Download miễn phí Luận văn Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 5
1.1. Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch 5
1.2. Tiêu chí và vai trò của việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội 20
1.3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và bài học rút ra 29
Chương 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 34
2.1. Điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch của Hà Nội 34
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Nội 42
2.3. Đánh giá chung về hoạt động du lịch ở Hà Nội 54
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 63
3.1. Bối cảnh hiện nay và xu hướng phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội 63
3.2. Các giải pháp chủ yếu đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 79
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-luan_van_giai_phap_phat_trien_du_lich_tro_thanh_ng.NMEAPAlTIN.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63605/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
có 9 vũ trường, trong đó có 5 cơ sở chuyên hoạt động kinh doanh vũ trường (hiện tại một vũ trường lớn nhất của thành phố là New Century đã bị đóng cửa), 4 vũ trường nằm trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung của các khách sạn, dịch vụ này rất khó hoạt động và phát triển vì chi phí cho quản lý, chi phí cho các chuyên gia điều khiển âm thanh, ánh sáng, thuế, rất cao nên đã đẩy giá cả các dịch vụ lên rất cao, do vậy khách đến vũ trường chủ yếu là thanh niên, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội. Nhiều tệ nạn xã hội như: nghiện hút, trộm cắp, mua bán dâm diễn ra tại đây. Bản thân doanh nghiệp khó lòng kiểm soát được.Cho đến nay trên địa bàn Hà Nội các công viên cây xanh như: Công viên Thống Nhất, Công viên Bách Thảo, Vườn thú Thủ Lệ… Đã phục vụ được nhu cầu giải trí của nhân dân Thủ đô và thu hút được một phần khách du lịch. Một số khu vui chơi giải trí đang được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trong thời gian tới như: Dự án khu vui chơi giải trí Mễ Trì với trị giá trên 200 triệu USD, được xây dựng hiện đại, quy mô lớn nhất Thủ đô phục vụ khách du lịch các tỉnh phía Bắc, khách du lịch quốc tế; Dự án khu nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn với trị giá 200 tỷ đồng, công trình này bao gồm: các khu nghỉ dưỡng kết hợp với các công trình vui chơi nhẹ nhàng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên; Dự án khu dịch vụ du lịch Cổ Loa (Đông Anh) trị giá 300 tỷ đồng. Đây là khu di tích nổi tiếng có một không hai của cả nước, cho phép khai thác các khía cạnh lịch sử, huyền thoại thể hiện truyền thống giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt Nam; Dự án kè Hồ Tây, song song với việc xây dựng kè, nhà nước cũng tiến hành đồng thời đầu tư nâng cấp các sản phẩm du lịch quanh Hồ Tây gồm: các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề cổ khu vực quanh Hồ Tây, xây dựng các sản phẩm đặc trưng của Hồ Tây có sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; Dự án xây dựng tuyến du lịch sông Hồng trị giá 50 tỷ đồng.
Nâng cấp các công viên mới xây trong thời gian gần đây như: Công viên nước Hồ Tây, Công viên Vầng Trăng, Công viên Tuổi Trẻ, Bể bơi 4 mùa, sân tennis thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Hệ thống các rạp chiếu phim, các nhà hát hầu hết là từ thời Pháp để lại, một số ít được xây dựng từ thời bao cấp đến nay đã cũ kỹ lạc hậu, một số ít mới được xây dựng trong mấy năm trở lại đây nhưng chất lượng phim, chất lượng các vở kịch thấp, một số không phù hợp với người xem đặc biệt là khách du lịch. Chỉ duy nhất có Nhà hát múa rối nước là hấp dẫn du khách nhất là khách du lịch châu Âu. Rạp chiếu phim Merga Star tại tầng 5 siêu thị VINCOM City Tower, Trung tâm chiếu phim quốc gia là thu hút được người nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội đến xem.
Thời gian vừa qua, thành phố đã sử dụng không hiệu quả các công trình thể thao sau SEAGAME gần như bỏ trống. Trong khi đó, nhiều phong trào thể dục thể thao quần chúng của nhân dân địa phương lại không có chỗ để thi đấu, để luyện tập. Các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng lại gần như không có.
