runo.procs_cc
New Member
Download miễn phí Đề án Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I : THƯƠNG HIỆU VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU 2
1.1. Các quan điểm về thương hiệu 2
1.2. Phân loại thương hiệu 3
1.3. Vai trò của thương hiệu 5
1.4. Bảo vệ thương hiệu 7
PHẦN II : CÔNG TÁC BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 8
2.1. Nhận thức của Doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu 8
2.2. Công tác bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam 11
PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU 17
3.1. Một số khó khăn mà các doanh nghiệp vẫn gặp trong việc bảo vệ thương hiệu 17
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ thương hiệu 19
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-de_an_mot_so_giai_phap_nham_tang_cuong_hieu_qua_tr.zEIMRBsaiI.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71236/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
của doanh nghiệp ra thị trường sẽ thuận lợi dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp đã sẵn có thương hiệu.Trong những năm gần đây, sản phẩm mới thường được bán với những thương hiệu cũ, mong muốn đảm bảo với người tiêu dùng tiềm năng về chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, những nhãn hiệu thành công có xu hướng tồn tại lâu và mang lại nhiều lợi nhuận hơn và do đó nâng cao giá trị của chúng. Ví dụ, xà phòng Ivory, bàn cạo râu Gilette, Coca Cola, … đã từng là những thương hiệu hàng đầu vào những năm 1920 và ngày nay, chúng vẫn tiếp tục là những thương hiệu hàng đầu. Cũng chính vì những lí do này mà nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến việc mua một thương hiệu sẵn có thay cho việc tạo ra cho sản phẩm mới của mình một thương hiệu khác, như Unilever đã mua lại thương hiệu P/S với giá hơn 5 triệu USD trong khi giá trị tài sản hữu hình của P/S gần như bằng 0.
Thương hiệu mang lại những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ và chống lại những doanh nghiệp khác.
Trong những lợi thế mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp còn phải kể đến sự bảo hộ của Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền trong việc hạn chế và chống lại những đối thủ cạnh tranh lấy cắp bản quyền, làm giả nhãn mác, mượn uy tín doanh nghiệp làm điều sai trái,… Thương hiệu cũng góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho hàng hoá . Một thương hiệu mạnh thường tạo được sự bền vững trong vị thế cạnh tranh và dễ dàng tìm thấy sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm này. Ngoài ra, một thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường cũng là một rào cản quan trọng ngăn cản sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh mới.
Có được một thương hiệu mạnh là cả vấn đề đối với doanh nghiệp vì đó chính là uy tín, vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thấy được những tác dụng to lớn của thương hiệu trong cạnh tranh, phải làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi dùng sản phẩm.
Bảo vệ thương hiệu
Thương hiệu luôn gắn liền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, sau khi đã xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần không ngừng bảo vệ thương hiệu của mình. Một doanh nghiệp muốn bảo vệ các thương hiệu của mình thì việc đầu tiên phải ngăn chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (sự xâm phạm của hàng giả, hàng nhái, cố ý gây sự nhầm lẫn, gây sự khó hiểu của các thương hiệu gần giống nhau,…) và sự sa sút ngay từ bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng sản phẩm suy giảm, không duy trì tốt được mối quan hệ với khách hàng,…
PHẦN II : CÔNG TÁC BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Ngay từ đầu những năm 1980, thương hiệu đã được coi là tài sản vô hình quý giá nhất của doanh nghiệp. Giá trị của những nhãn hiệu nổi tiếng như Coca Cola, Microsoft,… đều ở mức hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, bảo vệ thương hiệu vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Chỉ khi một số công ty lớn của Việt Nam bị mất thương hiệu trên trường quốc tế, thậm chí ngay tại “ sân nhà ”, thì thương hiệu mới thực sự nhận được sự quan tâm chú ý từ phía Nhà nước cũng như các doanh nghiệpViệt Nam.
