loa4vitinh

New Member

Download miễn phí Khóa luận Giá trị pháp lý của một số chứng từ vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển





MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 4
Chương I: Khái quát về chứng từ vận tải đường biển 6
1. Chứng từ vận tải thường lệ 7
1.1 Hợp đồng thuê tàu 7
1.2 Biên lai thuyền phó 9
1.3 Vận đơn đường biển 11
1.4 Vận đơn đã xuất trình ở cảng gửi 15
1.5 Giấy gửi hàng đường biển 15
1.6 Bản lược khai 16
2. Các chứng từ về việc bốc dỡ hàng 17
2.1 Bảng đăng ký hàng chuyên chở 17
2.2 Sơ đồ xếp hàng 18
2.3 Thông báo sẵn sàng 18
2.4 Lịch trình bốc dỡ 19
2.5 Phiếu đóng gói 20
3. Các chứng từ vận tải chứng minh về tình trạng hàng chuyên chở 21
3.1 Giấy cam đoan bồi thường 21
3.2 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu 22
3.3 Phiếu thiếu hàng 23
3.4 Giấy chứng nhận hàng hư hỏng 24
3.5 Thư dự kháng 25
3.6 Biên bản đổ vỡ, mất mát 25
4. Chứng từ bảo hiểm hàng hoá trong chuyên chở đường biển 26
Chương II: Một số vấn đề pháp lý liên quan đến chứng từ vận tải đường biển 29
1. Nguồn luật điều chỉnh vận đơn 29
1.1 Điều ước quốc tế 29
1.2 Luật quốc gia 33
1.3 Tập quán hàng hải 35
2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng 36
3. Giá trị pháp lý của các chứng từ vận tải đường biển khác 39
4. Chứng từ vận tải đường biển theo UCP 500 40
4.1 Những quy định của vận đơn đường biển 40
4.2 Vận đơn đường biển không lưu thông 45
4.3 Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu 46
4.4 "Trên boong", "Chủ hàng tính và đếm", "Tên người gửi hàng" 48
4.5 Chứng từ vận tải ghi cước phí phải trả/Cước phí trả trước 50
5. Quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong chứng từ vận tải 51
5.1 Đối với người chuyên chở 51
5.2 Đối với người thuê tàu 54
Chương III: Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong mua bán ngoại thương 56
1. Vai trò và tác dụng của chứng từ vận tải đường biển 56
1.1 Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong thanh toán quốc tế 58
1.2 Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong nghiệp vụ hải quan 58
1.3 Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong nghiệp vụ giao nhận hàng hoá 58
1.4 Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong khiếu nại đòi bồi thường 60
1.4.1 Sử dụng chứng từ vận tải để khiếu nại người bán 61
1.4.2 Sử dụng chứng từ vận tải để khiếu nại người chuyên chở 61
1.4.3 Khiếu nại công ty bảo hiểm 63
2. Một số lưu ý khi sử dụng chứng từ vận tải đường biển 64
2.1 Tính hoàn hảo của chứng từ vận tải 64
2.2 Tính thống nhất giữa nội dung các chứng từ 66
2.3 Sửa chữa trên chứng từ phải xác thực 68
2.4 Nạn lừa đảo, giả mạo chứng từ trong buôn bán quốc tế 69
3. Biện pháp nâng cao chất lượng các chứng từ vận tải đường biển 72
3.1 Những tranh chấp có thể phát sinh trong vận tải đường biển 72
3.1.1 Tranh chấp liên quan đến hàng hoá 72
3.1.2 Tranh chấp liên quan đến hình thức của chứng từ vận tải 73
3.1.3 Tranh chấp liên quan đến hành trình chuyên chở 74
3.1.4 Tranh chấp liên quan đến việc chọn luật xét xử và cơ quan xét xử 74
3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chứng từ vận tải đường biển 75
Kết luận 77
Danh mục tài liệu tham khảo 78
Phần phụ lục 79
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

liên tục, phổ biến đến mức nó trở thành quy tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo.
