ngo_li2507
New Member
Download Tiểu luận Tìm hiểu quyền được chết và một số kiến nghị xây dựng Luật an tử ở Việt Nam miễn phí
Coi trọng sự sống là một quan niệm hết sức tốt đẹp. Nhưng cần thấy rằng, chấp nhận quyền được chết không phải là không coi trọng sự sống. Bởi những người bệnh, trong đau đớn, trong điều kiện sống không còn được đảm bảo nữa, thấu hiểu hơn ai hết giá trị sự sống này. Nhưng họ tôn trọng cuộc sống của người khác, muốn ra đi để không phải trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tôn trọng ý muốn của họ cũng chính là tôn trọng chính bản thân họ vậy. Tuy nhiên, công nhận và hợp pháp hóa quyền được chết nhưng không có nghĩa cứ muốn chết là có thể chết. Quy trình này phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định chặt chẽ của pháp luật, đảm bảo không có sự lạm dụng gây nguy hại cho cá nhân và xã hội.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
1983)).1.1.2. Trường hợp người bệnh mất ý thức kéo dài và không có khả năng hồi phục:
Trường hợp này bệnh nhân có sống cũng chỉ là gánh nặng của gia đình. Đôi lúc người bệnh biểu lộ được ý chí của mình và hoàn toàn không sống nhờ các biện pháp nhân tạo. Trường hợp này bao gồm cả bệnh nhân chịu nhiều đau đớn kéo dài nhưng không mất ý thức thường xuyên. Nguyên nhân để dẫn đến các tình trạng trên có thể là sau một tai nạn hay bị mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa.
Tại Hà Lan, nước này còn quy định cái chết êm ả đối với trẻ em nhưng với những quy định này, luật quy định rất chặt chẽ và giới hạn hành vi. Nhìn chung, đa số đều chống lại an tử đối với trẻ em nên chủ yếu vẫn là hai dạng bệnh nhân ở trên.
1.2. Cách thức thực hiện:
1.2.1. Cái chết êm ả chủ động: Bác sĩ trực tiếp gây tử vong theo yêu cầu của bệnh nhân.
Ở một bệnh viện trợ giúp an tử của Thụy Sỹ, người bệnh được uống cooktail pha một hỗn hợp độc dược được chuẩn bị sẵn hay được tiêm thuốc.
Hay như cách thức mà người được mệnh danh là “Bác sỹ tử thần” – Jack Kevorkian đã thực hiện: Dùng “chiếc máy giết người” (Mercitrion) do ông chế tạo để truyền các độc tố vào máu người bệnh. Ông còn dùng biện pháp khác là cho người bệnh đeo mặt nạ và để họ tự ngửi khí ga độc mà chết.
1.2.2. Cái chết êm ả thụ động: Không điều trị. Bác sỹ ngưng mọi biện pháp kéo dài sự sống đối với bệnh nhân (rút ống dẫn...).
Ngoài ra còn một hành vi là tự tử dưới sự trợ giúp của bác sỹ. Hành vi này về mặt hình thức có điểm khác với 2 hình thức trên như: có thể chỉ là sự tư vấn, người bệnh tự rút ống dẫn... Bác sỹ không trực tiếp thực hiện hành vi mà chỉ là trợ giúp.
2. Tiêu chí về luật pháp:
2.1. Tính hợp pháp của hành vi:
Trước hết, có thể thấy, hành vi của quyền được chết có sự tự nguyện của những bệnh nhân đang ở trong những tình huống y tế không lối thoát và mong muốn thoát khỏi những đau đớn về tinh thần và thể xác kéo dài. Bác sỹ thực hiện quyền được chết hoàn toàn dựa trên yêu cầu của bệnh nhân và theo những quy trình nghiêm ngặt do luật định. Bởi vậy, hành vi của quyền được chết là hành vi hợp pháp (trừ khi luật pháp chưa công nhận hành vi của quyền được chết là hợp pháp). Vì thế, cũng cần phân biệt hành vi này với các hành vi khác có liên quan để tránh sai sót trong việc xét xử các vụ án.
