Download miễn phí Tiểu luận Ưu điểm, chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa





MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG CÁI CHUNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT 2

1.1. Định nghĩa 2

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung 2

CHƯƠNG II: NỘI DUNG 3

2.1. Ưu điểm của giáo dục từ xa 3

2.1.1. Đối tượng học giáo dục từ xa ở Việt Nam 3

2.1.2. Ưu điểm cơ bản của giáo dục từ xa 4

2.2. Chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa 5

2.2.1. Việc lấy bằng Đại học giáo dục từ xa không dễ và cũng không nhanh 5

2.2.2. Chứng minh giáo dục từ xa mang lại kết quả tốt 6

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (GIẢI PHÁP) 8

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


A. Phần mở đầu
Hiện nay, khi điều kiện kinh tế và mức sống đã nâng cao thì nhu cầu được học tập, đào tạo và đào tạo lại, nâng cao dân trí của nhiều người gia tăng mạnh mẽ. Những áp lực trên đây phần nào tạo nên sự bất cập, quá tải của hệ thống giáo dục, đặc biệt là ở hệ đại học và trung học chuyên nghiệp. Việc tăng ngân sách Nhà nước đã đầu tư mở rộng nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, việc xã hội hoá giáo dục phải là điều tất yếu. Để thực hiện việc xã hội hoá này, hàng loạt nước phát triển đã và đang áp dụng hệ thống giáo dục mở cùng với việc thành lập các viện đại học đào tạo từ xa (ĐTTX). Mô hình đại học mở có nhiều hình thức học khác nhau nhưng hình thức chủ yếu nhất là đào tạo từ xa.
Những năm gần đây, giáo dục từ xa (GDTX) ở Việt Nam phát triển khá nhanh, nhiều cơ sở treo bảng tuyển sinh dưới tên gọi này. Nhưng hiểu thấu đáo, thực hiện cho đúng phương châm và tính chất của giáo dục từ xa không phải dễ. ở các nước trên thế giới, họ sử dụng phương tiện thông tin đại chúng làm công cụ chủ yếu trong giáo dục từ xa, người dạy và người học không gặp nhau trực tiếp ở nước ta, do điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng có khác nên chúng ta cũng phải làm khác. Trên thực tế, chúng ta đã có những cải tiến, sáng tạo những hình thức mới phù hợp hơn. Vấn đề liên quan tới giáo dục từ xa có khá nhiều.Tuy nhiên ở đây với mức hiểu biết có hạn, tui xin trình bày về ưu điểm, chất lượng và hiệu quả của giáo dục từ xa.
B. Phần nội dung
Chương I: Lý luận chung về cặp phạm trù cái riêng cái chung và cái đơn nhất
1.1. Định nghĩa
Cái riêng là một phạm trù triết học chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể nhất định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật khác.
Cái chung là phạm trù triết học chỉ những mặt, thuộc tính, quá trình giống nhau và lặp lại ở nhiều cái riêng.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học chỉ những mặt thuộc tính, quá trình chỉ có ở cái riêng không lặp lại ở cái riêng khác.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan
Cái chung tồn tại khách quan nhưng chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng, không có cái chung tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Điều đó có nghĩa là một cái riêng cụ thể không cơ lập hoàn toàn với cái riêng khác. Trái lại, thông qua vô số những liên hệ trung gian, những sự chuyển hoá, cuối cùng chúng ta cũng tìm thấy giữa những cái riêng hết sức xa lạ vẫn có những cái chung nhất định.
Cái riêng là cái toàn bộ nên phong phú hơn cái chung. Cái chung là bộ phận nhưng sâu sắc hơn vì nó thường gắn liền với bản chất của sự vật. Cái chung là bộ phận của cái riêng nên cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Những mặt, thuộc tính chỉ duy nhất có ở mặt cái riêng ta gọi là cái đơn nhất.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những điều kiện xác định.
chương II: Nội dung
2.1. Ưu điểm của giáo dục từ xa
