gdpt_kyvien_nt
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm thân tàu tại Bảo Việt Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI BỒI THƯỜNG 3
1.1 Sự cần thiết khách quan phải bảo hiểm thân tàu 3
1.1.1 Vai trò của giao thông đường thuỷ 3
1.1.2 Sự cần thiết của bảo hiểm thân tàu 4
1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thân tàu 4
1.1.2.2 Sự cần thiết phải bảo hiểm thân tàu 6
1.1.3 Tác dụng của bảo hiểm thân tàu 6
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu 8
1.2.1 Một số khái niệm 8
1.2.2 Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm thân tàu 10
1.2.2.1 Đối tượng bảo hiểm thân tàu 10
1.2.2.2 Phạm vi bảo hiểm thân tàu 11
1.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm thân tàu 14
1.2.3.1 Giá trị bảo hiểm (Insured Value) 14
1.2.3.2 Số tiền bảo hiểm (Insured Amount) 14
1.2.4 Phí bảo hiểm thân tàu 15
1.2.5 Hợp đồng bảo hiểm thân tàu 16
1.2.5.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm 16
1.2.5.2 Hình thức hợp đồng bảo hiểm thân tàu 16
1.2.5.3 Nội dung của hợp đồng bảo hiểm thân tàu 17
1.2.5.4 Các chủ thể liên quan trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu 17
1.2.5.5 Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu 18
1.2.5.6 Thời hạn bảo hiểm 20
1.3 Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm thân tàu 21
1.3.1 Vai trò công tác giải quyết khiếu nại bồi thường 21
1.3.2 Nội dung công tác giải quyết khiếu nại bồi thường 23
1.3.2.1 Giám định tổn thất 23
1.3.2.2. Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI 29
2.1 Giới thiệu chung về Bảo Việt Hà Nội 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động. 31
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 34
2.2 Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu tại Bảo Việt Hà Nội 35
2.2.1 Kết quả khai thác 35
2.2.2 Nguyên nhân thành công 39
2.3 Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm thân tàu tại Bảo Việt Hà Nội 40
2.3.1 Tình hình khiếu nại 40
2.3.2 Tình hình giải quyết bồi thường 43
2.3.2.1 Qui trình bồi thường tại Bảo Việt Hà Nội 43
2.3.2.2 Kết quả đạt được 47
2.3.3 Những tồn tại trong công tác giải quyết bồi thường 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI 52
3.1 Thuận lợi và khó khăn 52
3.1.1 Thuận lợi 52
3.1.2 Khó khăn 53
3.2 Một số kiến nghị 54
3.2.1 Đối với công ty Bảo Hiểm Hà Nội 54
3.2.2 Đối với Tổng công ty 55
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-chuyen_de_tinh_hinh_giai_quyet_khieu_nai_boi_thuong_trong_ba.gPH4SgmgtZ.swf /tai-lieu/chuyen-de-tinh-hinh-giai-quyet-khieu-nai-boi-thuong-trong-bao-hiem-than-tau-tai-bao-viet-ha-noi-77127/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Thứ ba, hành trình của con tàu phải hợp pháp. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm có thể phát sinh những lệnh bao vây cấm vận phong toả, bắt giữ kiềm chế hàng hoá hay con tàu chuyên chở hàng hoá đó. Nếu chủ tàu không từ bỏ hành trình vi phạm một trong những lệnh trên thì được coi là hành trình bất hợp pháp.
Ngoài những cam kết trên, theo hợp đồng bảo hiểm người được bảo hiểm còn có những trách nhiệm sau:
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ;
- Khi đã ký xong hợp đồng bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa hay hạn chế tổn thất phát triển. Người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường phần thiệt hại do người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ đó gây ra;
- Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm thì phải kịp thời báo ngay cho người bảo hiểm hay giám định viên đã được chỉ định tại nơi xảy ra tai nạn để yêu cầu giám định tổn thất và cấp biên bản giám định. Biên bản giám định không do giám định viên bảo hiểm hay người đại lý giám định được chỉ định lập thì sẽ không có giá trị để làm cơ sở giải quyết bồi thường.
1.2.5.6 Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm thường là từ 3 tháng đến 1 năm, bắt đầu tính từ 24 giờ của ngày ký kết hợp đồng đến 24 giờ của ngày kết thúc hợp đồng theo giờ địa phương của chủ tàu hay giờ địa phương của nơi ký kết hợp đồng, nếu không qui định thì coi như theo như GMT.
Nếu khi hết hạn hợp đồng mà tàu đang ở ngoài biển, đang bị nạn hay mất tích thì tàu vẫn được bảo hiểm theo một tỷ lệ phí bảo hiểm của tháng, miễn là có thông báo cho người bảo hiểm trước khi bảo hiểm hết hiệu lực, cho đến khi tàu đến cảng kế tiếp an toàn hay nếu tàu đang bị nạn thì cho đến khi tàu đã an toàn.
