Milap

New Member
Download Luận văn Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Download Luận văn Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 3
I. Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 3
2. Vị trí và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 5
3. Tiềm năng và thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 7
3.1. Nguồn nhân lực. 7
3.2. Tài nguyên thiên nhiên. 8
3.3. Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật. 10
4. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 12
4.1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. 12
4.2. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp. 14
4.3. Phát triển văn hoá- xã hội. 15
4.4. Phát triển kết cấu hạ tầng: 16
II. Lựa chọn các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2001-2010. 17
1. Quan niệm về các ngành công nghiệp chủ yếu. 17
2. Các tiêu chí lựa chọn ngành công nghiệp chủ yếu. 19
2.1. Hệ thống tiêu chí lựa chọn ở tầm vĩ mô. 19
2.2. Hệ thống tiêu chí lựa chọn của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. 21
3. Hệ thống các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 24
III. Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 32
1. Vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp chủ yếu trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 32
1.1. Ngành công nghiệp chủ yếu góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng. 32
1.2. Ngành công nghiệp chủ yếu giúp phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng cũng như của quốc gia. 33
1.3. Ngành công nghiệp chủ yếu góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 33
2. Sự thay đổi trong các yếu tố phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 34
2.1. Nguồn nhân lực. 34
2.2. Tài nguyên thiên nhiên. 35
2.3. Điều kiện kết cấu hạ tầng. 36
2.4. Việc thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư. 36
3. Những yêu cầu mới trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời gian tới. 37
3.1. Đổi mới tư duy kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 37
3.2. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp – khu công nghệ cao của vùng là một trong những mục tiêu quan trọng. 38
3.3. Nâng cao quan điểm phát triển công nghiệp chủ yếu của vùng. 38
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TÉ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ TRONG THỜI GIAN QUA 40
I. Quy mô phát triển sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu. 40
1. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 40
2. Lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 45
3. Trình độ công nghệ sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 50
II. Mạng lưới phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 52
1. Phân bố theo không gian lãnh thổ của vùng. 52
2. Tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 56
III. Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ yếu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 59
1. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh cao. 60
2. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh trung bình. 65
3. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh yếu. 68
IV. Kết luận về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 70
1. Những mặt được. 70
2. Những mặt chưa được. 73
3. Những nguyên nhân chủ yếu. 77
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 79
I. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 79
1. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 79
2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 79
II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới. 81
1. Định hướng danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quan điểm của tác giả. 81
2. Tổ chức sắp xếp, quy hoạch lại các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng. 84
3. Chính sách ưu tiên cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 87
3.1. Về tổ chức và cơ chế sản xuất kinh doanh. 87
3.2. Chính sách về huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng. 88
3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực ưu tiên cho các ngành công nghệp chủ yếu của vùng. 97
3.4. Chính sách về tài chính, thuế. 98
4. Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với sự phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 100
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

u ở mức dưới 10%
Nếu xét theo địa phương thì Hà Nội là nơi tập trung cao nhất giá trị sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp chủ yếu, tiếp theo là Quảng Ninh, Hải Phòng. Địa phương có giá trị sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu thấp nhất là Băc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc.
Các ngành công nghiệp chủ yếu chiếm tới 96% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tương đương các ngành công nghiệp chủ yếu đã tạo ra 64504,2 tỷ đồng trong GDP của toàn vùng, bằng 40,5% GDP toàn vùng.
2. Lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Tính đến năm 2005 số lao động hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có khoảng 1702,915 nghìn người, chiếm gần 96% tổng số lao động công nghiệp của toàn vùng (trong vùng có khoảng 1773,87 nghìn lao động trong lĩnh vực công nghiệp) chiếm 23,232% tổng số lao động của cả vùng và bằng 21.888% tổng số lao động trong ngành công nghiệp của cả nước. Số lao động trong ngành công nghiệp của vùng đứng thứ 2 trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước (đứng sau vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam – 2161,4 nghìn người và đứng trên vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung – 722,125). So với năm 2004 thì tốc độ tăng số lao động trong ngành công nghiệp chủ yếu của vùng là 8,7% (năm 2004 số lao động công nghiệp chủ yếu là khoảng 1554,76 nghìn người) đứng thứ 2 về tốc độ gia tăng lao động công nghiệp trong cả 3 vùng kinh tế trọng điểm (đứng sau vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung – 13,8% và đứng trên vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam – 6,1%).
Quy mô về lao động được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đơn vị: Người.
