mankichi84

New Member
Download Đề tài Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

Download Đề tài Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam miễn phí





Trái phiếu quốc tế được Chính phủ chính thức phát hành lần đầu tiên vào năm 2005 và đã thành công rực rỡ, 750 triệu USD trái phiếu đã bán hết veo trong thời gian ngắn. Số lượng đặt mua lên tới 4,5 triệu USD, gấp 6 lần số bán ra. Lãi suất trái phiếu cũng thấp hơn dự kiến ban đầu 7,125% thay vì 7,25% như dự kiến. Đây là bước đầu tiên giúp Việt Nam bước chân vào cánh cửa thị trường vốn quốc tế. Theo thống kê ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản. Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn.
Tiếp theo sự thành công của việc phát hành trái phiếu Quốc tế, trong năm tới Chính phủ sẽ phát hành tối đa 1 tỷ USD, kỳ hạn 15 và 20 năm, trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế vào cuối năm nay với mức lãi suất có thể sẽ cao hơn và quyết định sẽ mà cho các tập đoàn, tổng công ty vay lại.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian qua không ổn định lắm.Thứ ba, việc các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như gần đây liên tiếp nâng mức xếp hạng của VN cũng là một nguyên nhân quan trọng. S&P đã nâng mức tín nhiệm của VN từ BB- lên BB. Moody cũng nâng lên mức Ba3 trong khi một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp VN hạng BB-.
Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình từ 7 – 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây.
- Trái Phiếu chính quyền địa phương: Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành thông qua công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN.
Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương.
- Trái Phiếu doanh nghiệp: Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nha hình thành. Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có những bước đột phá mới, khởi đầu bằng việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) huy động được 5 triệu USD.
Năm 1998, Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin EIS huy động được 10 tỷ. Năm 2003, Tổng công ty Dầu khí huy động được 300 tỷ; Tổng công ty Xi măng được 200 tỷ đồng; EVN được 300 tỷ. Việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu trong giai đoạn này hầu như chưa phát triển. Các tổ chức phát hành chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặc mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP chính thức được ban hành. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Trong năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) huy động được 800 tỷ đồng, Tập đoàn EVN: 5.000 tỷ đồng. Đến tháng 7/2007, Vinashin phát hành thêm được 3.000 tỷ đồng, Vilexim được 5 tỷ, Tổng công ty thép được 400 tỷ đồng, Vinaconex huy động được 1.000 tỷ đồng.
Đối với DN, việc phát hành TP có nhiều ưu điểm so với phát hành CP. Phát hành TP được nhiều DN lớn lựa chọn bởi nó giảm áp lực cho ban điều hành. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các DN giảm chi phí lãi so với việc đi vay và phát hành CP. Nếu huy động vốn thông qua chào bàn CP, DN thường hứa hẹn phải trả tỉ lệ cổ tức khoảng 15%/năm, thậm chí 20%/năm, muốn đảm bảo mức cổ tức này thì lợi nhuận sau thuế của DN tối thiểu 20-25% vốn điều lệ.
Nếu chọn phương pháp vay NH, thì Cty sẽ phải chịu mức lãi suất bình quân 11-15% đối với khoản vay có kỳ hạn  trên 1 năm. Trong khi kênh huy động vốn bằng phát hành TP, lãi phải trả cho trái chủ lớn nhất chỉ khoảng 10,5%/năm đối với TP coupon có kỳ hạn 5 năm. Hơn nữa, lãi suất trả cho trái chủ hàng năm được tính như một khoản chi phí của DN (trong chi phí thuế), nên DN sẽ giảm được áp lực về chi phí vốn trong quá trình điều hành.
Mặt khác, phát hành CP thường gây hiệu ứng pha loãng làm giảm thị giá CP, vì vậy huy động vốn thông qua phát hành TP sẽ được nhiều Cty lựa chọn như một phương pháp vẹn cả đôi đường. Không chỉ là kênh huy động vốn có chi phí trả lãi thấp, phát hành TP còn đòi hỏi thời gian ít hơn so với thời gian đi vay hay phát hành CP.
Hiện nay Nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành TP DN nên chỉ mất khoảng 6 đến 8 tuần DN có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Tuy nhiên, nếu đi vay NH hay phát hành CP, DN sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ. Phát hành TP cho phép DN huy động được lượng vốn lớn. Nếu DN có nhu cầu trên 1.000 tỉ đồng thì họ có thể tiếp cận nguồn vốn từ phát hành TP dễ dàng hơn so với việc đi vay hay phát hành CP.
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hầu như chưa phát triển. Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn. Các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường hầu như chưa có. Một số chuẩn mực kế toán quốc tế quan trọng chưa được ban hành.
Thị trường TP DN cho đến nay vẻn vẹn chỉ có 12 DN phát hành  TP DN. Sau 1 năm thực hiện Nghị định 52, trên thị trường TP quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài gương mặt cũ tham gia, như: Vinashin, TCty Thép VN, TCty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực (ngoài Vinaconex huy động 1.000 tỉ đồng, Vilemim huy động 5 tỉ đồng...).
Gần đây các NHTM cũng tham gia phát hành trái phiếu có cả Trái phiếu chuyển đổi như ACB, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, SCB, VCB.Tuy nhiên chỉ có những DN, NH có uy tín, làm ăn hiệu quả, có cáo bạch rõ ràng, phương án sử dụng vốn hiệu quả thì mới có thể tham gia phát hành trái phiếu được.
Gần đây, ngày 29/11, tại Hà Nội, công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) công bố phát hành thành công 400 tỷ đồng trái phiếu VEC thông qua công ty Chứng khoán Habubank. Trong thời gian tới, VEC sẽ tiếp tục phát hành thêm ra thị trường một khối lượng lớn trái phiếu công trình cho các dự án xây dựng đường cao tốc vào đầu năm 2008. Đây cũng là một trong những dự án phát hành trái phiếu công trình về đường bộ đầu tiên ở Việt Nam của doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Theo dự tính, doanh thu từ hoạt động thu phí và các dịch vụ khác sẽ được sử dụng để hoàn trả cả gốc và lãi của trái phiếu.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam khá ảm đạm, việc phát hành thành công 400 tỷ trái phiếu VEC đã cho thấy trái phiếu các dự án của VEC đã có được độ tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối tượng của đợt phát hành lần này là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm. Khối lượng bảo lãnh phát hành lớn, tính thanh khoản của trái phiếu VEC trong tương lai sẽ rất tốt và Công ty chứng khoán cũng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện mua bán lại để tăng tính thanh khoản của trái phiếu đó là những đặc điểm của trái phiếu này.
Việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu được xem là cách mang lại nhiều lợi ích như huy động vốn từ các thành phần kinh tế, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn cấp phát, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, việc phát hành trái phiếu cũng cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một công cụ tài chính, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay:
Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top