HAKUNA_MATATA
New Member
Download Tiểu luận Tình hình dịch vụ logistics hiện nay ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện miễn phí
MỤC LỤC
I. Khái quát chung về Logistics:
1.Một số khái niệm và định nghĩa về logistics:
2.Đặc điểm của Logistics:
3. Vai trò của logistics:
4. Các văn bản pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistic:
5. Phân loại dịch vụ Logistics:
6. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic:
7. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics
8. Hợp đồng dịch vụ Logistics:
9. Quyền và nghĩa vụ của các bên kinh doanh dịch vụ logistics
II.Tình hình dịch vụ logistics hiện nay ở Việt Nam
1. Tiềm năng phát triển của logistics ở Việt Nam:
2.Một số tồn tại trong kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam
III. Nguyên nhân của thực trạng trên:
IV. Kết luận – Phương hướng hoàn thiện hệ hoạt động kinh doanh Logistics:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
s liên quan khác, gồm các hoạt động:Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
Dịch vụ bưu chính;
Dịch vụ thương mại bán buôn;
Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hang và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
6. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic:
Xuất phát từ vai trò của dịch vụ logistic, trong Nhiều năm qua, ngành dịch vụ logistics được Chính phủ bảo hộ khá kỹ thông qua các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước. Chính vì vậy Luật thương mại cũng quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của các thương nhân Việt Nam có phần đỡ khắt khe hơn so với các thương nhân nước ngoài nước ngoài kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam. Cụ thể, theo nghị định 140/2007/NĐ-CP Ngày 5/9/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ, tại các điều 5, 6, 7 thì:
Nếu như, Theo khoản 1, 2 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh Logistic là thương nhân Việt Nam thì điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistic chỉ cần là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Và Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam (chỉ đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải tại Điều 6 Nghị định 140)
Thì theo khoản 3 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh cách dịch vụ logistics là thương nhân nước ngoài để được kinh doanh hoạt động logistic tại Việt Nam thì ngoài việc phải tuân thủ những điều kiện như thương nhân Việt Nam còn phải tuân thủ một số điều kiện khác. Như: đối với dịch vụ liên quan đến vận tải, thương nhân nước ngoài được phép thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá; không quá 51% đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác (từ năm 2010, trước đó là 49%)… Trong đó điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác sẽ chấm dứt hạn chế vào năm 2014…Thương nhẫn nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics còn không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải, không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống. Còn việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật lại bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng. Và chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hay dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
Như vậy, rõ ràng cơ sự khác nhau giữa điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh các dịch vụ logistics phải đáp ứng nhiều điều kiện hơn thương nhân Việt Nam.
7. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics:
Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng các quy định của Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005) – điều 238, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP (Điều 8), ….Những quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được xuất phát từ tình rủi ro cao của tính chất công việc đối với hàng hóa.
Theo quy định của pháp luật hiện hành giới hạn trách nhiệm không vượt quá tổn thất của hàng hóa. Cụ thể:
* Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics
Giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải. Còn đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không thuộc phạm vi trên thì các bên có thể thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. hay nếu các bên không thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm và tổn thất hàng hóa (Đ238 LTM). Cụ thể:
Khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hoá thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường;
Khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hoà và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của háng hoá đó.
Còn giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau: giới hạn trách nhiệm được tính là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.
* Giới hạn trách nhiệm của người làm dịch vụ Logistic (Đ238 LTM)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa. Và người làm dịch vụ Logistic không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và nghĩa vụ liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hay sự giao hàng chậm trễ là do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics cố ý hành động hay không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng.
8. Hợp đồng dịch vụ Logistics:
Hợp đồng dịch vụ Logistics là sự thỏa thuận, theo đó bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hay tổ chức thực hiện một hay một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa còn bên kia có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ . Là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù…
* Hợp đồng dịch vụ logistics có những điều khoản sau:
- Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ giao nhận hàng hóa thực hiện như: Hỗ trợ việc gởi hàng hóa đi hay nhận hàng hóa từ người gởi; Tổ chức vận chuyển hàng hóa; Tổ chức việc lưu kho, lưu bãi hàng hóa; Làm thủ tục giấy tờ cho hàng hóa cần vận chuyển, giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, tập kết hàng hóa… để giao nhận , cung ứng dịch vụ tư vấn liên quan đến lưu chuyển và lưu kho hàng hóa; thực hiện việc đóng gói bao bì, ký mã hiệu hàng hóa, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
- Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ
- Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ
- Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ
- Giới hạn trách nhiệm và trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ và những thỏa thuận khác….
9. Quyền và nghĩa vụ của các bên kinh doanh dịch vụ logistics
a. Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ Logistics (Đ235 LTM)
* Quyền:
- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
- Cầm giữ số hàng hóa nhất định và c...
Tags: tiểu luận vai trò của dịch vụ logistics tại việt nam hiện nay, tiểu luận môn dịch vụ bảo hiểm logistisc, Tình hình phát triển dịch vụ logistics hiện nay, tiểu luận về dịch vụ bảo hiểm logistic, tiểu luận dịch vụ logistics ở việt nam, tiểu luận dịch vụ giao nhận logistics, dịch vụ logistics của việt nam hiện nay, giới hạn trách nhiệm logistics, thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay, khái quát về hợp đồng dịch vụ logistiscs, tiểu luận dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận của Việt Nam, tình hình Dịch vụ giao nhận việt nam hiện nay, tình hình logistics ở việt nam hiện nay