2.2. Phân biệt hành vi thực hiện quyền được chết với các hành vi khác:
Một trong những lý do để có nhiều tranh cãi về quyền được chết dẫn đến việc hầu hết các quốc gia đều chưa cho phép và thông qua quyền được chết là nhận thức sai về hành vi của bác sỹ trong việc thực hiện cái chết êm ả. Bởi vậy, cần phân biệt rõ hành vi của quyền được chết với một số hành vi sau:
2.2.1. Hành vi tự sát:
Hành vi của quyền được chết có thể được thực hiện bởi chính bác sỹ và chính bệnh nhân (dưới sự trợ giúp của bác sỹ). Với hình thức do bác sỹ thực hiện thì rõ ràng nó hoàn toàn khác hành vi tự sát về chủ thể thực hiện. Với hình thức do chính tay bệnh nhân thực hiện có bác sỹ hỗ trợ thì điểm để phân biệt với hành vi tự sát là: Điều kiện sống của bệnh nhân đó không còn được đảm bảo, bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối của bệnh vô phương cứu chữa, phải chịu nhiều đau đớn thể xác và tinh thần. Với hành vi tự sát, người đó có thể do sự ức chế quá sức về tinh thần hay sai lệch về ý chí dẫn đến hành vi, còn với hành vi của quyền được chết, đó là sự tự nguyện đến với cái chết của bệnh nhân do không mong muốn kéo dài cuộc sống trong điều kiện không còn được đảm bảo.
2.2.2. Tội giúp người khác tự sát:
Điều 101 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam năm 1999 có quy định Tội xúi giục hay giúp người khác tự sát. Về hành vi xúi giục người khác tự sát rõ ràng khác hành vi trong quyền được chết bởi trong quyền được chết, bác sỹ chỉ làm theo yêu cầu của bệnh nhân chứ không xúi giục bệnh nhân. Về hành vi giúp người khác tự sát, xét về chủ thể thực hiện, đó có thể là bất cứ ai chứ không chỉ bó hẹp là bác sỹ như trong chủ thể của quyền được chết. Cách thức thực hiện hành vi giúp người khác tự sát cũng phong phú hơn nhiều so với quyền được chết. Đặc biệt, ở trường hợp quyền được chết, bệnh nhân đang ở trong điều kiện sống quá hiểm nghèo, không thể chịu đựng đau đớn kéo dài hơn được nữa, mong muốn được bác sỹ giúp chấm dứt cuộc sống một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng, khác hẳn điều kiện của người muốn tự sát và giúp tự sát.
2.2.3. Tội giết người:
Đây là vấn đề được tranh cãi nhiều nhất tại hầu hết các nước chưa quy định Luật An tử. Điển hình là trường hợp “bác sỹ tử thần” Jack Kevorkian (bang Michigan – Mỹ) bị truy tố về tội giết người do đã "giúp" tới 130 bệnh nhân được “ra đi”. Jack Kevorkian bị kết án tới 25 năm tù. Tuy nhiên, ông được giảm án, trả tự do trước thời hạn sau 8 năm ngồi tù vì lý do sức khỏe và chấp hành tốt nội quy nhà tù.
Có thể thấy, nếu trong tội giết người, nạn nhân hoàn toàn bị động về cái chết của mình thì trong hành vi của bác sỹ khi thực hiện quyền được chết thì hoàn toàn có sự chủ động đồng ý của bệnh nhân để “được chết”. Hành vi của tội giết người cũng được thực hiện hoàn toàn khác so với hành vi thực hiện quyền được chết, thậm chí, hành vi giết người nhiều trường hợp là hết sức dã man. Mục đích của hành vi thực hiện quyền được chết là nhằm hướng tới một sự “giải thoát” cho người bệnh khỏi đau đớn kéo dài, đưa tới một cái chết nhẹ nhàng, khác với hành vi giết người nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của người khác. Như vậy, hành vi giết người và hành vi thực hiện quyền được chết là hoàn toàn khác nhau.
B. Những quan điểm và Pháp luật quy định về quyền được chết trên thế giới
I. Những quan điểm xung quanh vấn đề quyền được chết 1. Quan điểm phản đối:
Đây là quan điểm đang chiếm ưu thế trong cuộc tranh cãi kéo dài về quyền được chết. Tổng hợp những quan điểm này, có thể thấy nổi bật lên là một số lý do chống lại:
- Công nhận cái chết êm ả làm mất đi tính thống nhất luật pháp trong xã hội. Quan điểm này là của Lucke Gormally – một nhà khoa học Hà Lan. Ông cho rằng, công lý trong xã hội không nhận biết con người là đối tượng của nó một cách tùy tiện và phân biệt đối xử. Cách thức duy nhất tránh sự tùy tiện đó là phải cho rằng: Tất cả con người tồn tại, được cho quyền chữa bệnh và là đối tượng của những quyền con người cơ bản. Cái chết êm ả không thể hòa hợp với pháp luật trên cơ sở luôn tin tưởng rằng giá trị của con người đang tồn tại là nguyên tắc cơ bản. Do đó, pháp luật trong xã hội không thể được thống nhất một khi yêu cầu xin được chết, từ chối quyền sống của con người vẫn tiếp diễn.
- “Việc tạo ra quyền được chết sẽ xói mòn quyền cơ bản được sống, thông qua việc hình thành danh sách những người coi cuộc sống không đáng giá.” - Paul Tully, Tổng thư ký Hiệp h
Tags: quyền được chết