katcat_vn1986

New Member

Download Đề tài Giảng dạy thơ thất ngôn bát cú - Đường luật chữ Hán và thơ chữ Nôm trong chương trình thơ Ngữ văn 7 miễn phí





- Có thể nói thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay thơ đường nói chung là một thể loại thơ thật khó, khắt khe về niêm luật, khó làm, khó diễn tả tình cảm, cảm xúc tự nhiên. Song thơ Đường lại để lại một thành tựu vô cùng rực rỡ ( chưa từng thấy so với một số lượng tác giả đông đảo ( Hơn 2.000 tác giả / ở Trung Quốc ) và với trên 40 nghìn tác giả có giá trị. Và ở Việt Nam ta thơ đường cũng được nhiều nhà thơ sáng tác hay và đạt tới trình độ điêu luyện nhơ : Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Tản Đà .
- Đường thi là một sản phẩm vô giá của Văn học nhân loại.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tác giả: Hoàng Thọ Hữu
Nghề nghiệp : Dạy học
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học Chuyên ngành Ngữ Văn
Nơi công tác: Trường THCS Thị trấn Xuân Trường
huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định
Điện thoại 03503 886030
D Đ 0977 055 699
Giảng dạy
thơ “ Thất ngôn bát cú - đường luật chữ Hán và thơ chữ nôm.”
Trong chương trình thơ
Ngữ văn 7
A/ Phần mở đầu :
I- Lý do chọn đề tài :
Năm học 2007 - 2008 là năm học thứ năm áp dụng chương trình thay sách và là năm thứ tư thực hiện thay sách ở môn Ngữ văn lớp 7, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 7 môn Ngữ văn tui cũng hết sức bỡ ngỡ trước những thay đổi đầu tiên về chương trình cũng như phương pháp giảng dạy mới. song thiết nghĩ tui cũng xin đưa ra một số vài suy nghĩ, những đề nghị của mình về một vấn đề trong chương trình Ngữ văn 7 để được góp ý kiến và được nghe những ý kiến từ các cấp chuyên môn có thẩm quyền.
Thể thơ “ Thất ngôn bát cú Đường luật “ với Đường thơ và thơ nôm lần đầu tiên được áp dụng vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 7 và với đối tượng học sinh lớp 7 chúng ta sẽ giảng dạy như thế nào, áp dụng phương pháp như thế nào, nội dung tác phẩm truyền đạt ở mức độ nào ? đó là việc tui nhận thấy cần bàn và tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, những mong sẽ dần đi được đến một sự thống nhất tương đối cho việc giảng dạy thể loại thơ này .
II- Cơ sở khoa học của thất ngôn bát cú Đường luật và ( thơ Nôm ) đánh giá chung về giảng dạy thơ thất ngôn bát cú .
1- Cơ sở khoa học :
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là một thơ luật ( thể luật ) - được quy ước một cách rất nghiệm khắc nếu không nói là rất khắt khe . Thơ Luật là thơ có từ đời Đường năm 620 -905 cho nên gọi là Đường Luật . Mỗi bài thơ làm tám câu , năm vần và phải theo đúng niêm luật .
- Thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật thực chất không có gì khác so với thơ Đường luật . Và chính ví những niêm luật khắt khe như thế nên việc giảng dạy thực sự là vấn đề khó. Khó ở chỗ giáo viên giúp cho học sinh nắm bắt, hiểu được thể thơ đã là việc quá khó chứ chưa dám nghĩ tới việc giúp học sinh phân tích giá trị của pháp thơ Đường luật.
2- Đánh giá chung về giảng dạy thơ thất ngôn bát cú đường luật :
- Trước đây thơ thất ngôn bát cú Đường luật được áp dụng giảng dạy ở lớp 8 và chủ yếu ở lớp 9 ( với bậc THCS ) được giảng dạy chủ yếu theo bố cục 4 phần của bài thơ và khai thác bổ ngang, ít chú trọng đến vần, luật và luật bằng trắc của thể thơ mà mới chỉ dừng lại ở việc khai thác đối ở 4 câu gữa bài ( 2 câu thực, 2 câu luận ). Tuy nhiên tui nhận thấy dạy thơ Đường luật thất ngôn bát cú cũng là một vấn đề khó đối với giáo viên chúng tôi.
- Và với chương trình Ngữ văn 7 hiện nay, thơ thất ngôn bát cú Đường luật sẽ giảng dạy như thế nào về phương pháp về nội dung truyền đạt thi pháp Đường thơ . Phải chăng tui thiết nghĩ việc còn những bỡ ngỡ trong phương pháp mới, đối tượng tiếp cận thể loại mới cũng là vấn đề bỡ ngỡ cho nhiều người, nhiều giáo viên đang giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7.
B/ Phần nội dung :
I- Cơ sở niêm luật thơ Đường ( thể luật ) thất ngôn bát cú :
Như chúng ta đã biết, thơ luật là nối thơ có từ thời Đường năm 620 đến năm 905 cho nên thường gọi là thơ Đường luật. Mỗi bài làm 8 câu 5 vần và phải theo đúng niêm, đúng luật. Khi nào làm 4 vần, thì hai câu đầu phải đối nhau gọi là song phong.
Trong bài thơ luật câu thứ 3 và câu thứ 4
câu thứ 5 và câu thứ 6
Bao giờ cũng phải đối nhau ( Luật đối )
