papyuyen

New Member
Download Giáo án sử 12 - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Download Giáo án sử 12 - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh miễn phí





+ Năm 1947, học thuyết Tơruman được công bố khởi đầu chính sách chống LX, khởi đầu chiến tranh lạnh.
+ Hậu quả; tạo sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa LX và Mĩ.
+ 10/1949, LX và các nước Đông Âu thanh flập Hội đồng tương trợ kinh tế, tao ra sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị ở châu Âu.
Năm 1949, Mĩ thành lập khối quân sự NATO nhằm chống lại LX và ĐÂ. Năm 1955, LX và các nước Đâu thành lập khối Vácsava để phòng thủ.
cục diện 2 phe đựơc xác lập, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Chương V
QUAN HỆ QUỐC TỆ ( 1945 – 2000).
Bài 9
QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ
CHIẾN TRANH LẠNH
I /MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc:
- Nắm vững nét chính của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tình hình chung và các xu thế phát triển của thế giới từ sau chiến tranh lạnh.
2. Về tư tưởng :
- Nhận thức rõ mặc dù hoà bình thế giới được duy trì nhưng trong tình trạng chiến tranh lạnh.
- Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, nhân dân ta phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, góp phần to lớn vào cuộc chiến tranh vì hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
3. Về kĩ năng:
- Quan sát, khai thác lược đò và tranh ảnh..
- Các kĩ năng tư duyphân tích các sự kiện, khái quát tổng hợp những vấn đề lớn.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- bvản đồ thế giới và một số tranh ảnh tư liệu liên quan.
- Một số tranh ảnh có liên quan
- Các tài liệu tham khảo.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Kiểm ta bài cũ:
* Câu hỏi:
1. Sự phát triển kinh tế Nhật từ 1952 -1973? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
2. Khái quát chính sách của Nhật bản sau chiến tranh.
2. Dẫn dắt vào bài mới
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện thế giới rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô thậm chí có lúc đẩy nhân loại đứng trước bên bờ vực của cuộc chiến tránh thế giới mới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối Csc quan hệ quốc tế trong những thập niên cuối TK XX. Để hiểu rõ quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh như thế nào chúng ta cùng học bài mới.
3. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi:Em hãy nhác lại khái niệm Tây Âu và Đông Âu?
- HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
- Gv nhận xét, bổ sung: Khái niệm Tây Âu – Đông Âu gồm cả hai nghĩa: về địa lý và về chính trị.Nghĩa bao hàm hơn cả là về chính trị, muốn nói đế hai phe TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
- GV nhắc lại quan hệ Đồng minh giữa 3 nước: Liên Xô, Anh, Mĩ trong chiến tranh chống phát xít. GV có thể khai thác bức tranh của 3 nhà lãnh đạo ở Hội nghị Ianta, họ đã từng đứng trong phe Đồng minh chống phát xít,lại ngồi cùng nhau đàm phán, bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh.Nhưng từ sau CTTG thứ hai kết thúc, quan hệ Đồng minh trong chiến tranh thay đổi mau chóng chuyển sang quan hệ đối đầu giữa 2 khối Đông – Tây, người ta không còn thấy những quan hệ thân thiện của các nhà lãnh đạo 3 nước Đồng minh nữa.
* Hoạt động 2: cả lớp
- GV đặt câu hỏi: Vậy,mâu thuẫn giưã phe Đồng minh bắt nguồn từ đâu? Từ phía nào?
- HS chú ý theo dõi SGK tìm ra những nguồn gốc của mâu thuẫn. Một HS được GV chỉ định sẽ trình bày.
+ Bắt nguồn từ tham vọng và âm mưu bá chủ thế của Mĩ: Mĩ hết sức lo ngại sự ảnh hưởng của Liên Xô cùng với những thắng lợi của CMDCND Đông Âu. Đặc biệt từ CMDCND Trung Quốc thắng lợi dẫn đến sự ra đời của nước CHDCND Trung Hoa, CNXh trở thành hệ thống thế giới trải dài từ Đông Âu đến Đông Á.
Với tiềm lực về kinh tế, tài chính, quân sự ( nắm độc quyền vũ khí nguyên tử) Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới, tìm mọi cách ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô, các nước XHCN và sự phát triển của phong trào CMTG.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Để thực hiện mưu đồ chống LX của mình, Mĩ đã có những hành động gì? LX phải đối phó ra sao và hậu quả của nó đưa lại là gì?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và chót ý:
+ Trước hết, tháng 3/1947, Mĩ đã công bố học thuyết của Tổng thống Tơruman : Trong bài diễn văn trước Quốc hội Mĩ của Tơruman có đoạn: “Rumni, Ba Lan, Bungari, Hungari vừa mới bị “Cộng sản thôn tính”, “chủ nghĩa nghĩa cộng sản đang đe doạ thế giới tự do’ và “Nga – Xô đang bành trướng ở châu Âu”vì vậy Mĩ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mạnh lãnh đạo thế giới tự do, phải giúp đỡ” các dân tộc trên thế giới chống lại sự đe doạ của chủ nghĩa cộng sản. chống lại sự bành trướng của nước Nga.” Giúp đỡ họ bằng mọi cách kinh tế, quân sự.
