số các loại hình tác phẩm, các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Hiệp định TRIPs là một văn bản quan trọng để làm cơ sở điều chỉnh pháp luật quốc gia về Sở hữu trí tuệ. Việc điều chỉnh pháp luật Việt Nam về quyền Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với Hiệp định TRIPs là điều kiện bắt buộc để Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Từ năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả đã được quy định và áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về Quyền tác giả cũng như những quy định xung quanh quyền này trở nên rất bức thiết. Vậy, Tác phẩm phái sinh là gì? Nó có liên quan gì đến Quyền tác giả? có những quyền và nghĩa vụ nào cho việc khai thác tác phẩm phái sinh?
Đó cũng chính là nội dung của đề tài: “Tác phẩm phái sinh”
Bố cục tiểu luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Sơ lược về Quyền tác giả
Chương 2 : Tác phẩm phái sinh
Chương 3 : Thực trạng áp dụng quyền tác giả với việc “Tác phẩm phái sinh”
CHƯƠNG I : SƠ LƯỢC VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Việc Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật cũng đã được ban hành kịp thời bao gồm 06 Nghị định của Chính phủ, 02 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 04 Thông tư cùng 04 Quyết định của các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Về cơ bản, đã kế thừa được các giá trị của các văn bản pháp luật được thể nghiệm trong thực tiễn, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, gồm người sáng tạo, nhà sử dụng, công chúng hưởng thụ, bảo vệ lợi ích quốc gia, tương thích với luật pháp quốc tế, thể hiện sự minh bạch, khả thi. Vì vậy, nó đã thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia, góp phần quan trọng kết thúc quá trình đàm phán để Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng trong hơn hai năm thi hành. Có trên 100 hội nghị, lớp tập huấn, hội thảo đã được tổ chức cho các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan, từ giới sáng tạo đến nhà sử dụng, các cơ quan quản lý và thực thi với trên 10.000 lượt người tham dự. Nhận thức của công chúng, đặc biệt là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã được nâng lên thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn ra đối với hầu hết các đối tượng được bảo hộ từ quyền tác giả, quyền liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Nạn sao chép tác phẩm, vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa đã gây thiệt hại không nhỏ đối với các nhà đầu tư. Hầu hết các bản ghi âm, ghi hình, chương trình máy tính có giá trị bị sao chép lậu, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng bị làm giả, làm nhái. Môi trường kỹ thuật số nói chung, mạng thông tin điện tử nói riêng đã được khai thác với động cơ vụ lợi, xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Một số vụ việc đã được các tổ chức quốc tế, các quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu các cơ quan nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý. Tình trạng vi phạm trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nhận thức chung của toàn xã hội về vai trò của sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật. Năng lực, kinh nghiệm và hệ thống thực thi pháp luật có nhiều hạn chế, bất cập. Pháp Luật Sở hữu trí tuệ vẫn còn những quy định chưa phù hợp trong hoạt động thực thi bảo vệ quyền, một số điều khoản chưa tương thích với pháp luật quốc tế.
Để giải quyết các tồn tại, bất cập trên về pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cần thiết phải thể chế hóa Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH11, đồng thời sửa đổi một số điều khoản khác hiện đang chưa tương thích với luật pháp quốc tế, một số điều khoản chưa phù hợp gây khó khăn cho hoạt động thực thi, cũng như những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện. Việc sửa đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hội nhập, khắc phục các tồn tại bất cập, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam bình đẳng với công dân và pháp nhân của các quốc gia, thúc đẩy các hoạt động thực thi tại Việt Nam và hội nhập quốc tế. Việc sửa đổi đồng thời sẽ góp phần quan trọng phát huy năng lực sáng tạo, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường công nghệ, từ đó nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả thực thi, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Đó là những nguyên nhân được nhắc tới tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII ngày 19 tháng 6 năm 2009. Tại kỳ họp này Quốc hội đã thông qua Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước đã có Lệnh số 12/2009/L - CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.
Trong Điều 4 của Luật Sở hữu trí truệ sô 50/2005/QH11 có giải thích rõ từ ngữ như:
Quyền sở hữu trí tuệ: là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cấy trồng.
Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hay sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hay sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hay phát hiện và phát triển hay được hưởng quyền sở hữu.
Tác phẩm phái sinh : là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
2. Quyền tác giả 1
Quyền tác giả là quyền mà pháp luật ban cho người đã sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính).
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tác phẩm, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, phải là sản phẩm của “lao động trí tuệ” của tác giả mà không đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết.
Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản.
Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền” khai thác hay cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả.
Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn.
Với đa số các loại hình tác phẩm, các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: