ladydiemkieu85
New Member
Download Tiểu luận Ý nghĩa ngày nay của học thuyết về giá trị thặng dư của C. Mác miễn phí
Trong chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, sự phân cực xã hội là vô cùng sâu sắc, sự phân hóa giàu nghèo được đẩy tới cực độ. Ở đây của cải ngày càng tập trung vào một số nhỏ các cá nhân là những triệu phú và tỉ phú; ở cực đối lập là những người sống dưới mức nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển và đông đảo những người cùng khổ, đói rét ở các nước tư bản đang phát triển. Chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa đã sớm chớp lấy những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, do đó năng suất lao động thặng dư cũng ngày càng tăng theo; cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa đã chuyển hướng sang dựa chủ yếu trên sự tăng năng suất lao động. Cũng trên cơ sở kỹ thuật đã phát triển mà cơ chế bóc lột dựa trên tăng cường độ lao động thái quá và kéo dài ngày lao động một cách che dấu cũng phát triển. Của cải xã hội ngày càng được tạo ra nhiều, nhưng lại chỉ tập trung vào một cực. Mặt khác, nội dung vật chất của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư mang hình thức giá trị trao đổi (tức là vàng bạc hay tiền tệ); trong quan hệ bóc lột dựa trên hình thức giá trị trao đổi, lòng thèm khát tăng lao động thặng dư và khát vọng làm giàu trên cơ sở đó được đẩy tới cực độ. Sở dĩ như vậy là vì giá trị trao đổi với hình thức biểu hiện vật chất của nó là vàng, tức tiền tệ, về mặt chất lượng có sức mạnh vô hạn (có tiền là có tất cả), về mặt số lượng bao giờ cũng có hạn. Mâu thuẫn giữa chất lượng có sức mạnh vô hạn và số lượng có hạn đó làm tăng lòng thèm khát vơ vét được nhiều tiền. Do tất cả những điều kiện lịch sử và tình hình trên, quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa đã đẩy sâu quá trình phân cực xã hội mà các xã hội bóc lột trước kia không thể sánh kịp.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Ý NGHĨA NGÀY NAY CỦA HỌC THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C. MÁC1 – Cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa
C. Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư, rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất" (1). Quy luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột người lao động không có tư liệu sản xuất, được thực hiện dưới những hình thức và cơ chế khác nhau trong những hình thái xã hội khác nhau.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn về thân thể vào giai cấp chủ nô, thì ngoài việc bị bóc lột lao động thặng dư, nô lệ còn bị chiếm một phần lớn sản phẩm cần thiết của giai cấp nô lệ. Trong chế độ phong kiến, giai cấp nông nô đã có một phần tự do về thân thể đối với giai cấp địa chủ và chế độ bóc lột lao động thặng dư biểu hiện dưới hình thức bóc lột địa tô, lao động thặng dư và lao động cần thiết được phân chia rõ ràng. Bởi vậy, theo C. Mác cơ chế bóc lột thời phong kiến có nhiều tiến bộ hơn chiếm hữu nô lệ.
Giai cấp tư sản bước lên vũ đài lịch sử cũng là giai cấp độc chiếm tư nhân những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Khác với cơ chế bóc lột trong hai hình thái kinh tế – xã hội trước chủ yếu dựa trên quan hệ hiện vật, cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa dựa trên quan hệ giá trị; nói cách khác là quan hệ trao đổi những vật ngang giá (tức là tuân theo quy luật giá trị). Quan hệ này che dấu sự bóc lột trong một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và bình đẳng, chính vì vậy mà các nhà kinh tế học trước C. Mác đã không thành công trong việc lý giải bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa.
A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài rằng, mua bán giữa tư bản và công nhân hình như là mua bán lao động nên cả hai ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận. Chẳng hạn, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được kết tinh vào vật, như vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động; lao động được xác định là thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để đo lường giá trị của bản thân nó. Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng thực tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các cách giải thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận và ngược lại.
C. Mác đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… – Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động. Do đó dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra, biến thành lợi nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra lợi nhuận không phủ định lẫn nhau mà song song tồn tại: trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân theo quy luật ngang giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản vẫn thu được phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu hiện thành bóc lột giá trị thặng dư là quy luậtbóc lột đặc thù của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của cách sản xuất đó.
Tỷ số giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến hay tỷ số giữa lao động thặng dư và lao động cần thiết là tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất đó nói lên mức độ bóc lột giai cấp công nhân. Giá trị thặng dư có biểu hiện bề ngoài là một số tiền dôi ra ngoài tư bản ứng trước; số tiền đó có tên gọi là lợi nhuận. Phạm trù lợi nhuận che dấu quan hệ bóc lột vì nó làm cho người ta dễ lầm tưởng là con đẻ của tư bản ứng trước (c + v) chứ không phải là con đẻ của tư bản khả biến (v).
Tổng số giá trị thặng dư bóc lột được phân chia thành các loại thu nhập ăn bám trong xã hội tư bản: lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng; nó còn được phân chia nhỏ hơn nữa thành lợi nhuận doanh nghiệp, lợi tức cho vay v.v.. Quá trình phân chia đó tuân thủ theo quy luật cạnh tranh bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Giá trị thặng dư còn phải phân chia cho chủ sở hữu ruộng đất dưới hình thức địa tô. Như vậy, tổng số giá trị thặng dư do toàn bộ giai cấp vô sản, công nhân tạo ra trong các ngành sản xuất bị toàn bộ giai cấp tư bản và địa chủ phân chia nhau trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, đỉnh cao của nó là độc quyền nhà nước là chủ nghĩa đế quốc, đã có nhiều biến đổi trong hình thức và cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong thời kỳ tự do cạnh tranh thì nay, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, nó biểu hiện thành quy luậttỷ suất lợi nhuận độc quyền cao; quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất trong thời kỳ tự do cạnh tranh nay biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền với hệ thống giá bán độc quyền cao, giá mua độc quyền thấp do tư bản độc quyền can thiệp và áp đặt v.v.. Những bộ phận cấu thành lợi nhuận độc quyền cao là: lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết của công nhân trong xí nghiệp độc quyền; một phần lao động thặng dư của các xí nghiệp nhỏ và vừa do xí nghiệp độc quyền xén bớt thông qua hệ thống giá cả độc quyền; lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết của nông dân và thợ thủ công cũng bị bóc lột thông qua hệ thống giá cả độc quyền; phần quan trọng là siêu lợi nhuận thuộc địa dựa trên sự bóc lột nặng nề lao động thặng dư và một phần lao động cần thiết của nhân dân lao động ở những nước thuộc địa hay phụ thuộc.
Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế bóc lột đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn (chủ nghĩa Taylo, chủ nghĩa Fayol, chủ nghĩa Ford, chủ nghĩa Ford mới v.v., lần lượt xuất hiện để biện minh cho tính công bằng, sòng phẳng trong quan hệ giữa tư bản với lao động). Trên thực tế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, ngày càng có nhiều thủ đoạn và hình thức bòn rút lợi nhuận tinh vi để không ít người còn lầm tưởng đến một t...