xedapanhmangbiensoyeuem_89
New Member
Download miễn phí Đề tài Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.1 - Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 - Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
1.1.2 - Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 4
1.2 - Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 6
1.2.1 - Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6
1.2.2 - Các hình thức tín dụng của ngân hàng 8
1.2.3 - Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 9
2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NHTM 10
2.1 - Khái quát về rủi ro trong các hoạt động ngân hàng 10
2.1.1 - Khái niệm về rủi ro 10
2.1.2 - Phân loại rủi ro trong các hoạt động ngân hàng 11
2.2 - Rủi ro tín dụng 14
2.2.1 - Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 14
2.2.2 - Đo lường rủi ro tín dụng 18
2.2.3 - Các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng 19
2.2.3.1 - Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng 19
2.2.3.2 - Nguyên nhân từ phía khách hàng 20
2.2.3.3 - Nguyên nhân khác 21
2.2.4 - Tác hại của rủi ro tín dụng 21
2.3 - Quản lý rủi ro tín dụng 22
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ 24
1. Tổng quan về ngân hàng công thương Thanh Hoá 24
1.1 - Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh 24
1.2 - Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Thanh Hoá 24
1.3 - Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Hoá 26
2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 31
2.1 - Tình hình cho vay của chi nhánh trong thời gian qua 31
2.2 - Tình hình rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 34
2.3 - Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 39
2.3.1 - Nguyên nhân từ bản thân NHCT Thanh Hoá 39
2.3.2 - Nguyên nhân từ phía khách hàng 40
2.3.3 - Các nguyên nhân khác 41
2.4 - Các biện pháp mà NHCT Thanh Hoá áp dụng 42
3. Thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hoá 43
3.1 - Những thành tựu NHCT Thanh Hoá đã đạt được 43
3.2 - Những hạn chế vướng mắc cần được tháo gỡ của NHCT TH 44
CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH HOÁ 47
1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của NHCT Thanh Hoá 47
2. Những giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 47
2.1 - Tổ chức hợp lý, khoa học qui trình cho vay 47
2.2 - Nâng cao chất lượng quá trình phân tích tài chính dự án cho vay qua đó phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro 49
2.3 - Các giải pháp giải quyết nợ quá hạn 50
2.4 - Các giải pháp về phân tán rủi ro 50
2.5 - Thực hiện tốt công tác dự phòng rủi ro tín dụng 51
2.6 - Các biện pháp khác 51
3. Một số kiến nghị 52
3.1 - Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng 52
3.2 - Kiến nghị với NHCT Thanh Hoá 53
3.3 - Kiến nghị với NHNN Việt Nam 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_giai_phap_ngan_ngua_va_han_che_rui_ro_tinh_dung_tai_n_mn99nxp7VB.png /tai-lieu/de-tai-giai-phap-ngan-ngua-va-han-che-rui-ro-tinh-dung-tai-ngan-hang-cong-thuong-thanh-hoa-89558/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
2.3. Quản lý rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM – hoạt động tín dụng. Chúng ta không có cách gì để loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà phải quản lý để hạn chế những rủi ro đó. Do đó, quản lý rủi ro tín dụng được coi là một nội dung quản lý quan trọng của NHTM.
Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng:
-Quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ khách hàng.
Hiệu quả và chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinh doanh của người vay vốn.
Mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng.
Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
Cho vay phải có đảm bảo tiền vay với tính khả thi cao.
Cho vay phải do chính ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Phải quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề.
Từ các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng ở trên các NHTM đã đưa nội dung quản lý rủi ro tín dụng:
+ Thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng: Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi cán bộ tín dụng. Để thực hiện được giải pháp này thì nhiệm vụ đầu tiên đặt ra cho các ngân hàng là phải xây dựng được một quy trình tín dụng hợp lý đảm bảo độ an toàn cao và phải thực thi được tại ngân hàng đó.
+ Đa dạng hoá các danh mục cho vay: Với mỗi khoản vay, việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn song việc tập trung cho vay một khách hàng lại dễ gây tổn thất nghiêm trọng khi có các yếu tố bất thường xảy ra.
+ Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn của cán bộ ngân hàng: Đây là một giải pháp quan trọng bởi nó có thể giải quyết tận gốc nhiều vấn đề. Khả năng nắm vững công việc cũng như khả năng quản lý nhân viên của người lãnh đạo sẽ hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
+ Tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng và tăng cường hệ thống thông tin về khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng giúp ngân hàng nhận biết được các rủi ro có thể xảy ra từ phía họ. Đồng thời nhờ đó mà ngân hàng có được sự tin cậy và yêu mến của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng. Ngân hàng cũng nên mở rộng các kênh thông tin khác để hiểu rõ hơn về khách hàng.
