baby_dance2912
New Member
Download Tiểu luận Tìm hiểu 3 vụ việc có liên quan đến hình thức của giao dịch dân sự miễn phí
Về cơ bản có thể nhân thấy vụ án trên đã được hai cấp tòa án cùng xét xử và về nội dung hai bản án cơ bản giống nhau. Tòa án xét xử như vậy là hợp lí bởi :
Thứ nhất: theo quy định tại các Điều 122, Điều 401 và Điều 405 BLDS thì về hình thức của hợp đồng mua bán nhà đất trên phải được công chứng, chứng thực của các bên có thẩm quyền cũng như quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005:'' Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hay các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu'' và Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định :'' hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hay chứng thực, phải đăng ký hay xin phép thì phải tuân theo các quy định đó''.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ịch, với những mục đích và động cơ nhất định.Tuy nhiên, chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Đó là khi các giao dịch đảm bảo các điều kiện có hiệu lực quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005. Thiếu một trong bốn điều kiện trong quy định này thì giao dịch sẽ bị tuyên vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ có những hậu quả pháp lý nhất định do pháp luật quy định, bao gồm:
Các bên khôi phục tinh trạng ban đầu và phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Trong trường hợp các bên chưa thực hiện giao dịch thì không được tiếp tục thực hiện giao dịch, nếu giao dịch được thực hiện đến đâu thì dừng đến đó và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Đối với những trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật: Thông thường với các giao dịch dân sự có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật thì tuỳ từng trường hợp mà tàì sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ giao dịch bị tịch thu.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu cần xác định lỗi của các bên để yêu cầu bồi thường cũng như để các bên phải chịu hậu quả khác tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nguyên nhân dẫn tới giao dịch dân sự vô hiệu có thể có lỗi của một trong hai bên hay của cả hai bên tham gia giao dịch, do đó cần xác định mức độ lỗi của mỗi bên để có thể đưa ra hướng xử lý cụ thể.
2. Hình thức của giao dịch dân sự:
Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra. Khoản 2, Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Đối với các giao dịch dân sự mà đối tượng của giao dịch Nhà nước cần kiểm soát trong lưu thông dân sự hay đối tượng của giao dịch dân sự có giá trị lớn…thì pháp luật sẽ quy định hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự. Khi pháp luật quy định giao dịch dân sự phải tuân theo hình thức đó mà các bên không tuân thủ, theo Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005 “thì theo yêu cầu của một hay các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”. Bên có lỗi làm cho giao dịch bị vô hiệu phải bồi thường thiệt hại.
II. Vụ việc cụ thể
1. Vụ việc thứ nhất
1.1. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Nguyên đơn: Bà Lưu Thị Nhật – sinh năm 1950. Trú tại: Tổ 3 khu Quốc Bảo, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.
Bị đơn: Anh Tạ Tuấn Anh – sinh năm 1971. Trú tại: G1, Tổ 1 khu Quốc Bảo, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
1. Công ti quản lí và phát triển Hà Nội. Trụ sở: 221 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
2. Ông Lưu Ngọc Định – sinh năm 1943.Trú tại: Tổ 3 khu Quốc Bảo, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.
1.2. Nội dung vụ việc
Nhà G1 – Khu tập thể Quốc Bảo, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội là thuộc sở hữu Nhà nước. Trước đây gian nhà G1 này thuộc sự quản lí của Xí nghiệp cung ứng vật tư khảo sát xây dựng - Công ti khảo sát xây dựng – Bộ xây dựng. Năm 1984,bà Lưu Thị Nhật được cơ quan phân cho gian nhà G1 nêu trên và gia đình bà đã chuyển tới ăn ở, sinh hoạt tại đây. Năm 1998, gia đình bà Nhật chuyển đi nơi khác ở, nhưng đối với gian nhà này, gia đình vẫn trực tiếp quản lí.
Ngày 31/5/1999, ông Lưu Ngọc Định (chồng bà Lưu Thị Nhật) và anh Tạ Tuấn Anh đã lập giấy chuyển nhượng nhà cho nhau với giá 27.500.000đ, gồm: 19m2 vuông nhà + sân trước và sân sau (giấy mua bán viết tay, không có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Trong suốt quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm, bên mua và bên bán đều xác nhận đối tượng mua và bán là gian nhà cấp 4, diện tích 19m2 trên tổng diện tích 83m2 đất (theo số đo thực tế).Vợ ông Định là bà Nhật không được biết tới việc chuyển nhượng này, bà vẫn nghĩ là gia đình bà chỉ cho anh Tạ Tuấn Anh thuê. Trong thời gian anh Tạ Tuấn Anh ở tại nhà bà, bà có thấy anh Tuấn Anh xây dựng và sửa chữa ngôi nhà vào năm 2003 nhưng bà không có ý kiến gì vì bà hỏi chồng thì ông Định nói cho sửa chữa vì bị hư hỏng. Chỉ đến khi cơ quan thông báo cho bà đến làm thủ tục mua nhà theo Nghị định 61/CP thì lúc đó bà mới biết nhà bà đã bị bán cho anh Tạ Tuấn Anh.
Bà Nhật khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng mua bán nhà đất giữa chồng bà là ông Lưu Ngọc Định với anh Tạ Tuấn Anh vì lí do: hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà đất phải có sự nhất trí của chủ sở hữu nhà và đồng sử dụng , đồng thời yêu cầu anh Tạ Tuấn Anh trả lại căn hộ 19m2 cùng sân trước, sân sau tại tập thể khảo sát Quốc Bảo, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
1.3. Cách giải quyết của Tòa án
Không đồng ý với bản án dân sự số 07/2008/DSST ngày 25/5/2008 Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì, vợ chồng bà Lưu Thị Nhật và ông bà Lưu Ngọc Định có đơn kháng cáo bản án. Ngày 27/3/2008, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án này dựa trên tài liệu trong hồ sơ, các căn cứ về lỗi, các quy định về hình thức của giao dịch dân sự, về xác định thiệt hại như sau:
Căn cứ:
Điều 131; 136; 137; 146; 443 Bộ luật dân sự năm 1995.
Khoản 1 Điều 202; khoản 2 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự.
Điểm a, b.1, c Tiểu mục 2.4 mục 2 Nghị quyết 01/2003/NQ- HDTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ tư pháp – Bộ tài chính.
Khoản 2 Điều 7; Khoản 2 Điều 12; Khoản 3 Điều 13; Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Tòa án.
Sửa bản án sơ thẩm số 07/2008/DSST ngày 22/5/2008 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì, xử:
Tuyên bố: “Giấy chuyển nhượng lại nhà” ngày 31/5/1999 giữa ông Lưu Ngọc Định và anh Tạ Tuấn Anh là giao dịch dân sự vô hiệu. Hủy toàn bộ giấy giá trị thiệt hại.
Theo kết quả định giá thì tổng giá trị khối tài sản là 1.068.036.800đ, trong đó có 996.000.000đ (giá trị quyền sử dụng đất) và 72.036.800đ (giá trị xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà). Về việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà của gia đình anh Tuấn Anh đã làm tăng thêm giá trị nhà gắn với liền với giá trị quyền sử dụng đất. Do vậy, phần thiệt hại trong vụ án này được xác định là: 1.068.036.800đ – 27.500.000đ (giá trị nhà đất do hai bên thỏa thuận khi mua bán) =1.040.536.800đ.
Căn cứ vào phần lỗi của mỗi bên đượ...