- Thơ luật chỉ dùng độc vận và chỉ dùng vần bằng chứ không dùng vần trắc. Những bài thơ người ta gọi lầm thơ thơ luật vần trắc là lối thơ cổ phong làm theo lối thơ luật đổi ra vần trắc, chứ trong Đường thơ không bao giờ có luật vần trắc.
- Luật có hai thứ : Một thứ luật bằng và một thứ luật trắc. Hễ chữ thứ hai câu thơ thứ nhất là tiếng bằng thì gọi là luật bằng, chữ thứ 2 là tiếng trắc thì gọi là luật trắc .Chẳng hạn : Với thể thất ngôn 8 câu ( bát cú )
Luật bằng : B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T Hai câu thực/ đối
B B T T B B T
B B T T B B T Hai câu luận / Đối
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
- Thất ngôn 8 câu ( bát cú ) luật trắc
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
1- Bất luận :
Nếu đúng luật như trên thì khó quá, cho nên người ta lập ra lệ bất luận. Bất luận nghĩa là không thể luật : Những chữ thứ nhất, thứ 3 và thứ 5 trong câu thơ có thể dùng tiếng bằng thay tiếng trắc hay là tiếng trắc thay tiếng bằng.
Thơ thất ngôn bát cú thì có : “ Nhất, tam, ngũ bất luận “
Ví dụ :
Luật Bất luận
B B T T T B B T B B T B T B
T T B B T T B B T T B B T B
T T B B B T T B T T B T T T
B B T T T B B T B B T B B B
2- Khổ độc :
Khổ độc có nghĩa là khó đọc, câu thơ đọc lên trúc trắc không được êm tai. Theo lệ bất luận, thì chữ thứ nhất, thứ 3 , thứ 5 không phải theo luật, song tiếng trắc đổi làm tiếng bằng thì bao giờ nghe cũng thuận tai, còn tiếng bằng đổi sang tiếng trắc thì có khi nghe chướng tai lắm.
Ví dụ :
T T B B T T B
( nếu chữ thứ 3 đổi làm tiếng trắc (T) thì khổ độc )
T T B B B T T
( Nếu chữ thứ 5 đổi làm tiếng trắc thì khổ độc )
Nói tóm lại. từ luật thơ đã định sẵn không kể, nếu theo lệ bất luận mà trong câu ngữ ngôn có 3 tiếng trắc, trong câu thất ngôn có 5 tiếng trắc thì phần nhiều là khổ độc, nhà làm thơ phải tự nhận thấy.
3- Niêm :
Niêm là phép định tiếng bằng niêm với tiếng bằng
Niêm là phép định tiếng trắc niêm với tiếng trắc
Ví dụ :
Nhất bát
Nhị tam
Tứ ngũ
Lục thất
Nghĩa là tiểng thứ 2 của câu thứ nhất niêm với tiếng thứ 2 của câu 8 và cứ thế ......
4- ý nghĩa thơ luật :
- Thơ luật lấy tình và cảnh làm tư liệu, lấy ý và từ làm sự vận dụng ; Tình nhiều, cảnh rõ, ý cao, từ đẹp là thơ hay.
Mỗi bài thơ thất ngôn bát cú chia lạm 2 giải
+ Giải trên 4 câu : Hai câu đầu là khởi ( đề ) = phá đề + thừa đề
Câu 3 và 4 là thừa ( thực ) tức là tình
+ Giải dưới 4 câu : Câu 5 và 6 là chuyển ( luận ) tức là cảnh
Câu 7 và 8 là hợp ( kết )
Thực ra “ Đề, thực, luận, kết “ hay “ Khởi, thừa, chuyển, hợp “ đều hàm một nghĩa như nhau. Đem cái ý trong đề mà khởi lên đầu là đề ( mão ), thừa cái ý đã nói mà tả cải thực tình ra là thực, nhân cái thực tình mà bàn đến cái cảnh là luận, hợp cái ý cả bài mà nói là kết. Những bài thơ luật thất ngôn bát cú có thứ 8 và 5 vần, có thứ 8 câu 4 vần lại có thứ hạn vân tức là làm theo vần định trước, có thứ phóng vận, là làm theo vần của người làm thơ tuỳ ý mình chọn lấy .
5- Giá trị của Đường thi - Thất ngôn bát cú :
- Có thể nói thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay thơ đường nói chung là một thể loại thơ thật khó, khắt khe về niêm luật, khó làm, khó diễn tả tình cảm, cảm xúc tự nhiên. Song thơ Đường lại để lại một thành tựu vô cùng rực rỡ ( chưa từng thấy so với một số lượng tác giả đông đảo ( Hơn 2.000 tác giả / ở Trung Quốc ) và ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Giảng dạy thơ trữ tình lớp 12 (chương trình chuẩn, THPT) theo đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
N Giảng dạy thơ mới 1930-1945 trong nhà trường THPT Luận văn Sư phạm 0
T Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 Luận văn Sư phạm 0
B Giảng dạy thơ đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học Tài liệu chưa phân loại 0
L Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông ứng dụng dạy tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở SGK các lớp THPT Tài liệu chưa phân loại 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng lý thuyết Rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế và thi công hệ thống điều khiển mô hình hộp số tự động A140E phục vụ công tác giảng dạy Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế, chế tạo mô hình giả lập hệ thống điều khiển ABS dùng trong giảng dạy Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế, thực hiện mô hình hệ thống điện thân xe điều khiển bằng BCM phục vụ giảng dạy Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top