Hiệu lực bảo hiểm của tàu sẽ tự động chấm dứt khi phát sinh một trong những trường hợp sau đây:
- Người bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo qui định;
- Thay đổi nơi đăng kiểm của tàu mà không thông báo cho người bảo hiểm biết bằng văn bản;
- Tàu bị đình chỉ hoạt động hay giấy phép hoạt động của tàu bị thu hồi hay hết hạn;
- Tàu được chuyển chủ;
- Giấy chứng nhận đủ khả năng đi biển và giấy chứng nhận cấp hạng của tàu bị hết hiệu lực hay hết thời hạn. Tuy nhiên, trường hợp giấy phép hoạt động và các giấy tờ đăng kiểm của tàu là hợp lệ nhưng hết thời hiệu mà tàu còn đang ở ngoài khơi thì việc chấm dứt hiệu lực bảo hiểm sẽ được hoãn lại cho đến khi tàu đến cảng kế tiếp đầu tiên.
1.3 Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm thân tàu
1.3.1 Vai trò công tác giải quyết khiếu nại bồi thường
Theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, DNBH phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Để được bồi thường hay chi trả, bên tham gia bảo hiểm tiến hành khiếu nại đòi bồi thường hay chi trả đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, công tác giải quyết khiếu nại bồi thường đối với doanh nghiệp bảo hiểm có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công
Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi vì khi mua bảo hiểm, có nghĩa là khách hàng đã trả tiền cho các SPBH và DNBH cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may họ bị tổn thất. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, phía khách hàng thường bị những “cú sốc” lớn về tinh thần, đặc biệt là trong những trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn (trong BHCN). Vào lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị và tính nhân đạo của DNBH được thừa nhận qua cách xử sự của mình với các nạn nhân của sự kiện được bảo hiểm. Nếu giải quyết tốt thì đó là cách quảng cáo tốt nhất đối với một doanh nghiệp bảo hiểm. Nhận thức được vai trò của công tác bồi thường và chi trả bảo hiểm nên nhiều công ty bảo hiểm trên thế giới đã nêu thành những triết lý kinh doanh.
“ Hãy đối xử với khách hàng theo cách mà bạn muốn được đối xử trong trường hợp bạn gặp tổn thất”.
( Công ty BHTS Clubb Corporation)
Các công ty bảo hiểm quốc tế đã tổng kết, khái quát hoá vai trò của công tác bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm như sau:
“ Nếu giải quyết bồi thường hay chi trả nhanh chóng và chính xác, khách hàng cũng sẽ nhanh chóng khắc phục được những tổn thất về mặt tài chính để từ đó ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh và nâng cao niềm tin vơi doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó, giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng truyền thống và mở ra triển vọng khai thác được những khách hàng tiềm năng trong tương lai”.
( Jêrôme- Trường quôc gia bảo hiểm Paris)
Trên cơ sở triết lý này, các doanh nghiệp đề ra các mục tiêu cụ thể đối với công tác bồi thường tổn thất, đó là giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời, chuyên nghiệp và công bằng với thái độ thông cảm, tinh thần trung thực.
1.3.2 Nội dung công tác giải quyết khiếu nại bồi thường
Nội dung chính của công việc giải quyết khiếu nại bao gồm hai khâu quan trọng là: giám định tổn thất và giải quyết bồi thường, chi trả.
1.3.2.1 Giám định tổn thất
Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Tuỳ theo từng nước, tưng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, và từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau mà quy chế về chuyên viên giám định bảo hiểm cũng khác nhau. Ở những nước phát triển, chuyên viên giám định do DNBH trực tiếp chỉ định và lựa chọn. Nhưng phần lớn các nước chuyên viên giám định là chính nhân viên của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Chuyên viên giám định bảo hiểm phải công minh, cận thận và hiểu biết một cách thấu đáo về từng nghiệp vụ bảo hiểm mà mình phụ trách. Phải thi hành công vụ một cách mẫn cán, chấp hành nghiêm chỉnh những chỉ thị, ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm. Được phép mời các cộng sự làm việc nhưng phải có ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, nếu là chuyên viên giám định của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu chuyên viên giám định do DNBH chỉ định, lựa chọn sẽ được uỷ nhiệm một số quyền hạn nhất định, song không được nhượng lại sự uỷ quyền này cho người khác, lợi ích của họ phải độc lập với lợi ích của người tham gia bảo hiểm.
a, yêu cầu
Thứ nhất, ghi nhận thiệt hại chính xác, kịp thời khách quan và trung thực. Ghi nhận thiệt hại tức là ghi lại thực trạng và xác định thiệt hại, mức độ trầm trọng và nguyên nhân gây thiệt hại. Và đảm bảo tính khách quan, trong giám định thân tàu có thể cần có sự chứng kiến, phối hợp của bên thứ ba như công an điều tra. Những thiệt hại được ghi nhận phải thể hiện trong “ Biên bản giám định”.
Thứ hai, đề xuất các biện pháp bảo quản và phò...