kiss_wind_07

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU


Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá diễn ra rộng khắp. Sự xuất hiện của các khối kinh tế và mậu dịch trên thế giới là một tất yếu khách quan, một nấc thang phát triển mới trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Khi gia nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, mỗi quốc gia đều muốn hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh, hiện đại, đời sống được cải thiện. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống tài chính – ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là hệ thống tài chính tốt nhất cho phát triển kinh tế. Hội nhập tạo động lực cho các ngân hàng thương mại trong nước đổi mới và phát triển, nhưng hội nhập cũng mang lại những thách thức không nhỏ nếu không muốn nói là rất lớn cho các ngân hàng yếu và non trẻ. Trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới các cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường Việt Nam theo hướng hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để chuẩn bị cho hội nhập quốc tế bằng các biện pháp: tăng quy mô vốn, phát triển công nghệ, ứng dụng các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tăng cường hoạt động Marketing. Tuy nhiên, so với các ngân hàng thương mại hiện đại tại các nước đã và đang phát triển trên thế giới thì các ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh. Những hạn chế thể hiện ở chỗ: hoạt động chưa thực sự theo các quy luật của thị trường, tiềm lực tài chính yếu, gia tăng giá trị doanh nghiệp không phải là mục tiêu duy nhất cộng với các cơ chế quản trị vẫn còn yếu. Để có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường theo yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong hiện tại và trong tương lai, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ việc nghiên cứu, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để đánh giá đúng thực lực của các NHTM nhà nước Việt Nam hiện nay, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các đề xuất góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nhà nước Việt Nam. Việc ứng dụng linh hoạt các giải pháp tác giả đề xuất vào thực tế tình hình hoạt động của từng NHTM nhà nước sẽ giúp các NHTM nhà nước khắc phục được những điểm yếu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh:
Thuật ngữ “ cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”:
- Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980).
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phên ra thành nhiều loại.
* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán
- Cạnh tranh giứa những người mua với nhau
- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau
* Căn cứ theo phạm vi nghành kinh tế
Cạnh tranh được phân thành hai loại.
- Cạnh tranh trong nội bộ nghành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hay dịch vụ.
- Cạnh tranh giữa các nghành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition)
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition)
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition)
* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh
- Cạnh tranh lành mạnh.
- Cạnh tranh không lành mạnh.

1.1.2. Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Khái niệm
Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà tổ chức có hay khai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện ở hai khía cạnh sau:
- Chi phí: Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế hơn trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Chi phí thấp mang lại cho doanh nghiệp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong ngành
- Sự khác biệt hóa: những khác biệt xoay quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường
Năng lực cạnh tranh
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Trong khuôn khổ đề án ta chỉ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp tức là năng lực cạnh tranh của các ngân hang thương mại Việt Nam
Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”.
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống nhất.

1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt:
Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp
b. Trình độ lao động trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Lao động còn là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất và thậm chí góp sức vào những phát kiến và sáng chế…Đây là một yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
c. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanh nghiệp. Năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lục cạnh tranh.
d. Năng lực marketing của doanh nghiệp
Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
e. Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp
Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất.
g. Trình độ thiết bị, công nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số yếu tố khác nhau như lợi thế về vị trí địa lý, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp… có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Có rất nhiều nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưgng tựu chung đều thuộc các nhóm yếu tố như sau:
a. Thị trường
Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thị trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đầu vào thông qua hoạt động mua – bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.
b. Thể chế, chính sách
Thể chế, chính sách gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư hay kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn… … nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nhóm yếu tố rất quan trọng liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.
c. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục – đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Để bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt. Điều đó đòi hỏi có sự đầu tư đúng mức để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

d. Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ
Hoạt động sản xuất kinh doanh với mỗi doanh nghiệp sẽ liên quan tới một chuỗi các ngành khác và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào, dịch vụ vận tải, cung cấp điện, cung cấp nước… Nếu sử dụng các dịch vụ với chi phí thấp, chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh,
Vì vậy, doanh nghiệp rất cần duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các ngành có liên quan nhằm tạo ra lợi thế tiềm tàng cho cạnh tranh.
e. trình độ nguồn nhân lực quốc gia
Trình độ nguồn nhân lực quốc gia nói chung có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp. Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn nhân lực, mức lương, hệ thống lương, điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn, đầu tư cho đào tạo, vai trò của công đoàn
1.2. Cơ sở lý luận về NHTM và năng lực cạnh tranh của NHTM.

