Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp luật về giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước; chỉ ra những đặc trưng của giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở nước ta. Khái quát thực trạng và kết quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tập thể lao động, giám sát trực tiếp của công dân, vai trò của dư luận xã hội và hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc giám sát đối với quyền lực nhà nước; đề xuất một số giải pháp tăng cường giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước thời gian tới
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khoa học cũng nhƣ thực tiễn đời sống chính trị - pháp lý đã khẳng định và
ngày càng làm sáng tỏ nguyên lý rằng nhà nƣớc không phải là một “lực lƣợng bên
ngoài, áp đặt lên xã hội” mà về bản chất nhà nƣớc là “lực lƣợng nảy sinh từ xã hội”,
quyền lực nhà nƣớc do xã hội “trao cho” để phục vụ nhu cầu, lợi ích vì sự phát triển
của xã hội. Trong mối quan hệ đó, xã hội - đƣợc tạo nên bởi những ngƣời dân với vai
trò cá nhân hay trong những nhóm và những tổ chức mà ngƣời dân tham gia - có
quyền giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc. Cụ thể là giám sát đối với việc tổ chức
và thực hiện quyền lực thông qua quá trình hoạt động của các cơ quan trong bộ máy
nhà nƣớc.
Chúng ta đang xây dựng “Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Nhà nƣớc pháp quyền với những đặc trƣng của nó
luôn đặt ra yêu cầu bắt buộc có những cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Bộ máy
nhà nƣớc là một hệ thống hoàn chỉnh nhờ thế đã thiết lập nên những phƣơng thức nội
tại để hạn chế quyền lực. Tuy nhiên, tất cả những phƣơng thức nhƣ: phân chia quyền
lực, kiềm chế và đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh quyền lập pháp - hành pháp - tƣ
pháp, lập ra các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm sát của nhà nƣớc,... đều chỉ là
những biện pháp do bản thân nhà nƣớc thực hiện; tự nó chƣa đủ để bảo đảm cho cơ
chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực hiện một cách toàn diện. Khoa học và
thực tiễn cho thấy, yếu tố giám sát từ bên ngoài, từ phía xã hội công dân, tức là giám
sát xã hội đối với nhà nƣớc pháp quyền là quan trọng và cần thiết.
Trên một khía cạnh khác, mục tiêu “đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới” ở
nƣớc ta dẫn đến tất yếu phải đổi mới hệ thống chính trị. Càng đi sâu vào đổi mới hệ
thống chính trị, chúng ta gặp phải ngày càng bức thiết đòi hỏi phát huy cao độ nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, cụ thể hoá cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ”, tăng cƣờng giám sát và phản biện xã hội đối với chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc trong bối cảnh duy nhất
một đảng cầm quyền.
2
Thực tế thời gian qua cho thấy: Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, tổ chức bộ
máy và cơ chế vận hành của Nhà nƣớc ta đã có nhiều đổi mới, trong đó, đã tổ chức
nghiên cứu, ban hành và đƣa vào thực hiện nhiều chủ trƣơng, nghị quyết, văn bản
pháp luật liên quan đến việc phát huy vai trò của giám sát xã hội đối với tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Cùng với sự tích cực và năng động của các chủ thể
giám sát, việc đa dạng hóa về hình thức, cụ thể hóa về nội dung, thẩm quyền, phạm
vi giám sát đã góp phần làm cho hiệu quả giám sát xã hội đối với quyền lực nhà
nƣớc ngày một tăng lên. Tuy vậy, xét trên bình diện chung, cơ chế vận hành của Nhà
nƣớc trong xã hội vẫn chƣa khắc phục đƣợc những khiếm khuyết ngày càng hiện rõ,
đó là: Hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc chƣa thực
sự khoa học và hiệu quả; tệ quan liêu và tham nhũng ngày càng nghiêm trọng; một
bộ phận cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc thực thi Hiến pháp và pháp luật chƣa
thực sự nghiêm minh, chức năng còn chồng chéo hay có nhiệm vụ còn bỏ trống; có
hiện tƣợng “lấn sân”, vƣợt cấp, vƣợt quyền; dân chủ có lúc, có nơi bị vi phạm,…
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể phân tích trên nhiều lĩnh vực song có
một thực tế rất rõ là giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc còn bị coi nhẹ. Một
mặt, về nhận thức cho rằng giám sát xã hội không có tính cƣỡng chế, không đem lại
những hậu quả pháp lý trực tiếp nên ít đƣợc coi trọng (cả về phía chủ thể của quyền
giám sát và phía đối tƣợng bị giám sát). Mặt khác, cũng còn thiếu những sự đầu tƣ
thực sự cả về cơ chế pháp lý và điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giám sát xã
hội trở thành quyền và trách nhiệm thiết thân đối với mỗi cơ quan, tổ chức, công dân
và các thiết chế xã hội khác. Việc nghiên cứu về bản chất, cơ chế pháp lý, các chủ
thể, phạm vi, nội dung, hình thức, hiệu lực, hiệu quả… của giám sát xã hội với tƣ
cách là một loại giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc chƣa đƣợc tiến hành đầy đủ.