2.2.1.4. Hoạt động lữ hành
Du lịch Hà Nội cung cấp các sản phẩm du lịch cho du khách một cách đa dạng như: du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi, du lịch hội nghị công vụ…, tới tất cả các tỉnh, thành phố và các địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Sản phẩm du lịch Hà Nội gồm cả những tuyến truyền thống và những tuyến mới như: City tour, du lịch sông Hồng, du lịch mở, du lịch cuối tuần, du lịch công vụ, diễn ra thường xuyên trong năm, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch tín ngưỡng thường diễn ra vào các dịp đầu năm mới, thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Loại hình du lịch thăm quan, thường chiếm tỷ lệ lớn trong các loại hình du lịch của Hà Nội.
Ngoài những loại hình du lịch chính đã có từ lâu, trong những năm gần đây, Hà Nội còn phát triển nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn hơn như: du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo. Những loại hình du lịch này đang ngày càng mở rộng và phát triển do vị thế về kinh tế, chính trị văn hóa của Thủ đô.
Du lịch Hà Nội có 213 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có: 33 doanh nghiệp nhà nước, 118 công ty trách nhiệm hữu hạn, 59 công ty cổ phần, 1 công ty tư nhân, 1 công ty liên doanh [42].
Các điểm và tuyến du lịch ở Hà Nội bao gồm các điểm và tuyến trung tâm, các điểm và tuyến lân cận.
- Các điểm và tuyến trung tâm du lịch Hà Nội: có các điểm tiêu biểu như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Quán Sứ, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đền, chùa, phủ quanh hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, thành Cổ Loa, thành cổ Hà Nội, đền Sóc. Các điểm du lịch này có mật độ cao, nên có đặc điểm quần tụ trong một bán kính ngắn là điều kiện thuận lợi để xây dựng các tuyến du lịch ngắn ngày, tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Trên địa bàn Hà Nội có các tuyến đặc trưng:
+ Tuyến du lịch nội thành (citytour);
+ Tuyến du lịch ngoại thành;
+ Tuyến du lịch bằng tàu hỏa;
+ Tuyến du lịch dọc sông Hồng;
- Các điểm du lịch phụ cận Hà Nội bao gồm: phía Tây có đỉnh Vua (cao 1.296 m), đỉnh núi Tản Viên - Ngọc Hoa, ao Vua, suối Hai, Đồng Mô, các chùa ở Hà Tây. Phía Bắc có các điểm du lịch như Đền Hùng, khu nghỉ mát Tam Đảo, hồ Đại Lải, chùa Phật Tích, chùa Dâu, đền Bà Chúa Kho, đền Bát Đế. Phía Nam có các điểm du lịch: Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương, chùa Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, đền Đức Thánh Trần. Phía Đông có các điểm du lịch: Đồ Sơn, đảo Cát Bà, Côn Sơn, Kiếp Bạc, chùa Yên Tử, vịnh Hạ Long.
- Các tuyến chính nối các tỉnh lân cận như:
+ Hà Nội - Đồng Mô - Sơn Tây với các cụm điểm du lịch: suối Hai, Ba Vì, ao Vua, hệ thống chùa của Hà Tây.
+ Hà Nội - Bắc Ninh với các cụm điểm đình, chùa, đền, lễ hội.
+ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với các cụm điểm: đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Tử.
+ Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hóa với các cụm điểm du lịch đặc trưng của Ninh Bình, Thanh Hóa.
Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành phát triển theo hướng kinh doanh đa dạng, ngoài chức năng lữ hành, đều có xe ô tô riêng để phục vụ khách, số đơn vị chuyên kinh doanh vận chuyển hay lữ hành chiếm tỷ lệ thấp (20%). Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời và áp dụng năm 2000, các điều kiện kinh doanh được thông thoáng hơn nên số lượng các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tăng vọt. Chỉ riêng 2 năm 1999 và 2000 số đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa tăng gấp 4 lần, nếu tính từ năm 1996 đến 2000, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế chỉ tăng trung bình 9%, thì các doanh nghiệp lữ hành nội địa tăng trung bình hơn 50%, chi nhánh tăng 30%, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch tăng 39%. Với chức năng xây dựng các chương trình du lịch, tổ chức đưa đón hướng dẫn phục vụ khách, hoạt động lữ hành và vận chuyển khách đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng số lượng khách và doanh thu du lịch. Cho đến ...