Dayne

New Member

Download Tóm tắt bài giảng Môn lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế miễn phí





MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iv
Chương 1 KHÁI QUÁT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1
1.1 Đối tượng và nội dung môn học 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 1
1.1.3 Nội dung nghiên cứu 1
1.2 Tại sao các nước phải giao thương với nhau? 2
1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế 2
1.3.1 Nguyên tắc tương hỗ - Réciprocity 2
1.3.2 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) 2
1.3.3 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT) 2
1.3.4 Ưu đãi cho các nước đang phát triển 3
1.4 Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT) 3
1.4.1 Khái niệm 3
1.4.2 Điều kiện thương mại tổng quát 3
1.5 Một số khái niệm khác 4
1.5.1 Giá quốc tế 4
1.5.2 Cân bằng mậu dịch cục bộ 4
1.5.3 Đường cong ngoại thương 4
1.5.4 Cân bằng mậu dịch tổng quát 5
Chương 2 CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN 6
2.1 Thuyết trọng thương 6
2.2 Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage) 6
2.3 Lợi thế so sánh (Comparative Advantage) 7
2.4 Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) 9
2.5 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Economy of Scale) 10
Chương 3 CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI 12
3.1 Chi phí cơ hội gia tăng 12
3.2 Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin 12
3.2.1 Giả định 12
3.2.2 Lợi thế tương đối 12
3.3 Lý thuyết H-O-S 13
3.3.1 Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào? 13
3.3.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối 13
3.3.3 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S 13
3.3.4 Kiểm chứng thực tế 14
3.3.5 Nghịch lý Leontief 14
3.4 Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm 14
3.4.1 Giai đoạn sản phẩm mới: 14
3.4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi: 14
3.4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa: 14
3.5 Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter 15
3.5.1 Nhu cầu thị trường 15
3.5.2 Các yếu tố sản xuất 15
3.5.3 Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ 15
3.5.4 Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty 15
Chương 4 THUẾ QUAN 17
4.1 Khái niệm 17
4.2 Các phương pháp đánh thuế 17
4.3 Thuế xuất khẩu 17
4.4 Thuế nhập khẩu 17
4.5 Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 17
4.5.1 Thuế suất danh nghĩa 17
4.5.2 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 17
4.6 Chi phí và lợi ích của Thuế quan 18
4.6.1 Thuế quan đối với một nước nhỏ 18
4.6.2 Thuế quan đối với một nước lớn 20
4.6.3 Phản ứng của các doanh nghiệp 21
Chương 5 HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN 22
5.1 Hạn ngạch nhập khẩu 22
5.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) 23
5.3 Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện 23
5.4 Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm 23
5.5 Cartel quốc tế 23
5.6 Bán phá giá 23
5.6.1 Khái niệm 23
5.6.2 Mặt tích cực của bán phá giá 24
5.7 Trợ cấp 24
5.8 Hàng rào kỹ thuật 25
5.9 Chính sách mua hàng của chính phủ 25
Chương 6 LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ 26
6.1 Khái niệm 26
6.2 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 26
6.2.1 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone) 26
6.2.2 Liên minh về thuế quan (Customs Union) 26
6.2.3 Thị trường chung (Common Market) 27
6.2.4 Liên minh về kinh tế (Economic Union) 27
6.2.5 Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union) 27
6.3 Liên hiệp thuế quan 27
6.3.1 Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch 27
6.3.2 Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch 28
6.4 Các định chế thương mại quốc tế 29
6.4.1 WTO 29
6.4.2 ASEAN 29
6.4.3 APEC 29
6.4.4 Liên minh Châu Âu 29
6.4.5 IMF 29
6.4.6 WB 29
6.4.7 ADB 29
Chương 7 MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 30
7.1 Vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển 30
7.1.1 Bi quan 30
7.1.2 Lạc quan 30
7.1.3 Quan điểm của Harbenler 30
7.1.4 Cơ hội nào cho các nước nghèo? 30
7.2 ToT ở các nước đang phát triển 31
7.2.1 Xu hướng suy giảm ToT và bằng chứng nghiên cứu 31
7.2.2 Thử lý giải nguyên nhân 31
7.3 Xuất khẩu không ổn định 31
7.3.1 Nguyên nhân và ảnh hưởng 31
7.3.2 Các thỏa thuận hàng hóa quốc tế 32
7.4 Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển 32
7.4.1 Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu 32
7.4.2 Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (EOI) 33
7.4.3 Công nghiệp hóa ở một số nước 33
7.5 Các chính sách của Việt Nam 33
Phụ lục 01 Nguồn lực sản xuất và mức độ thâm dụng yếu tố sản xuất của các ngành 34
Phụ lục 02 Ngoại thương Việt Nam 35
Phụ lục 03 Quan hệ của Việt Nam và các tổ chức, định chế quốc tế 43
Phụ lục 04 Các hợp tác kinh tế khu vực hiện nay 49
Phụ lục 05 Vài tổ chức kinh tế tài chính quốc tế hiện nay 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hạn chế hàng xuất khẩu sang nước yêu cầu.
