telecom_uct

New Member

Download Tiểu luận Vấn đề bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra miễn phí





Hùng (12 tuổi) là học sinh lớp 7 thuộc trường trung học cơ sở Ba Đình. Khi hết giờ học, Hùng và một số người bạn vẫn ở lại trong sân trường đùa nghịch. Thấy vẫn còn học sinh trong sân trường, bảo vệ đã nhắc nhở Hùng và các bạn về nhà ba lần, nhưng không được. Trong lúc đùa nghịch, Hùng đã ném một cục gạch vào đầu Vũ - một người trong nhóm bạn. Vũ bị thương ở trán, phải khâu 6 mũi. Bố mẹ Vũ đã yêu cầu bố mẹ Hùngbồi thường thiệt hại, bao gồm chi phí nằm viện và chi phí thuốc thang (có hoá đơn của bệnh viện) là 10.000.000 đồng. Bố mẹ Hùng không đồng ý vì cho rằng nhà trường phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại, bởi Hùng gây tai nạn cho Vũ trong sân trường, vẫn do nhà trường quản lý. Song phía nhà trường không chấp nhận vì việc Hùng gây tai nạn cho Vũ là ngoài giờ học, hết thời gian thuộc quản lý trực tiếp của nhà trường, không những thế, bảo vệ đã yêu cầu nhưng Hùng và nhóm bạn vẫn không ra về, chính vì vậy, nhà trường không có nghĩa vụ trong việcbồi thường thiệt hại của Hùng.
Theo Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2000, cha mẹ phảibồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005. Căn cứ vào khoản 2 Đièu 606 BLDS 2005, khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2005.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ vị thành niên là người dưới tuổi trưởng thành. Độ tuổi trưởng thành là độ tuổi mà trẻ vị thành niên một, trong con mắt của pháp luật, trở thành một người lớn. Pháp luật Việt Nam quy định khi một công dân chưa trưởng thành (dưới 18 tuổi) vẫn là trẻ vị thành niên, đặc biệt trong Luật Hôn nhân và gia đình, trẻ dưới 18 tuổi, vấn đề bồi thường thiệt hại của trẻ vẫn thuộc trách nhiệm của cha mẹ. Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của con chưa thành niên được quy định và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các nước. Ở Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của con chưa thanh niên hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm Dân sự theo đó cha mẹ của đứa trẻ có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Thế nhưng, pháp luật hiện nay có nhiều quy định còn chưa chặt chẽ, gây ra những tranh cãi không đáng có. Để làm sáng tỏ các yếu tố pháp lý liên quan đến thiệt hại do trẻ chưa thành niên gây ra và trách nhiệm của cha mẹ đối với con trẻ trước vấn đề đo, nhóm của chúng em xin được trình bày bài tập nhóm với nhan đề “Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra”.
PHÂN TÍCH
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Về mặt lý luận, khi nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì tìm hiểu về khái niệm và những đặc điểm nổi bật của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một việc làm cần thiết phải được coi trọng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại (bồi thường thiệt hại).
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
Đến với việc phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, nhóm chúng em xin đưa ra các căn cứ đi sâu vào bộ Luật hôn nhân và gia đình để làm sáng tỏ vấn đề trực tiếp cần giải quyết.
Căn cứ theo điều 40 về “Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra”
“Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự.”
Vì Luật Hôn nhân và gia đình trích dẫn Bộ luật Dân sự 1995, tuy nhiên, hiện nay Bộ luật này đã được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, Điều 611 Bộ luật Dân sự 1995 là Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005.
Theo Khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005, trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là “người nào do lỗi cố ý hay vô ý hay vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hay các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phảibồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở phân định năng lực chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo năng lực hành vi dân sự và khả năng kinh tế. Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 tại các khoản 2 và 3 quy định.
- Khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2005.
Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người được giám hộ không có tài sản hay không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Điều 621 Bộ luật dân sự 2005 quy định về trường hợpbồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý như sau: “Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý, thì phải liên đới cùng cha, mẹ, người giám hộbồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi hay người mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý những người đó, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi, thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường”.
Từ các quy định trên cho thấy, việc cha mẹ phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do con gây ra được phân thành các cấp độ sau:
- Khi con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại, nếu có tài sản riêng thì phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Chỉ khi tài sản riêng của con cái không đủ để bồi thường, thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình. Con dưới 15 tuổi là đối tượng không có năng lựcbồi thường thiệt hại, do đó không có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại. Chỉ trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ đề bồi thường mà con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
- Trường hợp con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ không có tài sản hay không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu người giám hộ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top