nguyen_leo1230
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909
Theo đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh xây lắp và đặc điểm điều kiện kinh doanh ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909 là toàn bộ công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong kỳ.
Các hạng mục công trình trước khi thi công được lập dự toán tổng hợp và dự toán chi tiết số chi phí phải chi ra để thực hiện công trình. Trong thời gian thi công, các chi phí chi ra cho công trình, hạng mục công trình được tập hợp, ghi chép lại cho đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Khi đó Công ty lập báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-chuyen_de_cac_giai_phap_tang_cuong_quan_ly_chi_phi.npgDjHRcmd.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63646/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ng tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành (Ts%), cách xác định chỉ tiêu :Ts%
=
*100
p
z
Trong đó : p – là lợi nhuận thuần của công trình
Z - giá thành sản phẩm xây lắp công trình
Chỉ tiêu này được xác định cho từng công trình cụ thể riêng biệt
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng giá thành thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Để tăng tỷ suất lợi nhuận giá thành thì phải hạ được giá thành sản phẩm .
3.3.3 Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm xây lắp :
Trong hoạt động kinh doanh, một yêu cầu khách quan đặt ra cho cac doanh nghiệp là : Tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm . Để thực hiện được điều này, các nhà quản trị tài chính phảI thấy được các nhân tố tác động để hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình .
đó là :
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất là nhân tố cực kỳ quan trọng, cho phép các doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh .
Đối với ngành xây dựng, được áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, toạ điều kiện nâng cao năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh
- Tổ chức lao động và sử dụng con người : là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm . Đối với các doanh nghiệp xây lắp, sử dụng nhiều lai động, việc quản lý là khá phức tạp và khó khăn, thêm vào đó do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành, địa bàn sản xuất phân tán, … Trên cơ sở đó nhà quản trị doanh nghiệp phải tổ chức lao đông một cách khoa học, hợp lý, tạo ra sức kết hợp giữa các yếu tố sản xuất, loại trừ tình trạng lãng phí lao động, giảm thời gian ngừng việc . Điều quan trọng nhất là phải biết bố trí đúng người, đúng việc, khơi dậy lòng nhiệt tình hăng say lao động, phát huy sáng kiến, … trong mỗi người làm cho họ gắn bó và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp . Vấn đề này đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phảI co trình độ tổ chức, xây dựng kỷ luật, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân, biết động viên một cách kịp thời thoả đáng, quan tâm đến điều kiện sống và làm việc của mỗi người .
- Tổ chức sản xuất và tài chính : tổ chức tốt quản lý sản xuất và quản lý tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm . Đối với ngành xây dựng do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nên ngoài các biện pháp quản lý chung như các ngành khác, các doanh nghiệp xây lắp còn có một số đặc điểm quản lý riêng như
+ Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, phức tạp, địa điểm khác nhau nên doanh nghiệp cần đưa ra phương pháp quản lý và tài chính riêng cho từng công trình riêng biệt .
+ Thời gian thi công thường dài, vì thế việc tổ chức quản lý sản xuất và tài chính phải phối hợp với nhau một cách ăn khớp . Tìm nguồn tài trợ tối ưu, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, khi đã được cung ứng vốn thì phải tiến hành tổ chức sản xuất đúng tiến độ, chất lượng đúng thiết kế, khối lượng đúng kế hoạch để nhanh chóng hoàn thành bàn giao, thanh toán thu hồi vốn đàu tư, trang trải các khoản nợ, …
+ Phải có các giải pháp tài chính dự phòng cho từng công trình, để giảm rủi ro cho doanh nghiệp .
3.4 Giám đốc tài chính trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm .
Đây là chức năng vốn có của tài chính doanh nghiệp . Trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp cần thực hiện công tác kiểm tra bằng đồng tiền, các công trình xây dựng nhằm thúc đẩy các đội nhận khoán, thi công công trình sử dụng vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch . Cấp vốn cho các tổ đội sản xuất dưới dạng vốn tạm ứng, thực hiện cấp tạm ứng theo nhu cầu của công việc xây lắp, thường xuyên kiểm tra việc sản xuất, việc sử dụng vốn .
Giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, đẩy nhanh tiến độ thi công, ngăn chặn những chi phí vượt định mức . Trên cơ sở đó ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp . Để thực hiện tốt chức năng giám đốc tài chính, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, kết hợp với việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên, định kỳ, đột xuất, công tác thi công ở các công trình . Cần thiết phải kiểm tra tài chính đối với từng khoản mục chi phí .
- Đối với khoản mục vật tư : Đây là khoản mục chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản phẩm . Tiết kiệm chi phí vật tư có ảnh hưởng lớn tới hạ giá thành sản phẩm . Đây là trọng tâm trong công tác quản lý chi phí sản xuất . Mức tiêu hao vật tư phụ thuộc vào hai nhân tố : Định mức tiêu hao vật tư và đơn giá vật tư . Để giảm định mức tiêu hao vật tư cần sử dụng tiết kiệm, giảm hao hụt trong các khâu của quá trình sản xuất . Doanh nghiệp cần xây dựng định mức tiêu hao cho từng loại vật tư, định mức hao hụt, đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các định mức kinh tế – kỹ thuật tiên tiến . Về giá cả vật tư là do quy định của thị trường, để giảm được chi phí vật tư doanh nghiệp cần lựa chọn được bạn hàng cung cấp uy tín, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản thấp nhất .
-Đối với khoản mục chi phí nhân công : Để hạ thấp chi phí này trong các doanh nghịêp thường đẩy nhanh tiến độ thi công, năng cao năng suất lao đông, đảm bảo nâng cao đời sống của công nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp . Nghĩa là, cần giải quyết được hai yêu cầu : tăng năng suất lao đông, tăng lương cho công nhân và đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương . Để đạt được điều đó nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần đưa ra được các giải pháp tổ chức sử dụng lao đông, có chế độ khuyến khích vật chất, hứa hẹn khả năng thăng tiến cho người lao đông, …
- Đối với khoản mục chi phí tổng hợp : Bao gồm chi phí giao dịch, tiếp khách, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác …Đây là những khoản chi rất khó kiểm soát và rất dễ bị lạm dụng . Việc kiểm tra tài chính đối với khoản mục này là rất quan trọng . Để kiểm tra được khoản mục này cần xây dựng định mức chi tiêu theo tỷ lệ % trên doanh thu, mọi khoản chi phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ, phải xem xét đánh giá xem lợi ích của các khoản chi đó mang lại có tương xứng với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hay không .
Kết luận :
Tóm lại, để quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nhà quản trị doanh nghiệp cần am hiểu đặc điểm kinh doanh của doanh nghịêp mình, tiến hành phân loại chi phí, thấy được sự cần thiết của việc quản lý chi phí, xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí và giá thành sản phẩm . Từ đó đưa ra các phương hướng, biện pháp quản lý phù hợp với doanh nghiệp mình . Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình .
CHƯƠNG II
Tình hình quản l...