Nhiều tập quán hàng hải đã được hình thành ở các cảng biển. Ví dụ có cảng không cho phép người chuyên chở không được giao hàng trực tiếp cho người nhận hàng mà phải giao hay đặt hàng dưới sự định đoạt của một bên thứ ba do cảng chỉ định.
Vậy khi nào áp dụng tập quán hàng hải?
Tập quán hàng hải được áp dụng với tư cách là nguồn luật điều chỉnh các vận đơn hay hợp đồng vân chuyển hàng hoá trong các trường hợp:
Khi chính vận đơn hay hợp đồng quy định như vậy.
Khi vận đơn, hợp đồng, hay luật do vận đơn hay hợp đồng chỉ ra không điều chỉnh hay điều chỉnh không đủ nội dung tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hay vận đơn.
Ta hãy xét mối quan hệ giữa điều ước quốc tế , luật quốc gia và tập quán hàng hải với tư cách là nguồn luật điều chỉnh các chứng từ vận tải. Có trường hợp cả 3 nguồn luật nói trên đều được áp dụng để điều chỉnh. Đó là khi, ví dụ, điều ước quốc tế được chỉ ra có quy định rằng "Trong trường hợp điều ước này không điều chỉnh hay điều chỉnh không đầy đủ thì sẽ áp dụng luật chuyên chở hàng hoá bằng đường biển 1936 của Mỹ". Nhưng nếu trong Luật chuyên chở hàng hoá bằng đường biển của Mỹ cũng không có quy định thì sẽ áp dụng tập quán.
Nếu cả 3 nguồn luật nói trên đều được áp dụng thì thứ tự áp dụng trước hết phải là điều ước quốc tế, sau đó đến luật quốc gia rồi mới đến tập quán.
Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng
Hợp đồng thuê tàu là kết quả đàm phán giữa người đi thuê tàu và người cho thuê tàu. Trong hợp đồng người ta quy định rất rõ và cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của người thuê tàu và người cho thuê tàu bằng các điều khoản ghi trên hợp đồng. Chính vì thế trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp xảy ra giữa người chuyên chở và người thuê chở, hợp đồng thuê tàu sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Tất cả các điều khoản đã quy định trong hợp đồng đều có giá trị pháp lý để điều chỉnh hành vi của các bên. Các điều khoản buộc các bên ký kết phải thực hiện đúng như nội dung của nó. Nếu bên nào thực hiện không đúng những quy định của hợp đồng thì có nghĩa là anh ta đã vi phạm hợp đồng. Khi đó, bên vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những hậu quả xảy ra do hành vi vi phạm của mình gây nên.
Nếu như đối với vận đơn, nguồn luật điều chỉnh là các điều ước quốc tế thì đối với hợp đồng thuê tàu nguồn luật điều chỉnh lại là luật quốc gia, các tập quán hàng hải và các án lệ. Cho đến nay chưa có một điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Trong các mẫu hợp đồng thuê tàu, đặc biệt là trong hợp đồng thuê tàu chuyến (hình thức phổ biến nhất hiện nay) đều có điều khoản quy định rằng nếu có những tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng thì sẽ tham chiếu đến luật hàng hải của một nưóc nào đó. Việc tham chiếu đến luật hàng hải nào và xử tại hội đồng trọng tài nào là do hai bên thoả thuận. Luật pháp các nước đều cho phép các bên ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến có quyền chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Trong trường hợp các bên không chọn luật lúc ký kết hợp đồng thì luật áp dụng cho hợp đồng: theo luật Ba Lan là nơi đóng trụ sở của người chuyên chở, theo luật Nga là luật nơi ký kết hợp đồng, theo luật hàng hải Việt Nam là nơi đóng trụ sở của người chuyên chở,…
Ta thường bắt gặp trong mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến có điều khoản luật áp dụng thường dẫn chiếu đến luật hàng hải của Anh hay của Mỹ và đưa ra xét xử tại trọng tài London hay trọng tài New York.