+ Lập quỹ dự phòng rủi ro: Nó là nguồn để bù đắp thiệt hại quan trọng trong trường hợp rủi ro xảy ra với ngân hàng. Nó có thể làm cho ngân hàng tránh được nguy cơ mất khả năng thanh toán.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ
1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ.
1.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.
Thanh hoá là tỉnh cửa ngõ phía bắc của các tỉnh miền trung, có vị trí chiến lược quan trọng. Thanh hoá cũng là tỉnh đất rộng, người đông, nổi tiếng là ”địa linh , nhân kiệt”, có đủ ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển có chiều dài bờ biển 102 km có đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1A chạy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh trong cả nước. Thanh hoá có nhiều vùng đất rộng rất thận tiện cho việc phát triển các khu công nghiệp. Tài nguyên rừng và biển phong phú: có dầu khí trữ lượng khoảng 100 – 120 nghìn tấn, có nhiều loại thuỷ hải sản quý hiếm với nhiều vùng mặn có thể nuôi trồng hải sản, có Sầm Sơn là khu du lịch nghỉ mát của cả nước. Tài nguyên khoáng sản giàu nguyên vật liệu xây dựng, phân bón như: Đá vôi, sét, phụ gia xi măng, crôm, đôlômít.
Tuy nhiên, Thanh Hoá là một tỉnh trong những năm qua nhịp độ tăng trưởng GDP thấp hơn mức trung bình cả nước. Tốc độ tăng bình quân về công nghiệp và nông nghiệp thấp đã hạn chế sự phát triển của ngành dịch vụ. Lao động nông nghiệp chiếm 80%, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ bé lạc hậu nó là nhân tố kìm hãm sự phát triển của tỉnh nhà. Hơn nữa, Thanh Hoá cũng là tỉnh nằm trong khu vực của trung tâm các cơn bão, ảnh hưởng rất lớn của thiên tai, lũ lụt đã đe doạ đến đời sống sản xuất của nhân dân trong tỉnh.
1.2. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Thanh Hoá.
Hoàn cảnh ra đời.
Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ 3 của BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VI và nghị định số 53 HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hoạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 NHCT VN ra đời và đi vào hoạt động. Hai tháng sau, ngày 1/9/1988 chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thanh Hoá cũng được thành lập trên cơ sở ngân hàng nhà nước thị xã Thanh Hoá cùng các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thương nghiệp của ngân hàng nhà nước tỉnh để hợp thành chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hoá, đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam
Cùng thời gian đó các chi nhánh ngân hàng nhà nước thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn chuyển thành chi nhánh NHCT cấp II thuộc chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hoá.
Cơ cấu tổ chức.
Chi nhánh NHCT Thanh Hoá gồm một giám đốc, 3 phó giám đốc và các phòng sau:
Phòng kế toán.
Phòng kinh doanh.
Phòng kinh doanh ngoại hối.
Phòng nguồn vốn.
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng ngân quỹ.
Phòng kiểm tra.
4 phòng giao dịch số 01, 02, 03 và 06.
Khách sạn Ngân Hoa.
Ngân hàng công thương Sầm Sơn là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHCT Thanh Hoá.
Nội dung hoạt động.
Huy động vốn:
+ Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
+ Phát hành kỳ phiếu có mục đích.
+ Dịch vụ tiết kiệm điện tử.
- Tín dụng:
+ Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
+ Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn.
+ Bảo lãnh trong và ngoài nước.
+ Thực hiện các chương trình cho vay vốn ưu đãi theo chỉ định của chính phủ và NHCT VN.
- Dịch vụ ngân hàng quốc tế:
+ Thanh toán quốc tế: Thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền bằng điện.
+ Dịch vụ kiều hối.
+ Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch.
+ Dịch vụ ngoại hối: Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, dịch vụ bán đổi.
-Dịch vụ thanh toán điện tử.
-Dịch vụ tư vấn.
1.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Hoá.
Hoạt động của chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hoá trong năm 2005 cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức, đó là việc thay đổi mô hình tổ chức, tách, nâng cấp chi nhánh cấp II NHCT Bỉm Sơn thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHCT VN đã ảnh hưởng lớn đến quy mô hoạt động của NHCT tỉnh, như dư nợ giảm 1/3, nguồn vốn giảm 1/4 trong khi lao động chỉ giảm 1/6. Ngoài ra hầu hết các chỉ tiêu khác giảm mạnh ở 9 tháng đầu năm, nợ quá hạn có thời điểm lên đến 40 tỷ đồng do tác động khách quan tác động tới tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trước những khó khăn thách thức đó ban giám đốc đã đưa ra biện pháp mạnh thực hiện cho 4 tháng hoạt động kinh doanh còn lại trong năm, đó là thành lập các ban, chỉ đạo từng mảng nghiệp vụ: Nghiệp vụ tăng trưởng nguồn vốn, mảng nghiệp vụ tăng trưởng tín dụng