Trong bối cảnh phải gấp rút hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta đã gặp không ít khó khăn, lúng túng
khi xử lý các vấn đề liên quan đến giám sát từ phía một xã hội đang trên đà phát triển
đối với một nhà nƣớc mới ở giai đoạn khởi đầu của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền.
Chính vì lý do đó, cùng với tính chất công việc bản thân đang làm hiện nay,
tui lựa chọn đề tài "Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam" làm
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học của mình nhằm làm rõ cơ sở lý luận, pháp luật
và thực tiễn của vấn đề này; đồng thời đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp tăng
cƣờng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc trong thời gian tới.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Qua các tài liệu, sách báo khoa học pháp lý phổ biến ở nƣớc ta hiện nay cho
thấy các cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến giám sát
đối với quyền lực nhà nƣớc dƣới nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào những nhóm
vấn đề chủ yếu, nhƣ:
Một là, những vấn đề chung về giám sát: Quan niệm giám sát, các loại, các
lĩnh vực, nội dung của giám sát, điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động
giám sát, hiệu quả giám sát, bàn về cơ chế giám sát và hoàn thiện cơ chế giám sát
việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay, những kinh nghiệm về kiểm
tra, giám sát ở các nƣớc trên thế giới,... Đó là những bài viết của nhiều tác giả đăng
trên các tạp chí chuyên ngành, nhƣ: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phòng Quốc
hội), Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Viện Nghiên cứu Nhà nƣớc và pháp luật). Có
một số sách đã xuất bản và phát hành nhƣ cuốn Giám sát và cơ chế giám sát việc
thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay gồm nhiều bài viết của các tác giả
do GS.TSKH. Đào Trí Úc và PGS.TS. Võ Khánh Vinh làm chủ biên.
Hai là, hoạt động giám sát của bộ máy nhà nƣớc: Đa số các tác giả tập trung
nghiên cứu giám sát của các cơ quan dân cử (Quốc hội, hội đồng nhân dân, các cơ
quan thuộc Quốc hội, các cơ quan thuộc hội đồng nhân dân) với cơ quan hành chính,
cơ quan tƣ pháp và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nƣớc. Đó là các bài viết:
Quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyền giám sát của các cơ quan của Quốc
hội - Đối tượng, nội dung, cách thực hiện và hậu quả pháp lý của PGS.TS.
Trần Ngọc Đƣờng, Về phạm vi, hình thức giám sát của Quốc hội của PGS.TS. Phạm
Hồng Thái; Vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân của
TS. Vũ Thƣ,... Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ quản lý hành chính công với đề tài: Tăng
cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với cơ quan hành chính nhà nước ở
trung ương của ThS. Trƣơng Thị Mai (2004); các hội thảo khoa học do Văn phòng
Quốc hội, các uỷ ban của Quốc hội tổ chức. Một số tác giả nghiên cứu về giám sát
thông qua hoạt động của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nƣớc, nhƣ: Các bài viết
về Vấn đề giám sát của Chủ tịch nước của ThS. Đỗ Gia Thƣ, Vai trò của toà hành
chính trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện quyền lực nhà nước của ThS. Đặng
Xuân Đào và CN. Mai Văn Quang, Mấy nhận thức về cơ chế kiểm tra, giám sát của
Viện kiểm sát nhân dân của ThS. Phạm Văn Tỉnh;…
Về hoạt động giám sát của các chủ thể bên ngoài nhà nước cũng có một số
nhà khoa học đã đề cập đến. Đó là, viết về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong cuốn Sự hạn chế quyền lực nhà nước của PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung; giám
sát của Mặt trận, các tổ chức thành viên và công dân trong cuốn Đổi mới, hoàn thiện
bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay của PGS.TS. Bùi Xuân Đức, Nhân dân
giám sát các cơ quan quyền lực dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của TS.
Đặng Đình Tân (chủ biên); một số bài viết về nhà nƣớc pháp quyền, xã hội công dân
trên các tạp chí chuyên ngành của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế; một số chuyên đề
nghiên cứu hằng năm về giám sát của Ban Dân chủ - Pháp luật thuộc Ủy ban Trung
ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về
giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc dƣới góc độ chung và tƣơng đối hệ
thống. Những tài liệu nêu trên có giá trị tham khảo tốt để tác giả Luận văn nghiên
cứu và vận dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích của luận văn:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp luật về giám sát xã hội đối với quyền
lực nhà nƣớc mà cụ thể là giám sát đối với tổ chức và hoạt động thực hiện quyền lực
nhà nƣớc; chỉ ra những đặc trƣng của giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc ở
nƣớc ta; khái quát đƣợc thực trạng và kết quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tập thể lao
động, giám sát trực tiếp của công dân, vai trò của dƣ luận xã hội và hoạt động của
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top