hs_guong_mau

New Member

Download Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án miễn phí





Người khiếu nại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường nếu có thiệt hại (Điều 143 của Luật THADS). Trong quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền phải xác định rõ việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (Điều 151, Điều 153 của Luật THADS). Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên và công chức khác của cơ quan THADS còn có thể phát sinh trong trường hợp người đó bị tố cáo. Theo điểm c, khoản 2, Điều 156 của Luật THADS, thì người bị tố cáo phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Đồng thời, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật cũng có trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hại (Điều 158 của Luật THADS).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án
Thi hành án (THA) là hoạt động có khả năng gây thiệt hại tương đối phổ biến. Trong quá trình tổ chức THA, việc áp dụng các quyết định cũng như thực hiện hành vi của người có thẩm quyền đều có nguy cơ gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại do cơ quan nhà nước nói chung, trong đó có thiệt hại do cơ quan THA gây ra đã bộc lộ nhiều bất cập. Việc ban hành Luật Bồi thường nhà nước (BTNN) nhằm giải quyết thực trạng này là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu mong muốn, thì nhiều nội dung của dự thảo Luật, trong đó có các quy định về BTNN trong lĩnh vực THA cần được cân nhắc thêm.
1. Pháp luật hiện hành về bồi thường nhà nước trong thi hành án
1.1. Bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự (THADS) được hình thành trên cơ sở Pháp lệnh THADS năm 1989. Trong Pháp lệnh không quy định trực tiếp vấn đề này, nhưng Điều 18 của Quy chế chấp hành viên được ban hành kèm theo Nghị định số 68-HĐBT ngày 06/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có nêu: chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định của tòa án, vi phạm phẩm chất đạo đức, thì bị xử lý kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, miễn nhiệm, buộc thôi việc, chịu trách nhiệm về vật chất) hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại các Pháp lệnh THADS năm 1993 và 2004, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chấp hành viên tiếp tục được cụ thể hóa. Theo Điều 14, Điều 47 của PLTHADS năm 1993, chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định của tòa án, trì hoãn việc THA, áp dụng biện pháp cưỡng chế THA trái pháp luật; vi phạm phẩm chất đạo đức của người chấp hành viên, thì bị xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khoản 4, Điều 67 của PLTHADS năm 2004 cũng quy định, thủ trưởng cơ quan THA cố ý không ra quyết định THA hay ra các quyết định về THA trái pháp luật; chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định của tòa án, áp dụng biện pháp cưỡng chế THA trái pháp luật, vi phạm quy chế chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, theo các văn bản pháp luật này, trong THADS chưa xác định chế độ trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cơ quan THADS gây ra được cá thể hóa thành trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền trực tiếp gây ra thiệt hại. Về phạm vi, trách nhiệm bồi thường phát sinh trên cơ sở các sai phạm của cá nhân chấp hành viên trong trình tự, thủ tục THA và cả các vi phạm về phẩm chất, đạo đức mà thực tế các sai phạm đó gây ra thiệt hại.
Chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan nhà nước nói chung thực sự được hình thành trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995. Theo Điều 623 của Bộ luật này, thì cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Và cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử và THA (Điều 624). Thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại trong các trường hợp trên được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Nghị định 47/CP). Về nguyên tắc, theo quy định tại Nghị định này, hoạt động THA - được hiểu gồm cả THADS và THA hình sự (THAHS) - cũng được coi là một giai đoạn tố tụng (1), việc bồi thường thiệt hại do cơ quan THADS gây ra được thực hiện theo thủ tục chung như các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan hành chính khác.
Trong Điều 619 và Điều 620 của BLDS năm 2005, việc bồi thường thiệt hại do các cơ quan nhà nước và cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có sự thay đổi khá căn bản: (1) đối tượng gây thiệt hại là cán bộ, công chức (thay vì công chức, viên chức); (2) cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường do người có thẩm quyền của mình gây ra trong quá trình tiến hành tố tụng (không xác định cơ quan cụ thể); (3) cả hai trường hợp, người gây thiệt hại đều phải hoàn trả một khoản tiền nếu có lỗi trong khi thi hành công vụ (Điều 2 của Nghị định 47/CP quy định người trực tiếp gây ra thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đã bồi thường mà không xác định lỗi). Tuy nhiên, các quy định nói trên của Bộ luật hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Nghị định 47/CP thực tế đã không còn phù hợp, nhưng văn bản này mặc nhiên vẫn được áp dụng để giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại Điều 619 và Điều 620 của BLDS năm 2005. Chính sự thiếu đồng bộ đó đã tạo ra những bất cập trong cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại, dẫn tới kết quả hạn chế trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại của các cơ quan nhà nước, nhất là các trường hợp thiệt hại do cơ quan THADS gây ra trong thời gian qua, đó là:
Về tính chất của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cơ quan THADS gây ra: hiện vẫn chưa có sự thống nhất về quan điểm xác định bản chất pháp lý của hoạt động THADS, nhưng đa số ý kiến cho rằng, từ năm 1989 đến nay, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã có sự tách biệt rõ giữa quá trình tố tụng với hoạt động THADS. Xét về nhiều tiêu chí, hoạt động THADS không hội tụ đủ các yếu tố của một giai đoạn tố tụng (có ý kiến xếp hoạt động này thuộc loại hành chính - tư pháp). Mặc dù đối tượng và mức độ gây thiệt hại có thể giống nhau, nhưng tính chất gây thiệt hại của cơ quan tiến hành tố tụng hoàn toàn khác biệt với cơ quan THADS; do đó, Nghị định 47/CP đồng nhất hoạt động THADS như một giai đoạn tố tụng và quy định chung về trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại của cả ba loại cơ quan: tố tụng, hành chính và THA là không hợp lý. Hơn nữa, Nghị định 47/CP là văn bản hướng dẫn thi hành BLDS năm 1995, sau khi BLDS năm 2005 có hiệu lực, việc các cơ quan vẫn áp dụng Nghị định này là không có cơ sở.
Về thủ tục: có thể nói, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại được quy định tại Nghị định số 47/CP vừa mâu thuẫn, vừa thiếu một cơ chế bảo đảm khả thi; vì vậy, quyền, lợi ích của cả người bị thiệt hại và người gây ra thiệt hại đều không được bảo đảm. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau:
- Thứ nhất, việc xác định mức độ thiệt hại được thực hiện theo cơ chế “hội đồng” (do chính thủ trưởng cơ quan của người gây ra thiệt hại làm chủ tịch - Điều 7, Điều 8 của Nghị định 47/CP), khó bảo đảm sự khách quan.
- Thứ hai, hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài việc xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại còn có thẩm quyền ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Phân tích tình thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thanh Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Xây dựng phân hệ thông tin tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Hưng Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Báo cáo Thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tài chính và Kiểm toán Việt Nam (ACVIETNAM) Luận văn Kinh tế 0
I [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Điện Quang Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 1
Q [Free] Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
G [Free] Tiểu luận Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Trách nhiệm dân sự - So sánh và phê phán Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top