Khi hai nước đồng ý thực hiện biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện, nó sẽ có tác dụng tương tự như hạn ngạch là gây thiệt hại cho người tiêu dùng và bảo hộ sản xuất tại nước nhập khẩu.
Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện
Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện là 1 thỏa thuận mà nước nhập khẩu sẽ tự nguyện tăng số lượng mua 1 loại hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm
Đây là biện pháp hành chính quy định hàng hóa nhập khẩu phải có một số lượng linh kiện hay giá trị tối thiểu được sản xuất trong nước thì mới được hưởng ưu đãi như: thuế suất thấp, thông quan dễ dàng ….
Tác dụng của phương pháp này cũng giống như hạn ngạch: có lợi cho nhà sản xuất nội địa nhưng thiệt hại cho người tiêu dùng.
Ví dụ: CEPT thỏa thuận 40% giá trị hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước ASEAN sẽ được hưởng thuế suất thấp và thông quan theo form D.
Cartel quốc tế
Cartel quốc tế là một tập hợp một nhóm nhà cung ứng một sản phẩm nhất định nhằm mục đích giới hạn sản lượng sản xuất và xuất khẩu => kiểm soát cung – cầu, điều chỉnh giá cả thế giới theo hướng có lợi cho các thành viên tham gia.
Ví dụ: OPEC, Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê, tiêu, gạo ….
Bán phá giá
Khái niệm
Bán phá giá là bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất hay là bán thấp hơn giá thành sản xuất cộng với chi phí đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài.
Bán phá giá nhằm:
Tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa. (xe gắn máy, hàng điện tử Trung Quốc, đường Thái Lan)
Dành thị phần để kiểm soát thị trường. (Coca Cola, Pepsi)
Xét theo thời gian, có 3 hình thức bán phá giá như sau:
Bán phá giá bền vững là 1 cách bán phá giá trong thời gian dài và liên tục.
Bán phá giá chớp nhoáng là 1 cách bán phá giá mạnh trong thời gian ngắn để hạ gục đối thủ cạnh tranh nhanh.
Bán phá giá không thường xuyên là 1 cách bán phá giá ở từng thời điểm nhất định.
Mặt tích cực của bán phá giá
Mặc dù bán phá giá đa phần là gây hại cho nền kinh tế nhập khẩu, tuy nhiên trong từng hoàn cảnh cụ thể, chúng có có những mặt tích cực như sau:
Người tiêu dùng có lợi vì mua được hàng giá rẻ.
Nếu bán phá giá các nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất cho các nước nhập khẩu.
Tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn buộc sản xuất trong nước phải gia tăng cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trợ cấp
Trợ cấp là những khoản chi của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp để :
Hạ chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu (VD: vay vốn lãi suất thấp, thưởng xuất khẩu …).