1.2.1. Khái niệm NHTM
Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại:
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998:“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước "

1.2.2. Cạnh tranh trong kinh doanh hoạt động ngân hàng

Cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế cạnh tranh, để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác, là nỗ lực hoạt động đồng bộ của ngân hàng trong một lĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, chi phí rẻ nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vượt lên khỏi các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy.
KẾT LUẬN

Có thể khẳng định trong năm qua, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục phát triển rất ấn tượng và nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hấp dẫn các tập đoàn tài chính lớn của thế giới.Tính đến nay, tại Việt Nam có 30 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động.ANZ, IFC thuộc WB và Holding Financial Fund mỗi đối tác mua 10% cổ phần tại Sacombank; Standard Chartered Bank đầu tư cổ phần tại ACB; HSBC đầu tư mua cổ phần tại Techcombank. Đây là hướng mở rộng hoạt động có hiệu quả do sẵn có mạng lưới và khách hàng đông đảo của các ngân hàng thương mại cổ phần.
Một hoạt động khác tại Việt Nam cũng rất đáng quan tâm, là các công ty tài chính nước ngoài đang tìm hiểu và xúc tiến thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này hoạt động trong lĩnh vực tài trợ cho thuê vận hành, tài trợ cho vay tiêu dùng, cung ứng các dịch vụ thẻ,...
Gắn liền với nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam, trong năm qua các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại nước ta cũng có sự phát triển vững chắc, lợi nhuận thu được ngày càng cao và quy mô ngày càng lớn. Thời gian tới các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục gia tăng đầu tư nhiều lĩnh vực vào nền kinh tế Việt Nam, như mua cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần, mở chi nhánh và văn phòng đại diện, xúc tiến thành lập công ty tài chính, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng cho vay vốn các dự án thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, phát triển cho vay tiêu dùng và hiện đại hoá công nghệ.
Trong khi ngân hàng nước ngoài sẽ cần một thời gian dài để đáp ứng với một thị trường phức tạp về thể chế cũng như là đặc điểm đa dạng về nhu cầu của người dân như tại thị trường Việt Nam. Thì với ưu thế về mạng lưới chi nhánh trải rộng trên toàn quốc, các ngân hàng nội địa đã sẵn sàng chào đón sự gia nhập thị trường ngân hàng bán lẻ của các “đại gia” trên toàn cầu như Citibank, HSBC, ANZ, Standard Charter Bank…có thế mạnh hơn hẳn về độ đa dạng của các dịch vụ mà họ cung cấp
Môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam sôi động hơn và có nhiều thách thức hơn đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên diễn biến đó sẽ thúc đẩy hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động thương mại và du lịch quốc tế, cải cách ngân hàng và doanh nghiệp trong nước,... góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam với tốc độ cao và chất lượng hơn.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh: 2
1.1.2. Năng lực cạnh tranh 2
1.1.2.1. Khái niệm 2
1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3
1.2. Cơ sở lý luận về NHTM và năng lực cạnh tranh của NHTM. 6
1.2.1. Khái niệm NHTM 6
1.2.2. Cạnh tranh trong kinh doanh hoạt động ngân hàng 6
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 8
1.2.3.1. Tiềm lực tài chính 8
1.2.3.2. Thị phần 8
1.2.3.3. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ 9
1.2.3.4. Trình độ công nghệ 9
1.2.3.5. Trình độ quản lý 9
1.2.3.6. Nguồn nhân lực 9
1.2.3.7. Mạng lưới 10
1.2.3.8. Thương hiệu 10
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMNN VIỆT NAM 11
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các NHTMNN Việt Nam 11
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTMNN Việt Nam 12
2.2.1. Tiềm lực tài chính 12
2.2.1.1. Vốn tự có 12
2.2.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR) 13
2.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 14
2.2.2. Thị phần 15
2.2.2.1. Thị phần huy động vốn ( nhận tiền gửi ) 15
2.2.2.2. Thị phần tín dụng ( cho vay ) 16
2.2.3. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ 17
2.2.3.1. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 18
2.2.3.2. Lãi suất của các ngân hàng 18
2.2.4. Trình độ công nghệ 19
2.2.5. Nguồn nhân lực 20
2.2.6. Năng lực quản lý điều hành 21
2.2.7. Mạng lưới 22
2.2.8. Marketing Thương hiệu 23
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25
3.1. Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô 25
3.1.1. Thực hiện cổ phần hoá các NHTMNN 25
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hang, tạo sân chơi bình đẳng 26
3.1.3. Nâng cao năng lực của NHNN về điều hành chính sách tiền tệ, tăng cường năng lực giám sát của NHNN 26
3.2. Nhóm giải pháp đối với bản thân các NHTMNN 27
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn 27
3.2.2 Tăng cường năng lực tài chính và chất lượng hoạt động 27
3.2.3 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 28
3.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 28
3.2.5 Nâng cao năng lực quản trị điều hành chất lượng nguồn nhân lực 28
3.2.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing 29
KẾT LUẬN 30



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top