kasperskyvn
New Member
Download miễn phí Khóa luận Giải pháp và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường Nhật Bản
Có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc hay thẻ tín dụng. Nhưng hiện nay hình thức được sử dụng nhiều nhất là thẻ tín dụng và thanh toán qua ngân hàng. Vì người Nhật có thói quen sử dụng vé tháng trong các dịch vụ nên việc chuyển khoản qua ngân hàng rất có giá trị. Ngoài ra khi giao dịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì sử dụng ngân hàng an toàn hơn và tiện lợi hơn.
Có một lưu ý khi mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng là đa số các ngân hàng không chấp nhận chữ ký cá nhân mà chỉ chấp nhận con dấu, cũng như không chấp nhận Passport mà chỉ chấp nhận ID do cơ quan phụ trách cấp mới làm được. Hệ thống ATM tại các ngân hàng chỉ hoạt động đến 21h, nhưng các máy ATM công cộng thì vẫn hoạt động 24/24. Có một số ngân hàng không muốn làm các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, ví dụ như có trường hợp muốn chuyển một món đồ trị giá 10 USD sẽ phải chịu phí từ 35 USD đến 70 USD. Nhưng nhìn chung thì hệ thống ngân hàng của Nhật khá an toàn và hiện đại.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-18-khoa_luan_giai_phap_va_nhung_luu_y_cho_doanh_nghie.cRIS5Ch1Cx.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-45865/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ậy cho dù trên thị trường có sự thay đổi gây bất lợi cho họ song họ vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ này. Ngoài ra, giữa các nhà sản xuất cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu như một công ty nào đó đang tìm nhà cung ứng mới, thì nhà cung ứng hiện tại có thể cùng với nhà cung ứng khác của ngành hàng đó thao túng giá cả, đề phòng sự thay đổi giá cả, khiến cho công ty này khó có thể tìm được nhà cung ứng nào khác có khả năng ưu đãi hơn.Đây cũng là một trong những nét rất đặc trưng của thị trường Nhật. Mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh rất quan trọng, và nó góp phần tạo nên mối quan hệ theo chiều dọc giữa các công ty. Do đó, các nhà kinh doanh nếu đã có một mối quan hệ với nhau thì gần như là mối quan hệ đó sẽ kéo dài mãi mãi. Đây có thể là một điểm yếu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
c. cách bán hàng trên thị trường
Đối với bán buôn :
Muốn bán được sản phẩm ở các cửa hàng lớn thì nhân viên bán hàng phải thông qua mối quan hệ nào đó hay qua giới thiệu để tiếp xúc được với nhân viên nghiệp vụ của bộ phận nhập hàng của cửa hàng đó còn nếu không thì rất khó có thể tự mình thực hiện được ý đồ. Do vậy khi đi bán hàng cần có kế hoạch tiếp xúc, lựa chọn người giao tiếp, tối thiểu phải ngang hàng với người mình định gặp. Ngoài ra người bán hàng trên thị trường Nhật còn phải chú ý tới vấn đề quyết toán của công ty và hãng buôn Nhật vì các công ty mỗi năm có 2 lần dự toán, mà ngoại trừ trường hợp đặc biệt nếu công ty đó không tiến hành dự toán một loại sản phẩm nào đo thì ngưòi bán hàng cũng không thể tiến hành đàm phán đối với mặt hàng đó và như thế sẽ phải chờ đến thời gian sau. Bên cạnh đó khi đi đàm phán đối với một mặt hàng nào thì cần chuẩn bị đầy đủ tỉ mỉ các tài liệu liên quan, điều này hết sức quan trọng.
Đối với bán lẻ :
ở Nhật, do hệ thống bán lẻ như siêu thị, cửa hàng, máy bán hàng tự động rất nhiều nên hầu như không có hình thức gõ cửa bán hàng trực tiếp. Và dường như người Nhật không thích hình thức bán hàng này, vì nó có vẻ như xâm phạm đời tư cá nhân. Nhưng với các đồ ăn hay hàng hoá tiêu dùng thì dịch vụ gọi điện mang hàng tới lại được ưa thích.
Một đặc điểm không kém độc đáo của hệ thống bán lẻ tại Nhật là hệ thống cửa hàng “ 100 Yên”. Tại đây có rất nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau và giá thì đồng hạng là 100 Yên một món. Những cửa hàng này rất được ưa chuộng và góp phần đáng kể vào việc kích thích tiêu dùng.
3. Hệ thống thanh toán
Có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc hay thẻ tín dụng. Nhưng hiện nay hình thức được sử dụng nhiều nhất là thẻ tín dụng và thanh toán qua ngân hàng. Vì người Nhật có thói quen sử dụng vé tháng trong các dịch vụ nên việc chuyển khoản qua ngân hàng rất có giá trị. Ngoài ra khi giao dịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì sử dụng ngân hàng an toàn hơn và tiện lợi hơn.