2.1. Nhận thức của Doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu
2.1.1. Khái niệm về thương hiệu
Gần đây, Báo Sài Gòn tiếp thị đã tiến hành một cuộc khảo sát 306 doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu, đã cho kết quả như sau:
Hình 1: Hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu
STT
Thương hiệu được hiểu là
Số DN
Tỷ lệ (%)
1
Nhãn hiệu hàng hoá
285
93
2
Tên thương mại của doanh nghiệp
195
63.7
3
Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lí
58
18.9
4
Bất kì dấu hiệu, biểu tượng hình vẽ của 1 hay 1 nhóm sp
306
100
5
Tổng hợp các yếu tố tạo nên uy tín của sp
97
32
6
Là nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại và chỉ dẫn địa lí được người tiêu dùng thừa nhận
121
40
Từ kết quả trên ta thấy rằng thuật ngữ thương hiệu chưa được các doanh nghiệp Việt Nam hiểu một cách toàn diện. Vì vậy, việc thống nhất cách hiểu về thương hiệu là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để giúp các doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch bảo vệ thương hiệu của mình.
2.1.2. Nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Cách đây 5 năm, năm 2003, theo cuộc điều tra do Báo Kinh tế & Đô thị tiến hành, với mẫu là 500 doanh nghiệp, đã cho thấy kết quả thương hiệu chỉ là mối quan tâm thứ 2 sau đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nhưng sau đó, cuối năm 2004 đầu năm 2005, hầu hết các doanh nghiệp đều đồng ý rằng thương hiệu là mới quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. 87% các doanh nghiệp cho rằng xây dựng và phát triển thương hiệu là mối quan tâm hàng đầu , trên cả việc nâng cao chất lượng sản phẩm (82%), mở rộng thị trường xuất khẩu 32%,… nhưng các doanh nghiệp chưa ý thức được vấn đề bảo vệ thương hiệu của mình.
STT
Mối quan tâm của DN
Số DN
Tỷ lệ (%)
1
Xây dựng, củng cố thương hiệu
266
87
2
Nâng cao chất lượng sản phẩm
250
82
3
Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm
98
32
4
Phát triển sản phẩm mới
125
41
5
Chưa cần đầu tư phát triển thương hiệu
40
13
Hình 2 : Mức độ quan tâm của doanh nghiệp về thương hiệu
Sau hàng loạt những sự kiện một số công ty của Việt Nam bị các công ty nước ngoài chiếm dụng thương hiệu thì nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu đã có sự chuyển biến đáng kể. Theo kết quả điều tra 306 doanh nghiệp, 292 doanh nghiệp (95.5%) đã coi thương hiệu là tài sản vô hình quý giá của mình, 92% đồng ý rằng thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận, 97.56% doanh nghiệp công nhận thương hiệu giúp họ xây dựng và củng cố uy tín, hình ảnh của mình, 87.8% cho rằng thương hiệu giúp doanh nghiệp chống lại sự làm nhái, làm hàng giả …….. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự chuyển biến nhận thức về thương hiệu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp chưa thực sự hiểu hết được giá trị của thương hiệu vẫn còn chiếm đến 20% vì họ đồng tình với quan điểm thương hiệu chỉ là tên gọi để phân biệt các hàng hoá trên thị trường.
2.1.3. Đầu tư của doanh nghiệp cho thương hiệu
Tuy ý thức được vai trò của thương hiệu, nhưng chưa thấu hiểu giá trị đích thực của thương hiệu nên việc đầu tư cho thương hiệu của các doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế
Hình 3: Đầu tư của doanh nghiệp cho thương hiệu so với doanh thu
Về Ngân sách, 74% các doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc phát triể thương hiệu, trong đó, 41,4% đầu tư từ 0 – 1% doanh thu cho thương hiệu. Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư 1-5% doanh thu cho thương hiệu chỉ chiếm 26% và có 20% các doanh nghiệp Việt Nam không chi cho thương hiệu. Như vậy, hầu hết, các doanh nghiệp Việt Nam chi khoảng dưới 5% doanh thu cho thương hiệu. Làm một phép tính đơn giản, doanh thu trung bình của 1 doanh nghiệp Việt Nam cỡ vừa và nhỏ hiện nay khoảng từ 300.000 – 900.000 USD/năm, thì họ chỉ đầu tư khoảng 15.000 đến 45.000 USD/năm c...