toghetay2005

New Member

Download Yêu cầu rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đất miễn phí





Theo Nghị định 182/2004/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất chưa được quy định rõ ràng cụ thể mà chỉ quy định chung chung là gây ô nhiễm môi trường đất. Ngòai ra, mức xử phạt cao nhất theo quy định của Nghị định 182/2004/NĐ-CP chỉ là 30.000.000 đồng là mức quá thấp trong khi Nghị định 81/2006/NĐ-CP quy định mức xử phạt cao nhất là 500.000.000 đồng.
Mặt khác, quy định hạn mức trong văn bản Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 thì : Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng ban đầu là vấn đề đang được xác hội quan tâm. Trong khi đó vấn đề này chưa được quy định cụ thể về cách thức, biện pháp, giám sát, nghiệm thu đối với lĩnh vực môi trường.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. Điều 35 Nghị định này quy định: “Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ phục hồi môi trường và đất đai tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
Mức tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và đất đai căn cứ vào quy trình, tiến độ khai thác, phục hồi và dự toán chi phí phục hồi môi trường và đất đai xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tiền ký quỹ được tính lãi suất như đối với tiền gửi không kỳ hạn của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục đăng ký, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản”.
Hiện nay, Quy định về môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản - Ngày 29/5/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Theo đó, số tiền kỹ quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Việc nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản sẽ do Quỹ bảo vệ môi trường đảm trách.
Khoản tiền ký quỹ được tính toán căn cứ vào quy mô khai thác, tác động xấu đến môi trường, đặc thù của vùng mỏ sau khai thác, chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Nguyên tắc tính toán số tiền ký quỹ là dựa trên cơ sở dự báo tác động xấu nhất tới môi trường sinh thái do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
Trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn khai thác dưới 3 năm phải thực hiện ký quỹ 1 lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% dự toán tổng chi phí phục hồi môi trường. Đối với giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 3 năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần. Trong trường hợp được ký quỹ nhiều lần, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có thể lựa chọn việc ký quỹ 1 lần toàn bộ số tiền ký quỹ cho suốt thời hạn khai thác khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ lần đầu tiên 30 ngày trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản . Các tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản mà chưa ký quỹ phải hoàn thành việc này trước 31/12/2008.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không thực hiện việc ký quỹ sẽ bị đình chỉ hoạt động hay thu hồi giấy phép, đồng thời tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm khắc phục các hậu quả gây ra đối với môi trường theo quy định của pháp luật.
Bãi bỏ Thông tư số 126/1999/TTLT/BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (vốn được ban hành dựa trên Nghị định 68/CP ngày 1/11/1996 đã bị thay thế bởi Nghị định 160/2005/NĐ-CP). Tuy nhiên, đây chỉ là văn bản quy định về ký quỹ trong hoạt động khai thác khoáng sản, còn các loại tài nguyên khác chưa quy định mà Đất cũng là tài nguyên khi các chủ đầu tư sử dụng cũng phải ký quỹ để đảm bảo sử dụng đúng mục đích hiệu quả và không hủy hoại ô nhiễm đất.
4. Giữa các văn bản về bảo vệ môi trường đất còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo
4.1. Pháp luật hiện hành quan niệm về đất có mặt nước được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa có sự thống nhất trong các văn bản. Theo công ước Ramsar ngày 02/02/1971thì đất vùng ngập mặn được hiểu là những vùng đất ngập nước, sình lầy, đất than bùn hay vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, nước đọng hay nước chảy, nước ngọt hay lợ hay mặn, kể cả vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp và như vậy nó bao gồm cả đất nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng theo Điều 13 Luật Đất đai năm 2003 thì căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai được phân thành ba nhóm: Nhóm đất nông nghiệp Bao gồm các loại đất: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
; Nhóm đất phi nông nghiệp và Nhóm đất chưa sử dụng. Theo đó, đất có mặt nước sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản thuộc loại đất nông nghiệp và theo Điều 78 và Điều 79 Luật đất đai năm 2003 thì có hai loại đất được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa và đất có mặt nước ven biển. Về điều kiện tự nhiên, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thường nằm ở vị trí gắn liền với vấn đề quốc phòng, an ninh như biên giới biển, về sinh thái môi trường, du lịch, giao thông đường thuỷ, khai thác khoáng sản,dầu khí... Tuy nhiên,pháp luật hiện hành lại chưa có các quy định cụ thể về việc sử dụng loại đất này nhằm đảm bảo khai thác giá trị kinh tế của loại đất này mang lại, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
4.2. Quy định về thủ tục cho thuê đất để khai thác khoáng sản có sự mâu thuẫn: Điều 89 Khoản 3 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định UBND cấp có thẩm quyền cho thuê đất và có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, việc cấp phép được thực hiện đồng thời với quyết định cho thuê đất Điều 89 khoản 3 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP "Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho thuê đất và có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì việc cấp phép được thực hiện đồng thời với việc quyết định cho thuê đất.Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho thuê đất mà không có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì việc quyết định cho thuê đất được thực hiện sau khi người có nhu cầu sử dụng đất đã được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản".
. Nhưng tại Điều 125 về trình tự, thủ tục san lấp cho thuê đất lại quy định: Dự án thăm dò khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò khai thác mỏ. Có nghĩa là giấy phép thăm dò khai thác khoáng sản phải có trước quyết định cho thuê đất là điều kiện bắt buộc để cho thuê đất Điều 125 khoản 2 điểm d Nghị định số 181/2004/NĐ-CP: "Sau khi có văn bản thoả thuận địa điểm hay văn bản cho phép đầu tư hay văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, người xin giao đất, thuê đất nộp hai (02) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất; hồ sơ gồm có:... ; d) Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hay đăng ký kinh doanh s...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top