Có một lưu ý khi mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng là đa số các ngân hàng không chấp nhận chữ ký cá nhân mà chỉ chấp nhận con dấu, cũng như không chấp nhận Passport mà chỉ chấp nhận ID do cơ quan phụ trách cấp mới làm được. Hệ thống ATM tại các ngân hàng chỉ hoạt động đến 21h, nhưng các máy ATM công cộng thì vẫn hoạt động 24/24. Có một số ngân hàng không muốn làm các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, ví dụ như có trường hợp muốn chuyển một món đồ trị giá 10 USD sẽ phải chịu phí từ 35 USD đến 70 USD. Nhưng nhìn chung thì hệ thống ngân hàng của Nhật khá an toàn và hiện đại.
II. Người tiêu dùng Nhật Bản
Người tiêu dùng là nhân tố quan trọng nhất mà các nhà kinh doanh cần nghiên cứu. Vì một hàng hoá có bán được hay không là phụ thuộc vào việc nó có được người tiêu dùng chấp nhận hay không ? Đặc biệt là với thị trường Nhật – một thị trường còn khá mới mẻ với đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
1. Những yếu tố quyết định tới tiêu dùng của người Nhật
Tập quán tiêu dùng bắt nguồn từ văn hoá truyền thống và không phải là bất biến. Nó chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố:
a. Thu nhập:
Trước đây, do chế độ làm việc cả đời tức là thanh niên ngay sau khi tốt nghiệp trung học hay đại học sẽ kiếm việc làm và làm việc ở công ty đó đến khi về hưu thì tiền lương dựa cơ bản vào thâm niên làm việc ở công ty. Tuy nhiên ngày nay người ta đang có xu hướng trả lương theo khả năng làm việc nhiều hơn. Bên cạnh lương tháng, hầu hết người lao động được thưởng một năm 2 lần. Tiền thưởng mỗi lần bằng khoảng 1 đến 3 tháng lương. Đối với người lao động, các chi phí sinh hoạt bình thường hàng ngày được thanh toán từ lương tháng còn tiền thưởng được để tiết kiệm hay dùng cho các cuộc mua sắm tốn kém và trả tiền vay ngân hàng. Tiền thưởng được phát vào tháng 6 hay tháng 7 và tháng 12, trùng với thời gian tặng quà ở Nhật. Do đó, tiền thưởng góp phần tạo ra 2 đỉnh điểm về sức mua trong năm. Thời gian nhận tiền thưởng cũng là thời gian mua sắm. Vào thời gian này người tiêu dùng mua các mặt hàng đắt tiền, đồ phụ trợ và hàng tiêu dùng lâu năm như ô tô, tủ lạnh… Chính vì vậy, thời gian nhận tiền thưởng cũng là thời kỳ có nhiều cơ hội bán hàng nhất, cả hàng nội địa lẫn hàng ngoại nhập. Ngoài lương và tiền thưởng ra, người lao động còn được nhận một khoản phúc lợi của công ty. Tất cả các khoản thu nhập tạo nên ngân sách gia đình. Theo thống kê, 73,4% thu nhập của ngân sách gia đình lao động Nhật Bản dùng để trang trải các chi phí sinh hoạt. Chi phí về nhà ở và giáo dục của Nhật Bản thuộc vào một trong những nước cao nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, ngày nay người Nhật ngày một chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động vui chơi, giải trí.
b. Tuổi tác và lối sống
Mỗi độ tuổi có một lối sống khác nhau, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng tiêu dùng của toàn xã hội. Chúng ta có thể thống kê nhu cầu theo từng độ tuổi như sau :
Nhi đồng : Có một hiện tượng xảy ra ở Nhật Bản là hiện nay dân số đang già đi một cách đáng báo động. Nguyên nhân là do các phụ nữ Nhật Bản hiện tại ít chịu sinh con ( số con trung bình của 1 phụ nữ Nhật là 1.36 - thống kê của chính phủ năm 2001) và số người chọn sống độc thân ngày càng tăng lên. Nhưng cũng chính vì nguyên nhân này mà trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn và được dành nhiều ưu đãi hơn. Thậm chí bởi vì ít con nên người Nhật sẵn sàng bỏ tiền ra nhiều hơn cho các sản phẩm dành cho trẻ em. Hàng hoá dành cho các em thường là đồ chơi, quần áo, sách vở,.. càng ngày càng tinh xảo và nhiều chức năng.
Thanh niên : Học sinh trung học và sinh viên Nhật Bản khá năng động. Ngoài thời gian học tại trường, họ thường tìm kiếm các công việc làm thêm. Bên cạnh trang trải tiền phương tiện đi học, họ bỏ tiền túi để ăn uống, mua đĩa nhạc, xem phim ảnh và tham gia các hoạt động trong dịp lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Do đặc trưng của lứa tuổi, những người này dễ dàng chạy theo mốt và không quan tâm lắm đến sự nổi tiếng của nhãn...