bethauthau_blog
New Member
Download Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội miễn phí
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1
1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 1
1.1.1. Ngân hàng thương mại. 1
1.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 4
1.2. Vốn và huy động vốn của NHTM. 5
1.2.1 Vốn của NHTM. 5
1.2.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM. 7
1.2.3. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. 9
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM. 10
a. Nhân tố chủ quan . 10
b. Nhân tố khách quan. 10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK. 12
1.1. Tổng quan về Techcombank. 12
1.1.1 Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam – Techcombank. 12
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Techcombank. 12
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ 14
1.1.4. Nguồn lực của Ngân Hàng TMCP Techcombank. 16
1.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn cña Techcombank. 17
1.2.1 Kết quả hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Techcombank. 17
1.2.2. Hiệu quả về hoạt động huy động vốn 23
1.2.3. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. 26
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK. 27
1.1. Định hướng phát triển của techcombank trong những năm tiếp theo. 27
1.1.1 Đánh giá về hoạt động chung của Ngân hàng 27
1.1.2. Mục tiêu đến năm 2010. 29
1.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Techcombank. 29
1.2.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 30
1.2.2. Có chính sách thích hợp trong việc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng. 30
1.2.3. Mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng. 31
1.2.4. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 32
1.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo. 32
1.2.6. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. 32
KẾT LUẬN
ược thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn.
1.2.3. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Huy động vốn là hoạt động khởi đầu của NHTM nhưng nó phải gắn liền với hoạt động sử dụng vốn, huy động vốn phải lấy sử dụng vốn làm mục tiêu. Nếu như nguồn vốn huy động thấp không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, thì ngân hàng sẽ bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư và có thể sẽ mất uy tín với khách hàng. Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động quá nhiều, vượt quá nhu cầu vay của khách hàng sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, ngân hàng sẽ phải chịu lãi cho khoản vốn huy động này, điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải luôn duy trì sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM.
a. Nhân tố chủ quan .
* Uy tín của ngân hàng: Đó là sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng, uy tín của ngân hàng được tạo dựng thông qua khả năng chi trả, thanh toán cho khách hàng, cung ứng các dịch vụ cho khách hàng, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng với khách hàng….
* Chính sách lãi suất: Lãi suất là yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi họ muốn gửi tiền hay vay tiền từ ngân hàng, và là công cụ chính để ngân hàng điều chỉnh lượng tiền huy động được cũng như lượng tiền cho vay. Với lãi suất tiền gửi, tiền vay hấp dẫn sẽ thu hút đông đảo khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng phải đảm bảo lãi suất đầu vào luôn nhỏ hơn lãi suất đầu ra để ngân hàng kinh doanh có lãi.
* Chính sách Marketing: Ngân hàng phải có các chính sách tuyên truyền, quảng cáo…thu hút khách hàng, để khách hàng biết đến thương hiệu của ngân hàng mình.
* Chính sách khách hàng: Là những chính sách ưu đãi của ngân hàng dành cho khách hàng của mình. Đối với những khách hàng có quan hệ lâu năm, giao dịch thường xuyên với ngân hàng, có số dư tiền gửi lớn thì ngân hàng sẽ có chính sách lãi suất ưu đãi đối với tiền gửi cũng như tiền vay của khách hàng hay kỳ hạn của khoản vay. Bên cạnh đó ngân hàng còn có các chương trình khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà cho mọi đối tượng khách hàng.
b. Nhân tố khách quan.
* Sự phát triển của nền kinh tế: Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Với một nền kinh tế phát triển cao và lành mạnh thì đồng nghĩa với thu nhập của người dân cũng như các tổ chức kinh tế sẽ khá hơn, khi đó sẽ có nhiều khoản tiền nhàn rỗi được gửi vào ngân hàng.
* Chính sách của Nhà nước: Đây là yếu tố thuộc tầm vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các ngành kinh tế. Đặc biệt, NHTM là tổ chức chịu sự tác động lớn nhất bởi các chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế – xã hội…Khi các chính sách này thay đổi thì sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Nhu cầu về vốn của nền kinh tế: Đây cũng là nhân tố khách quan khá quan trọng, vì NHTM là trung gian tài chính tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế. Khi nhu cầu về vay vốn giảm dần thì mức độ huy động vốn của ngân hàng cũng giảm theo.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK.
1.1. Tổng quan về Techcombank.
1.1.1 Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam – Techcombank.
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam – Techcombank, được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép Ngân hàng số 0040/NH-GP ngày 6 tháng 8 năm 1993 với thời hạn 99 năm, là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó do nhu cầu phát triển, Techcombank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Năm 2008, vốn điều lệ đạt 3.642 tỷ đồng nâng tổng vốn chủ sở hữa của nhân hàng lên 5.500 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và tận dụng ưa thế của các ngân hàng nội địa trong xu thế hội nhập, Techcombank đã không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới hoạt động lên 170 điểm giao dịch trải dài trên 35 tỉnh thành trên toàn quốc, số nhân viên tăng 3000 người. Và trụ sở chính đặt tại 72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Techcombank là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt nam được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Tháng 3 năm 2007 nhận giải thưởng “ Thương mại Dịch vụ”- giải thưởng dành cho doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công Thương trao tặng.
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Techcombank.
a. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
- Vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức tài chính trong nước theo quy định của NHNN.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN.
b. Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
c. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
1. Bảo lãnh: Techcombank cung cấp cho khách hàng các loại hình bảo lãnh đáp ứng được các đòi hỏi của khách hàng, bao gồm các đối tượng sau: Cho cá nhân, cho hộ kinh doanh cá thể, cho các doanh nghiệp…
2. Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối.
3. Dịch vụ chuyển tiền nhanh: Với hệ thống mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước, được kết nối nội bộ với nhau qua hệ thống phần mềm hiện đại Globus cũng như với các ngân hàng khác qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Techcombank cung ứng cho khách hàng các dịch vụ thanh toán, chi trả gấp theo yêu cầu của khách hàng với thời gian ngắn nhất và mức phí cạnh tranh.
4. Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng, nhận cất giữ, cho thuê két sắt, chiết khấu các loại giấy tờ có giá…
5. Đầu tư, góp vốn vào các tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác; đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ
1.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: (Phụ lục bên)
1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động của Techcombank bao gồm : Ban Tổng Giám đốc, 13 phòng, ban nghiệp vụ và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố.
B...
Last edited by a moderator: