Download Đề tài Giải pháp đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sau và kết hợp giữa chúng

Download Đề tài Giải pháp đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sau và kết hợp giữa chúng miễn phí





Nhà nước chưa thực sự mở cửa cho các nhà đầu tư đầu tư vào giáo dục:
Nhiều văn bản đã khuyến khích các doanh nghiệp mở trường, lớp, đầu tư cho giáo dục nhưng thực tế khi triển khai thì ngược lại. Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tham gia đầu tư thành lập mới các trường ĐH gặp nhiều vướng mắc, như không có đất để triển khai hay khi được giao đất lại gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng. Về chính sách thuế, các quy định ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa công bằng và chưa khuyến khích các hoạt động xã hội hóa. Các cơ sở tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%; không được hưởng mức thuế 10% như quy định tại nghị định của Chính phủ.Trong 2 năm (2005 - 2006) diện tích đất dành cho GD-ĐT chỉ tăng 2.564 ha, đạt 13,3% so với kế hoạch mở rộng quy mô về GD-ĐT giai đoạn 2005-2010. Tình trạng "quy hoạch treo" đối với đất dành cho mục đích giáo dục còn phổ biến ở nhiều địa phương. Có thể thấy rằng cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục ở 1 số trường dân lập, tư thục (đặc biệt là các trường dạy nghề, đại học) rất tốt, vì thế việc đầu tư cho giáo dục của các nhà doanh nghiệp bị hạn chế sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho nền giáo dục nước nhà.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ổng vốn trên 25 triệu USD. Tỷ lệ giải ngân các dự án trong năm 2007 đạt trên 74,15%.. Theo con số vừa được công bố tại Hội nghị Đối thoại thường niên lần thứ 2 giữa lãnh đạo Bộ GD-ĐT và nhóm các nhà tài trợ quốc tế cho giáo dục thì sẽ có 9 dự án giáo dục được sử dụng 850 triệu USD nguồn tiền vay và viện trợ từ các tổ chức nước ngoài trong giai đoạn 2008-2010.
Theo số liệu của Viện Khoa học Lao động - Xã hội Bộ LĐTB&XH, đến cuối năm 2007, tổng số lao động trong lĩnh vực KH-CN của cả nước là gần 40.000 người. Ngoài ra, còn một số lực lượng nhất định trong tổng số gần 48.541 giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng và các chuyên gia, kỹ sư làm việc trong các doanh nghiệp cũng được thu hút vào các hoạt động KH-CN.
Nguồn nhân lực KH-CN chất lượng cao nước ta hiện nay có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt mức khá và cơ cấu ngành nghề đa dạng. Theo kết quả khảo sát nhân lực KH-CN năm 2006 của Viện KHoa học - Lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 94,7% tổng số lao động trong lĩnh vực KH-CN, trong đó thạc sĩ là 35,5%, tiến sĩ là 30,5%. Xét về mặt học vị, Việt Nam ở mức cao so với mức trung bình của khu vực. Về ngoại ngữ, tỉ lệ cán bộ có trình độ ngoại ngữ bằng C trở lên là 66,1%, B là 25,7% vẫn còn đến 6,7% trình độ A. Về tin học, cơ bản đội ngũ này đều sử dụng được máy tính. Về cơ cấu ngành nghề khá đa dạng, bao gồm tất cả các ngành nghề trong danh mục đào tạo quốc gia,về cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
HDI của Việt Nam liên tục tăng trong 20 năm qua. Đó là thành tựu của sự nỗ lực không ngừng của Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế đất nước, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo.
Bảng 2.9: Chỉ số HDI của Việt Nam
Năm
HDI
1990
0.618
1995
0.661
2000
0.696
2006
0.709
2007
0.733
(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)
- Hạn chế:
Các chương trình đào tạo chưa thực sự phát huy hiệu quả, cơ sở vật chất không được đầu tư đổi mới đồng bộ, nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ chưa được quan tâm thích đáng. Dẫn tới trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu triển khai còn hạn chế, hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học công nghệ chưa cao.
Ngân sách nhà nước dành cho đầu tư giáo dục còn chưa tương xứng, đặc biệt là trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao..Cơ chế tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và chế độ học phí còn bất cập. Hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường còn thiếu, cùng kiệt nàn và lạc hậu. Hệ thống thư viện nhà trường nhỏ bé, không cung cấp đủ thông tin, sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo cho nhu cầu ngày càng cao của giảng viên, SV..
