sunflower_axn

New Member

Download Tiểu luận Thức tiễn áp dụng Luật cạnh tranh tại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
MỘT: Cơ sở lý luận 6
1) khái quát chung về luật cạnh tranh. 6
2) Một số nội dung cơ bản của luật cạnh tranh 7
HAI: Thực trạng 15
1) Sơ bộ về việc áp dụng luật cạnh tranh tại việt nam 15
2) Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh 17
3) Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh 23
4) Giải pháp 24
 
C.KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
MỘT: kết luận. 25
HAI: kiến nghị. 26
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nghiệp khác đủ để kiểm soát hay chi phối có tính quyết định đến doanh nghiệp đó. - Các hình thức tập trung kinh tế + Sáp nhập doanh nghiệp; + Hợp nhất doanh nghiệp; + Mua lại doanh nghiệp; + Liên doanh giữa các doanh nghiệp; + Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. - Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm (Điều 18): Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinnh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hay trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. - Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm: Tập trung kinh tế thuộc diện bị cấm được miễn trừ trong các trường hợp sau đây: + Một hay nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hay lâm vào tình trạng phá sản; + Việc tập trung kinh có tác dụng mở rộng xuất khẩu hay góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. c5.Thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ - Thẩm quyền quyết định việc miễn trừ: + Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản quy định tại Điều 10 và Khoản 1 Điều 19; + Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn trừ bằng văn bản quy định tại Khoản 2 Điều 19. - Đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là các bên dự định tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh hay tập trung kinh tế.  đ. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Chương III) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được chia làm 3 nhóm: d1. Nhóm 1: Xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh           + Sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn           + Xâm phạm bí mật kinh doanh;           + Ép buộc trong kinh doanh;           + Gièm phe doanh nghiệp khác;           + Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác d2. Nhóm 2: Xâm hại lợi ích của khách hàng           + Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;           + Khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh;           + Bán hàng đa cấp bất chính d3. Nhóm 3: Can thiệp vào môi trường cạnh tranh           + Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội. e. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh e.1. Mô hình tổ chức của cơ quan quản lý cạnh tranh Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam là Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương e.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 49)           - Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh;           - Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hay trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;           - Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;           - Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;           - Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý:  Hội đồng cạnh tranh (Không phải là cơ quan quản lý cạnh tranh) - Hội đồng cạnh tranh do Chính phủ thành lập - Nhiệm vụ của Hội đồng cạnh tranh: tổ chức xử lý giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh - Hoạt động của Hội đồng cạnh tranh: + Khi giải quyết vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật + Biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ toạ phiên điều trần  f. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh f.1. Một số vấn đề chung - Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh (Điều 56) bao gồm 3 nguyên tắc: + Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến  hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định của Luật cạnh tranh; + Việc giải quyết vụ viêc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; + Trong quá trình tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên, Thủ tưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, thành viên Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan.           - Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính (Điều 61) Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp quy đinh tại khoản 6 Điều 76 và khoản 4 Điều 79 của Luật cạnh tranh.           - Người tham gia tố tụng cạnh tranh (Điều 64) Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm bên khiếu nại, bên bị điều tra, luật sư, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.           - Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. -  Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần. - Thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh + Cơ quan quản lý cạnh tranh: Xem quy định tại Điều 49 nói trên + Hội đồng cạnh tranh: Hội đồng cạnh trạnh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của lluật này - Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 106): Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký, nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại Điều 107 của Luật cạnh tranh. - Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 63): Bên bị kết luận vi phạm quy định của Luật cạnh tranh phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật này thì bên khiếu nại phải trả phí xử lý vụ việc cạnh trạnh. Trong trường hợp việc điều tra vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này, nếu bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh.  f.2. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh           - Khiếu nại vụ việc cạnh tranh (Điều 58): Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh.           Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh.           - Thụ lý hồ sơ khiếu nại (Điều 59): Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ khiếu nại. Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ trong...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top