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
1374732
1467583
1577556
1698403
1870176
Công nghiệp khai thác
97999
111914
129821
152799
196046
Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm
154988
168937
184817
200157
222917
Công nghiệp cơ khí
151839
161101
173022
185480
203178
Công nghiệp luyện kim – kim loại
210807
214812
219538
223929
232438
Công nghiệp điện tử - tin học
125494
128506
131590
134880
137861
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
132115
138324
145102
152357
160387
Công nghiệp hóa chất
32671
37245
42683
49384
59491
Công nghiệp dệt may - da giầy
214483
225851
237144
249475
261384
SX và phân phối điện, nước
13525
13593
13661
13743
13807
Tiểu thủ công nghiệp
240811
267300
300178
336199
382667
Theo dõi bảng trên ta thấy số lao động trong các ngành tăng liên tục qua các năm là một biểu hiện tốt cho việc thu hút lao động, giải quyết việc làm, từ đó làm tổng số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu cùng tăng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy vào chuyển dịch cơ cấu lao động trong cơ cấu chung nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Tới năm 2006 tổng số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu đã đạt gần 2 triệu lao động (1870176 lao động) chiếm khoảng 13,6% tổng dân số của vùng và khoảng 25,4 tổng số lao động của cả vùng. Cho tới nay thì số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu đã là trên 2 triệu lao động chiếm khoảng 14% tổng dân số của cả vùng và khoảng 26% tổng số lao động của cả vùng.
Nhưng xét về số lượng thì số lao động trong các ngành luôn tăng qua các năm, ít có các ngành số lao động giảm xuống điều này thể hiện sự phát triển của các ngành có sự mở rộng về quy mô
Chúng ta có thể theo dõi tốc độ tăng số lao động trong các ngành và tốc độ tăng tổng số lao động chung của các ngành chủ yếu qua bảng sau:
Bảng 5: Tốc độ tăng số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đơn vị: %
2003
2004
2005
2006
Tổng số
6,8
7,5
7,7
10,1
Công nghiệp khai thác
14,2
16
17,7
28,3
Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm
9
9,4
8,3
11,4
Công nghiệp cơ khí
6,1
7,4
7,2
9,5
Công nghiệp luyện kim – kim loại
1,9
2,2
2
3,8
Công nghiệp điện tử - tin học
2,4
2,4
2,5
2,2
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
4,7
4,9
5
5,2
Công nghiệp hóa chất
14
14,6
15,7
20,5
Công nghiệp dệt may - da giầy
5,3
5
5,2
4,8
SX và phân phối điện, nước
0,5
0,5
0,6
0,5
Tiểu thủ công nghiệp
11
12,3
12
13,8
Có thể nhận thấy những ngành có tốc độ tăng số lao động cao trên 10% như là công nghiệp khai thác (28,3% năm 2006), công nghiệp hóa chất (20,5% năm 2006), tiểu thủ công nghiệp (13,8% năm 2006), công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm (11,4% năm 2006). Những ngành có tốc độ tăng cao này đều là những ngành phát triển đang ở giai đoạn sử dụng nhiều lao động, xét trên góc độ nào đó thì là những ngành có trình độ công nghệ không cao, và là những ngành dựa vào khai thác nguồn tài nguyên. Việc ngành tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng cao như vậy là do mục tiêu giải quyết việc làm cho các lao động tại nông thôn bằng việc khuyến khích các làng nghề phát triển. Ngành khai thác, và ngành chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm thì đang tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có, trình độ chế biến chưa chuyên sâu, khai thác còn mang nhiều tính truyền thống (nhất là ngành công nghiệp khai thác) nên cần sử dụng một lực lượng lao động lớn. Ngành cơ khí có tốc độ tăng số lao động là khá tốt, ngành dệt may – da giầy và ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện nước có tốc độ tăng số lao động khá ổn định. Ngành công nghiệp luyện kim – kim loại và ngành điện tử - tin học có tốc độ tăng khá ổn định nhưng ở mức thấp so với các ngành khác, theo đánh giá thực tế sự phát triển thì với mức tăng số lao động như vậy là chưa hợp lý với nhu cầu phát triển và tiềm năng phát triển của hai ngành này.
Về cơ cấu lao động của từng ngành trong cơ cấu lao động chung của các ngành công nghiệp chủ yếu có thể theo dõi ở bảng dưới đây:
Bảng 6: Cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đơn vị: %
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
100
100
100
100
100
Công nghiệp khai thác
7,1
7,6
8,2
9
10,5
Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm
11,3
11,5
11,7
11,8
11,9
Công nghiệp cơ khí
11
11
11
10,9
10,8
Công nghiệp luyện kim – kim loại
15,3
14,6
13,9
13,2
12,4
Công nghiệp điện tử - tin học
9.1
8,8
8,3
7,9
7,4
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
9,6
9,4
9,2
9
8,6
Công nghiệp hóa chất
2,4
2,5
2,7
2,9
3,2
Công nghiệp dệt may - da giầy
15,6
15,4
15
14,7
14
SX và phân phối điện, nước
1
1
0,9
0,8
0,7
Tiểu thủ công nghiệp
17,6
18,2
19,1
19,8
20,5
Với bảng cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chúng ta có thể thấy rằng các ngành sử dụng nhiều lao động vẫn là các ngành mang tính chất truyền thống sử dụng nhiều lao động phổ thông có trình độ trung bình, đặc biệt là sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn có số lượng lao động rất lớn. Trong khi đó các ngành công nghiệp mới, được nhận định có tiềm năng cao như ngành điện tử - tin học, vật liệu xây dựng sẽ sử dụng những lao động có trình độ đào tạo cao hơn lại là những ngành có...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top