Các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ nước ngoài cũng như trong nước chưa được sử dụng một cách hiệu quả, gây lãng phí còn nhiều tích cựcvà không minh bạch Theo công bố của các cơ quan thông tin đại chúng, đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực khoa học công nghệ và giáo dục tăng lên đều đặn hàng năm( như 2006 tăng tới 30%, năm 2007 tăng 21%). Chính phủ cũng đã kí vay nhiều khoản tiền dành cho giáo dục từ Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính, chính phủ các nước với giá trị lên tới hàng chục triệu đôla. Bản thân Bộ GD-ĐT trong vòng sáu năm vừa qua cũng đã tổ chức phát hành trái phiếu giáo dục thu về cả ngàn tỷ đồng. Đây là số tiền đầu tư không hề nhỏ nhưng chất lượng giáo dục không được nâng cao như mong đợi.
Chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79 trên tổng thang điểm 10, thua kém nhiều so với các nước trong khu vực và Châu Á. Các chỉ số chất lượng giáo dục tương ứng của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như sau: Hàn Quốc: 6,91; Singapore: 6,81; Nhật Bản: 6,50; Đài Loan: 6,04; Ấn Độ: 5,76; Trung Quốc: 5,73; Malaysia: 5,59; Hong Kong: 5,20; Philippines: 4,53; Thái Lan: 4,04 và Indonesia: 3,44. Đáng lo ngại nhất là sự thành thạo về tiếng Anh và các công nghệ cao của người lao động nước ta chỉ đạt 2,62 và 2,50 điểm; xếp hạng cuối cùng trong 10 nước trên.. Năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Pháp) của cán bộ khoa học trong các tổ chức KH &CN là rất thấp (chỉ có <25% số cán bộ khoa học trong tổ chức KH &CN là có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh /Pháp). Ttỷ lệ cán bộ khoa học phát huy tốt chỉ chiếm khoảng 34-35%, tỷ lệ phát huy yếu lên tới 27-28%.
Hiện nay cả nước có 65% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng 53 triệu người), trong đó, chỉ có 27,5% đã qua đào tạo (trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ này là 60 – 70%). Theo Bộ LĐ-TB-XH, lực lượng lao động ở VN chủ yếu là lao động nông thôn (chiếm trên 50%), trong khi có đến khoảng 70% lao động ở khu vực này chưa qua đào tạo,0,8% có trình độ cao đẳng, 0,7% ở trình độ đại học và tương đương, trình độ chuyên môn, tay nghề yếu, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém.
Một điểm nữa là khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý còn rất hạn chế. Theo kết quả điều tra của đề tài KX.07.14, có tới  20-25% số cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu công việc, chỉ có 8% được đào tạo về quản trị kinh doanh, 12,2% được đào tạo về khoa học quản lý nói chung.
Tỷ lệ nhân lực tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu khoa học và triển khai ở nước ta còn thấp. Cụ thể, ở đề tài cấp nhà nước chỉ có 30% cán bộ được tham gia, tương ứng đề tài cấp bộ có 48,1% và đề tài cấp cơ sở là 65,1%. Số lượng cán bộ KH-CN được tham gia nghiên cứu khoa học mới đạt 65,1%, còn lại 34,9% không tham gia.Các đề tài nghiên cứu KH-CN của nước ta còn nhiều điểm chưa tiếp cận được trình độ khoa học công nghệ thế giới, khả năng hội nhập còn hạn chế. Việc tham gia hội thảo và các kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học có danh tiếng trên thế giới còn ít. Số bằng phát minh, sáng chế trong lĩnh vực KH-CN Việt Nam rất hạn chế. Theo tài liệu của Ban Khoa giáo Trung ương, thời kỳ 2001- 2005, Việt Nam chỉ có 11 đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài, trong khi đó Indonesia có 36, Thái Lan 39, Philipin có 85, Hàn Quốc có 15.000, Nhật Bản 87.620 Mỹ 206.710. Nếu căn cứ vào số lượng các công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế và bằng sáng chế được quốc tế công  nhận thuộc 27 môn khoa học, thì Việt Nam chưa lọt vào danh sách của 50 nước được tính đến. Trong khi đó, Singapo, Malaisia và Thái Lan đã có tên trong danh sách này. Tỷ lệ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam được đăng trên tạp chí nổi tiếng của quốc tế chỉ vẻn vẹn 0,25%, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 0,11%(gấp 5,5 lần), ở Singapore là 0,25%.
Nhà nước chưa thực sự mở cửa cho các nhà đầu tư đầu tư vào giáo dục:
Nhiều văn bản đã khuyến khích các doanh nghiệp mở trường, lớp, đầu tư cho giáo dục nhưng thực tế khi triển khai thì ngược lại. Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tham gia đầu tư thành lập mới các trường ĐH gặp nhiều vư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích năng lực tài chính và giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại công ty CP đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông việt nam Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top