2.1.1. Đối tượng học giáo dục từ xa ở Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế và tiếp đó là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đang đứng trước một thách thức có tính lịch sử. Vừa chống nguy cơ tụt hậu, vừa phải tăng tốc độ phát triển để trong một thời gian không dài có thể rút ngắn và bắt kịp trình độ phát triển của đa số các nước trong khu vực. Để đạt được điều đó, vấn đề nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó có nghãi là cần mở cơ hội học tập, tạo điều kiện rộng rãi cho mọi người dân được tiếp cận với các cơ hội giáo dục - đào tạo tuỳ theo nhu cầu và khả năng của mỗi người. "Trong bối cảnh đó, đại học mở Hà Nội là cơ sở đầu tiên ở nước ta được bộ giáo dục và đào tạo giao cho nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu với loại hình đào tạo từ xa" (thông tin trên mạng Internet www.google.com/ giáo dục từ xa).
Sinh viên Việt Nam theo học Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… là những hình thức đào tạo giáo dục từ xa cũng là một hình thức đào tạo. Tuy nhiên đào tạo từ xa là cách đào tạo mới, hiện đại. Vậy so với các hình thức đào tạo trên, giáo dục từ xa có điểm gì chung và điểm gì riêng, cái chung của hình thức đào tạo giáo dục từ xa này nổi bật rõ rệt ở thành phần và số lượng đối tượng theo học. Phong phú và đông đảo chỉ tính riêng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở muốn học để chuẩn hoá và nâng cao trình độ đã tới hàng chục vạn người. Rồi những người muốn học, nhưng điều kiện và hoàn cảnh không cho phép học chính quy cũng như tại chức, những người ở không cố định một chỗ, bộ đội, công an, cán bộ không thể nghỉ công tác để đi học, sinh viên chính quy muốn học bằng thứ 2, thứ 3.
Về lý thuyết là như vậy, còn trên thực tế, có những người học theo chương trình phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình thì khó mà tính được cụ thể (họ học để nâng cao trình độ chứ ít nghĩ đến chuyện lấy bằng). Riêng ở viện đại học mở Hà Nội, có khoảng 13.000 sinh viên, ở trung tâm giáo dục từ xa của Đại học Huế có hơn 16.000 sinh viên, ở đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh có trên 10.000 sinh viên (số liệu trên mạng Internet www.goole.com/ giáo dục từ xa) Đây là ba cơ sở thực hiện đúng phương châm và tính chất giáo dục từ xa. Còn một số trung tâm giáo dục từ xa khác cung tuyển sinh, cũng dạy, nhưng đấy không phải là giáo dục từ xa mà là đại học tại chức trá hình. Nghĩa là thầy và trò vẫn gặp nhau trong những giờ lên lớp.
40% số người theo học giáo dục từ xa ở viện Đại học mở Hà Nội là con em những gia đình nghèo, họ không có điều kiện theo học chính quy. Phần còn lại là cán bộ, công nhân viên chức - những người không thể rời bỏ nhiệm sở để đi học; một con số khá lớn là bộ đội công an và một số ít là sinh viên chính quy học bằng thứ 2. ở trung tâm giáo dục từ xa Đại học Huế, số đông nhất là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở học để đáp ứng đòi hỏi chuẩn hoá. Số còn lại, thành phần cũng tương tự như viện đại học Mở Hà Nội; thành phần ở Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh cũng có cơ cấu như vậy. (Thông tin trên mạng Internet www.google . com / giáo dục từ xa).
2.1.2. Ưu điểm cơ bản của giáo dục từ xa
Giáo dục từ xa có ưu điểm cơ bản mà các hình thức đào tạo khác không có được. Thứ nhất: phục vụ được nhiều người học cùng một lúc; thứ hai: người học chủ động về thời gian, có thể lựa chọn thời gian thích hợp; thứ ba: ít tốn kém đối với người học. Với nhiều người, ưu điểm thứ ba quả là hấp dẫn. Nhưng chi phí cụ thể là bao nhiêu? So với sự chính quy, nó tiết kiệm được bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cùng tính toán cụ thể, chi tiết như sau:
Để hoàn thành chương trình của 3 học kỳ đầu (kiến thức cơ sở, cơ bản), sinh viên hệ chính quy phải học và thi trong 18 tháng. Chi phí cho việc ăn ở, đi lại, đóng học phí, mua sách vở…trung bình khoảng 450.000 đ/tháng...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top