Download Đề tài Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh ở trường THCS Phù Ninh miễn phí
Mấy năm gần đây do chính sách mở cửa kinh tế, ở xã Phù Ninh có nhiều gia đình chạy chợ, buôn bán với Trung Quốc. Kinh tế thị trường đã cuốn hút không còn thời gian chăm sóc giáo dục con cái. Có gia đình chỉ còn hai, ba đứa trẻ đang độ tuổi đi học quản lý lẫn nhau, còn bố mẹ bận buôn bán, đêm khuya mới về hay đi năm, bảy ngày mới về nhà một lần, chính vì vậy giáo dục gia đình không được quan tâm. Phần đông các em trong các gia đình trên tự do lêu lổng lười học tập, đạo đức sút kém do được chiều chuộng, thoả mãn mọi nhu cầu từ bé, lại không được uốn nắn rèn luyện, xây dựng các thói quen tốt, nên các em trở thành khó giáo dục. Khi gia đình nhận ra thiếu xót thì đã muộn. Nhiều ông bố bà mẹ dùng đến các hình phạt nặng đánh đập dã man nhưng không có hiệu quả và bị bất lực.
Xã Phù Ninh trước đây vài năm được nhiều người cho là một xã còn nặng tàn dư phong kiến, biểu hiện điển hình là các lễ giáo trong gia đình vẫn được giữ gìn. Đó là tính truyền thống, tôn ty trật tự; con cái nhất tuân theo sự xếp đặt của bố mẹ. Bố mẹ bảo, con cái răm rắp tuân theo. Nhờ vậy giáo dục gia đình rất được coi trọng và có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức học sinh.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ng của xã hội.Để góp phần nâng cao hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh trong những năm tới tui có một số suy nghĩ về vấn đề này như sau:
Mọi đứa trẻ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong một môi trường xã hội. Ngoài việc được nuôi dưỡng đảm bảo cho sự phát triển thể chất thì cần được dạy dỗ, giáo dục để hình thành các phẩm chất đạo đức, phù hợp với những quy định chung của xã hội và truyền thống của dân tộc.
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu tác động của nhiều nhân tố. Nhân tố sinh học (di truyền) và nhân tố môi trường xã hội trong đó vai trò của nhân tố giáo dục là chủ đạo; nó đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Điều này khẳng định việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết.
Giáo dục tư tưởng đạo đức là vấn đề lớn trong chiến lược con người của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, vấn đề giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa càng có ý nghĩa quan trọng và được cả xã hội quan tâm. Đây là vấn đề rất rộng lớn song tui chỉ xét trong một phạm vi hẹp, một lĩnh vực nhỏ là khảo sát đạo đức học sinh ở trường THCS Phù Ninh trong năm gần đây. Đồng thời đề xuất một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh trong thời gian tới.
I. Về cơ sở lý luận
I.1. Khái niệm về đạo đức
Trong xã hội những chuẩn mực đạo đức ra đời và tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống. Những chuẩn mực đạo đức này nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi của con người.
Đạo đức là sự thể hiện quan hệ ứng xử và hành vi của con người đem lại lợi ích cho người khác và cho xã hội.
Xét về mặt triết học, đạo đức thuộc lĩnh vực tinh thần vì nó là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc có cơ sở từ tồn tại xã hội.
Xét về những tiêu chuẩn giá trị thì những giá trị đạo đức lại nằm trong hình thái ý thức xã hội.
Như vậy đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, những tắc chuẩn mực xã hội, nó ra đời tồn tại, biến đổi từ nhu cầu xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình, cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội, trong quan hệ giữa người với người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
I. 2. Vai trò đạo đức trong đời sống xã hội
Khổng Tử nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc ở thế kỷ VI trước Công nguyên đã dạy rằng “Tiên học lễ - Hậu học văn” . Lễ mà Khổng Tử nói ở đây là lễ phép là đạo đức con người. Quan niệm đạo đức thời phong kiến là “trung quân ái quốc – tiết, hiếu, lễ, chính, tín”. Song điều muốn nói ở đây là từ thế kỷ VI trước Công nguyên Khổng Tử đã coi trọng việc giáo dục đạo đức và đặt giáo dục đạo đức lên hàng đầu.
Ngày nay Đảng ta đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, vì nó góp phần quan trọng vào giáo dục nhân cách con người cho thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò của giáo dục đạo đức “Hiền giữ phải đâu tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức, thầy cô giáo phải được trang bị những tri thức về giáo dục đạo đức, để quá trình giáo dục và giảng dạy có chất lượng tốt. Mặt khác phải thể hiện mình là người có nhân cách, có kiến thức về lý luận và thực tiễn, mới cảm hoá được thế hệ trẻ. Tức là: “Bản thân nhà giáo dục cũng cần được giáo dục” (Mác Ănghen Toàn tập – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội tập 3 trang 10)
Thực tế cho thấy ở đâu có con người thì có mối quan hệ giữa người với người, có các hành vi ứng xử, nên ở đó có đạo đức. Đạo đức giúp con người hoàn thiện tính cách. Đạo đức là nhu cầu, là cội nguồn của hạnh phúc. Đạo đức có tác động trở lại xã hội, song thường biến đổi chậm và bảo thủ hơn. Trong chế độ phong kiến, quan hệ giữa nam và nữ rất khắt khe “nam nữ thụ thụ bất tương thân”. Nhiều quan niệm trói buộc người phụ nữ: “ Xuất giá tòng phu - Phu tử tòng tử” …
Trong xã hội mới ngày nay nhiều quan điểm đạo đức phong kiến bị lỗi thời, lạc hậu. Chị em phụ nữ không còn bị trói buộc ở một số chuẩn mực đạo đức vấn còn tồn tại vì nó vẫn còn phù hợp với đời sống xã hội mới, như quan niệm phẩm chất người phụ nữ ở “Công, dung, ngôn, hạnh”. Đồng thời được phát huy nâng lên tầm cao thời đại đó là: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
I.3. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của đạo đức
Nguồn gốc của đạo đức chính là cuộc sống của con người. Con người bằng hành động, tư tưởng và quan hệ xã hội, bằng kinh nghiệm lịch sử của mình đã xây dựng lên những tiêu chuẩn đạo đức. Nguồn gốc đạo đức do nhiều yếu tố cấu thành. Song yếu tố lao động sản xuất là cội nguồn cơ bản nhất; mọi giá trị đạo đức đều được nảy sinh bắt đầu từ đó.
Bản chất của đạo đức trước hết là sự phản ánh giá trị cao đẹp của cuộc sống con người, trong mối tương quan giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội.
Đạo đức có 3 chức năng cơ bản:
* Chức năng giáo dục:
Nhờ chức năng giáo dục mà hình thành những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho con người. Từ đó giúp cong người tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi qua dư luận xã hội.
* Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức:
Chức năng này có tác dụng làm cho hoạt động của con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Xã hội phải tạo ra dư luận và bản thân phải tự giác.
* Chức năng nhận thức:
Nhờ nhận thức mà có thể định hướng cho mọi hành vi của chủ thể đạo đức.
I. 4. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về giáo dục đạo đức
Đảng ta xác định muốn xây dựng xã hội mới con người mới hiện đại phải có đủ tài và đức; đồng thời có các phẩm chất phù hợp với thời đại.
Điều 2 luật giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mục tiêu trên được cụ thể hoá trong mục tiêu giáo dục của trường phổ thông ở điều 23 luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đúc, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên, hay đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đ...