ayorina_chen

New Member

Download Tiểu luận Vùng đặc quyền kinh tế và sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia miễn phí





Trong khi dành cho các quốc gia ven biển các quyền chủ quyền đối với tài nguyên cá trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Công ước quy định các quốc gia này cũng phải tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác như được quy định trong Công ước. Trong đó các quốc gia ven biển có hai nghĩa vụ cơ bản;
- Nghĩa vụ thứ nhất liên quan đến bản thân các hoạt động khai thác tài nguyên biển của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đó là nghĩa vụ phải bảo tồn tài nguyên biển. Công ước quy định các quốc gia ven biển, trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, có nghĩa vụ phải đảm bảo rằng các hoạt động đó không gây hại cho hệ sinh thái biển và nguồn tài ngyên sinh vật trong vùng đó nhằm tránh những tác động có hại cho tài nguyên sinh vật trên biển cả và tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đối với một quốc gia ven biển, bên cạnh vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (bao gồm Nội thuỷ và Lãnh hải) thì vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán cũng là vùng biển có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, kinh tế, chính trị... của quốc gia ven biển, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia khác.
Trong vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán thì vùng biển đặc quyền kinh tế là một chế định mới, mặc dù được thừa nhận từ lâu và đã bắt đầu hình thành trong quá trình xây dựng Luật biển quốc tế qua các Công ước từ năm 1958 nhưng phải đến Công ước Luật biển 1982 những quy định về vùng đặc quyền kinh tế mới được pháp điển hoá một cách chi tiết, cụ thể.
Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế trong luật biển quốc tế đã thể hiện rõ sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia.
Thật vậy, trước khi đi sâu vào chứng minh nhận định trên ta phải hiểu thế nào là vùng đặc quyền kinh tế và thế nào là sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia.
I – Các khái niệm cơ bản:
1. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trong luật biển quốc tế hiện đại:
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần V – Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước Luật biển 1982, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển , các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh
Theo quy định tại Điều 57 Công ước Luật biển thì vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật biển 1982 đó là nguyên tắc công bằng, trong đó, quyền và lợi ích của các quốc gia có biển cũng như không có biển luôn được đảm bảo.
Sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia được thể hiện không chỉ qua những quy định về khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn trong những quy định về vấn đề nghiên cứu khoa học và bảo vệ, giữ gìn môi trường biển - một trong những yếu đảm bảo phát triển bền vững .
Vậy, từ những khái niệm trên, ta đã có cơ sở đi sâu vào phân tích vì sao quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế trong luật biển quốc tế lại thể hiện rõ sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia.
II - Chứng minh luận điểm:
1. Lịch sử hình thành vùng đặc quyền kinh tế đã thể hiện sự dung hoà lợi ích giữa các quốc gia:
a. Những quy định truyền thống:
Trước đây, khi nền kinh tế và khoa học kỹ thuật chưa phát triển, việc khai thác, sử dụng các tài nguyên biển mới chỉ dừng ở ven bờ thì vùng nước biển được coi là không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào. Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do khai thác, sử dụng tài nguyên biển(nguyên tắc tự do đánh cá trên biển). Nguyên tắc này hình thành từ học thuyết tự do biển cả (Marc Liberum) của một luật gia người Hà Lan Hugo Grotius.
Tuy vậy, quyền tự do đánh cá trên biển không phải là một quyền tự do tuyệt đối mà bị giới hạn bởi một số điều kiện nhất định như không được nhằm độc chiếm, thiết lập chủ quyền ở khu vực hay nguồn tài nguyên nào trên biển. Nghĩa là tại bất cứ vùng biển nào, một quốc gia không thể xác lập quyền chủ quyền để một mình khai thác, sử dụng các tài nguyên biển.
→ Điều này là minh chứng cụ thể cho việc ngay từ khi chưa có những chế định cụ thể về chủ quyền của quốc gia trên biển thì việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã bị hạn chế để đảm bảo dung hoà quyền và lợi ích cho các quốc gia khác, nhất là những quốc gia không có biển hay có vị trí địa lý bất lợi.
b. Những quy định hiện đại:
Khi trình độ KH-KT hiện đại phát triển, con người đã có thể khai thác, sử dụng tài nguyên biển không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn để nghiên cứu khoa học, xây dựng các công trình... Các hoạt động của con người cũng không còn chỉ ở những vùng nước ven bờ mà có thể xa đến hàng trăm hàng nghìn hải lý. Khi đó các quốc gia có xu hướng mở rộng quyền tài phán của mình ra phía biển để có thêm những đặc quyền, đặc biệt là về kinh tế, trong đó nổi cộm nhất là lĩnh vực đánh bắt tài nguyên sinh vật biển. Khởi đầu là từ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman được đưa ra vào ngày 28/09/1945 về thềm lục địa và nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả, theo đó, Hoa Kỳ đề nghị thiết lập một “vùng bảo tồn một phần nhất định của biển cả tiếp liền với bờ biển nước Mỹ, tại đó các hoạt động nghề cá đã và sẽ phá triển trong tương lai ở mức độ quan trọng” nằm ngoài 3 hải lý. Hai năm sau tuyên bố của Truman, các nước thế giới thứ ba như Chilê, Pêru, Ecuador... đã mở rộng lãnh hải của mình ra 200 hải lý... Trong khi các nước thư ba chủ trương lãnh hải hoá vùng nước ven bờ có bề rộng 200 hải lý thì các nước cường quốc hàng hải lại chủ trương hạn chế tối đa sự mở rộng quyền lực của quốc gia ven biển ra ngoài biển cả nhằm bảo vệ các quyền tự do biển cả truyền thống. Sau cùng, việc hình thành khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước Luật biển 1982 chính là kết quả của sự nhượng bộ lẫn nhau giữa trường phái quan niệm về bảo tồn các vùng biển truyền thống của cộng đồng quốc tế với trường phải tiến ra biển của các quốc gia ven bờ. Nói cách khác, sự ra đời khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước Luật biển 1982 cũng chính là sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia ven bờ và cộng đồng quốc tế.
2. Vấn đề xác định vùng đặc quyền kinh tế là dựa trên lợi ích của các quốc gia:
Với bề rộng tối đa 200 hải lý kể từ đường cơ sở , trong đó có 188 hải lý thuần tuý mang tính chất của vùng đặc quyền kinh tế, có thể nói, đặc quyền kinh tế là vùng biển có bản chất pháp lý hỗn hợp, bởi trong đó vừa tồn tại quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, vừa tồn tại quyền tự do biển cả được thừa nhận trong luật Biển quốc tế. Chính bản chất này đã tạo nên một vùng biển mang tính chất đặc thù. Sự đặc thù thể hiện ở hai phương diện, tạo sự tương đồng giữa các nhóm lợi ích khác nhau ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (thể hiện ở việc áp dụng công thức Castanêda theo các Điều 55, 57 của Công ước Luật biển 1982)
Phương diện thứ nhất: Thể hiện đặc trưng của vùng đặc quyền kinh tế là nhóm lợi ích có liên quan đến nước ven biển, nhằm dành cho nước này thụ hưởng đặc quyền về khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế. Đặc quyền này cho thấy sự khác biệt giữa vùng đặc quyền kinh tế và vùng đánh cá trong Công ước 1958.
Vùng đánh cá trong Công ước 1958
Vùng đặc quyền kinh tế
- Ra đời trước
- Chiều rộng không xác định
- Giới hạn quyền của quốc gia ven biển đối với nguồn tài nguyên sinh vật
- QG ven biển...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top