Rõ ràng, hoạ thuyết T khổi đầu cho đường lối chống LX và chiến tranh lạnh.
+ Để xây dựng một liên minh chống LX, tháng 6/1947, Mĩ xây dựng kế hoạch Mácsan với khoản viện trợ 17 tỉ U SD cho các nước Tây Âu., giúp các nước này khắc phục sự tàn phá do chiến tranh gây ra.Thông qua kê hoạch này, Mĩ đã tập hợp đựợc các nước Tây Âu vào Đồng minh chống Liên Xô và Đông Âu.Các nước Tây Âu ví lệ thuộc Mĩ về kinh tế nên đẫ thống nhất với Mĩ trong chính sách chung là chống LX và các nước XHCN Đông Âu, trở thành Đồng minh của Mĩ.
Như vậy: Kế hoạch M trước hết đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu.
+ Để liên kết cùng phát triển kinh tế, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV 1/1949), một ranh giới phân chia về kinh tế chính trị ở châu Âu được xác lập.
+ Năm 1949 Mĩ thành lập tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bao gồm Mĩ và 11 nước phương Tây: A, P,Canađa, Bỉ, hà lan, Lucxambua, đan Mạch, Na Uy, Ailen, Bồ Đào Nha.Năm 1952 thêm Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Năm 1955 thêm Đức, năm 1982 thêm Tây Ban Nha.
Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do MĨ cầm đầu nhằm chống LX và các nước HXCN Đông Âu.
+ để đối phó, tháng 5/1955 LX và các nước ĐÂ thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị , quân sự mang tính phòng thủ của các nước XNCN ở châu Âu.
Cục diện 2 phe thực sự đã hình thành ở châu Âu, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.
* Hoạt động 3: Cả lớp , cá nhân
- GV hỏi: Chiến tranh lạnh là gì?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- Gv chót ý và giải thích: Chiến tranh lạnh là một thuật ngừ do Barút, tác giả kế hoạch nguyên tử lực của Mĩ ở Liên hợp quốc đặt ra xuất hiện đầu tiên trên báo Mĩ ngày 26/7/1947. Đó là “cuộc chiến tranh không nổ súng”
, nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng trên thế giới. Mĩ và các nước Đồng minh thi hành một loạt các biện pháp như chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng, lập các liên minh quân sự để chạy đua vũ trang, tiến tới tiêu diệt LX và các nước XHCN. Như vậy, chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, tư tưởng.Ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự, chiến tranh lanhgj làm cho thế giới luôn luôn căng thẳng; bên miệng hố của chiến tranh.
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV: Tuy không xảy ra chiến tranh thế giới, song trong gần nửa thế kỉ chiến tranh lạnh thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Mâu thuẫn đối đầu giữa 2 phe được biểu hiện ra bằng những cuộc chiến tranh cục bộ quyết liệt.
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân về chiến tranh chống Pháp của nhân dân Đông Dương để trả lời câu hỏi: +Chiến tranh Đông Dương diễn ra và kết thúc khi nào?
+ Tại sao chiến tranh Đông Dương lại phản ánh mâu thuẫn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giáo án Lịch sử văn hóa Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
A Giáo án Lịch sử lớp 4, học kì II Luận văn Sư phạm 0
D Giáo án lịch sử 7 năm học 2016 2017 Văn hóa, Xã hội 0
D Giáo án lịch sử 6 trọn bộ chuẩn kiến thức kỹ năng mới 2016 2017 lịch sử 6 văn thành nam Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế giáo án điện tử “Từ vi mô đến vĩ mô” sử dụng phần mềm ToolBook Assistant Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế giáo án điện tử môn Vật lí lớp 10 nâng cao sử dụng Microsoft Powerpoint và Adobe Presenter 7 Luận văn Sư phạm 0
D Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Luận văn Sư phạm 1
B xây dựng kế hoạch triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu chung của dự án giáo dục sử dụng vốn vay ODA Luận văn Sư phạm 0
B xây dựng kế hoạch các thành phần đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của dự án giáo dục sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á Luận văn Sư phạm 0
C biện pháp nâng cao năng lực quản lý thực hiện dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng phát triển châu Á Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top