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo luật hàng hải Việt Nam
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá được quy định trong chương V bộ luật hàng hải Việt Nam 1990, từ điều 61 đến điều 115, chia thành 9 mục a,b,c,d,e,g,h,i,k.
Mục A từ điều 61 đến điều 66 có tên là "Quy định chung". ở mục A của bộ luật đã đưa ra các khái niệm về hợp đồng vận chuyển, người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Ngoài ra các điều khoản của mục A còn quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người vận chuyển cũng như người thuê vận chuyển, thời hạn khiếu nại liên quan đến hợp đồng vận chuyển.
Mục B từ điều 67 đến điều 79, có tên là "Bốc hàng": Nội dung của mục B quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp tàu và điều tàu đến nơi bốc hàng của người chuyên chở. Nơi bốc hàng được quy định trong hợp đồng hay theo tập quán của địa phương. Nếu có sự thay đổi thì bên nào đưa ra yêu cầu thì phải chịu chi phí phát sinh. Ngoài ra mục B còn quy định cụ thể những vấn đề có liên quan đến việc bốc hàng như thông báo sẵn sàng bốc hàng, thời hạn bốc hàng, thời gian cho phép kéo dài thêm ngoài thời hạn bốc hàng, quyền thay thế hàng, trách nhiệm chăm sóc việc bốc hàng, các quy định đối với hàng hoá khi bốc lên tàu.
Mục C từ điều 80 đến điều 88 có tên là "Vận đơn": quy định rất rõ trách nhiệm phát hành vận đơn của người chuyên chở khi cấp vận đơn và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến vận đơn (như đã trình bày ở phần "Nguồn luật điều chỉnh vận đơn").
Mục D từ điều 89 đến điều 90 có tên là "Thực hiện vận chuyển hàng hoá": mục D đề cập đến quá trình vận chuyển hàng hoá như thời gian vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, những vấn đề được miễn trách trong hành trình vận chuyển như cưú hộ hay các nguyên nhân chính đáng khác dẫn đến việc phải đi chệch hướng.
Mục E từ điều 91 đến điều 97 có tên là "Dỡ hàng và trả hàng": quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người chuyên chở trong việc dỡ và trả hàng như nhận hàng chậm hay không nhận hàng hay quyền bắt giữ hay bán đấu giá hàng hoá.
Mục G từ điều 98 đến điều 100 có tên là " Cước và phụ phí vận chuyển": ở mục này có các điều khoản quy định về cước như những vấn đề phát sinh có liên quan tới cước và phụ phí vận chuyển như hàng bị tổn thất trong hành trình được miễn cước vì bất kỳ nguyên nhân nào, hàng bốc lên tàu vượt quá khối lượng đã thoả thuận trong hợp đồng hay hàng bốc lậu lên tàu.
Mục H từ điều 101 đến điều 107 có tên là "Chấm dứt hợp đồng": đề cập đến những trường hợp mà người thuê tàu và người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng trong từng trường hợp cụ thể.
Mục I từ điều 108 đến điều 112 có tên là "Trách nhiệm bồi thường tổn thất hàng hoá": đề cập tới trách nhiệm và những miễn trách đối với người vận chuyển khi hàng hoá bị tổn thất. Ngoài ra còn quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất không được khai báo rõ giá trị hay không ghi rõ vào vận đơn.
Mục K từ điều 113 đến điều 115 có tên là "Cầm giữ hàng hoá": quy định về quyền của chủ nợ trong việc cầm giữ hàng hoá để trang trải các khoản nợ. Các kho
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
T Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí Kiến trúc, xây dựng 2
P Gian lận thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thương mại Thực trạng và biện pháp phòng ngừa Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích thuế giá trị gia tăng, một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng tránh trốn thuế VAT Công nghệ thông tin 0
L Tìm hiểu quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trên báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc Gia Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
V Vận dụng phương pháp thống kê phân tích biến động giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1990-2005 và dự báo đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
F giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chinh do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top