Bù đắp thiệt hại cho việc nhập khẩu những mặt hàng cần thiết nhưng giá nhập cao hơn mặt bằng giá mà chính phủ muốn duy trì trên thị trường nội địa. (VD: xăng, dầu, điện nhập khẩu)
Ngoài ra, chính phủ trợ cấp xuất khẩu còn vì:
Giúp cho các ngành sản xuất mới phát triển và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thế giới.
Cải thiện cán cân thương mại qua việc thu hút nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu.
Vì lí do chính trị: chính phủ nhận được sự ủng hộ chính trị từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hầu hết các quốc gia trợ cấp xuất khẩu đều mong muốn gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tuy nhiên hiệu quả thường kém. Đó là do tính toán quá thấp về “cái giá phải trả”:
Hình 5.3 : Tác động của trợ cấp xuất khẩu
Lợi ích nền kinh tế = - (b + d +e + f + g)
Hàng rào kỹ thuật
Hàng rào kỹ thuật là biện pháp dùng các quy định về kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Hàng rào kỹ thuật rất đa dạng và ngày càng tinh vi, “khó thấy” hơn. Ví dụ:
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (cá basa, tôm …)
Kiểm dịch động thực vật (gạo, cà phê)
Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu. (bia Sài Gòn)
Ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm … (thuốc tây nhập khẩu)
Điều kiện lao động, nhân quyền …. (Nike)
Cuộc chiến Tuylip Hà Lan – VCR Nhật: an toàn sử dụng và thủ tục hành chính.
Cuộc chiến Airbus - Boeing: Tiêu chuẩn môi trường.
Chính sách mua hàng của chính phủ
Chính sách mua hàng của chính phủ có thể quy định rằng một tỷ lệ nhất định hàng hóa mà chính phủ mua sắm phải là từ các nhà sản xuất trong nước chứ không phải nước ngoài.
LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ
Khái niệm
Liên kết kinh tế quốc tế là sự thống nhất một hay nhiều chính sách về kinh tế quốc tế như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ, môi trường, an ninh … của nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể đạt được lợi ích kinh tế tối ưu trong tổng thể lợi ích của liên kết. (19)
Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
Bảng 6.1: Đặc điểm của các mức độ liên kết kinh tế quốc tế của các quốc gia
Hàng hóa mua bán tự do trong khối
Một chính sách thuế cho ngoài khối
Lao động và vốn di chuyển tự do
Một chính sách kinh tế chung
Sử dụng một đồng tiền chung
Kvực mậu dịch tự do
Liên minh thuế quan
Thị trường chung
Liên minh kinh tế
Liên minh tiền tệ
Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone)
Giảm hay xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.
Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước thành viên ngoài khu vực.
. Việt Nam cũng có tham gia Khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA), ngoài ra còn những liên minh khác như: NAFTA gồm 3 nước Bắc Mỹ; ….
Liên minh về thuế quan (Customs Union)
Các nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước ngoài khối.
Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với các nước ngoài khối.
Thỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối.
Trường hợp: Liên minh thuế quan Nam Phi (the Southern African Customs Union-SACU), bao gồm các nước: Botswana, Lesotho, Namibia, South Africa and Swaziland.
Thị trường chung (Common Market)
Xóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép,…..
Xóa bỏ những trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản, sức lao động,….
Lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài khối.
Trường hợp: Thị trường chung Nam Mỹ (The Southern Common Market - MERCOSUR) và Thị trường chung Đông và Nam Phi (The Common Market of Eastern and Southern Africa - COMESA).
Liên minh về kinh tế (Economic Union)
Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên của khối, xóa bỏ kinh tế riêng của mỗi nước.
Trường hợp: Liên minh kinh tế (Eurasian Economic Community – EAEC) bao gồm các nước: Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Nga, Tajikistan.
Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union)
Xây dựng chính sách kinh tế chung.
Xây dựng chính sách ngoại thương chung.
Hình thành một đồng tiền chung thống nhất.
Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top