Download miễn phí Giáo trình Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc với 54 nền văn hoá đặc sắc, trong đó dân
tộc Kinh (Việt) chiếm 84% tổng số dân. Các dân tộc khác có số lượng từ 1 triệu đến
vài nghìn hay vài trăm người. Ngôn ngữ: tiếng Việt (chính thức) và các ngôn ngữ
sắc tộc. Tôn giáo: Phật giáo khoảng 67% dân số, Công giáo 8%, tín ngưỡng bản địa
(Cao Đài, Hoà Hảo.) Tin lành, Hồi giáo. Dân số Việt Nam đã vượt qua con số 82 triệu người (2004). Mức tăng trưởng dân số khoảng 1,4-1,8%/năm. Tháp tuổi dân số là
tháp tuổi trẻ, đặc trưng cho các nước đang phát triển. Mật độ dân cư trung bình trong
cả nước là 250 người trên 1 km2. Nhưng cũng có các tỉnh 2mật độ dân thấp hơn 50
người trên 1 km2(Lai Châu, Kon Tum.) và từ 1.000-2.000 người trên 1 km2(Thái Bình,
Thanh Hóa.) [theo 6]
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-giao_trinh_dia_chat_va_tai_nguyen_dau_khi_viet_nam.WjjQc7XOIW.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-69533/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ChươngViệt Nam,
một số nét
chủ yếu
1
3Chương 1. Việt Nam, một số nét chủ yếu
Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo
Đông Dương, có biên giới giáp với Trung
Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở
phía Tây, có biên giới vùng thềm lục địa và
vùng đặc quyền kinh tế trên biển với Trung
Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia và Philippin.
Việt Nam nằm trong phạm vi từ 8030’
vĩ độ Bắc đến 23002’ vĩ độ Bắc, kéo dài từ
Lũng Cú (huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang)
đến xóm Mũi (huyện Năm Căn tỉnh Cà
Mau). Đất nước có chiều dài khoảng 4 lần
chiều rộng. Nơi rộng nhất chừng 500 km
(Móng Cái, Quảng Ninh - Điện Biên); nơi
hẹp nhất khoảng 50 km (từ biên giới Việt –
Lào đến Đồng Hới, Quảng Bình) (Hình 1.1
và 1.2). Diện tích trên đất liền là 329.229
km2.
Ở phía ngoài lãnh thổ đất liền, Việt Nam
có thềm lục địa, rất nhiều các quần đảo và
các đảo bao bọc như các đảo của vịnh Bắc
Bộ, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở
Biển Đông cũng như các đảo Phú Quốc,
Thổ Chu… ở vịnh Thái Lan.
Khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ
Việt Nam là đồi núi. Miền núi hiểm trở
nhất là Tây Bắc từ thượng nguồn sông Mã
đến thung lũng sông Hồng. Phăng Xi Păng
là đỉnh cao nhất ở Đông Dương (3.148m).
Miền núi đồi Việt Bắc nằm ở hữu ngạn
sông Chảy chạy về đến thung lũng sông
Hồng, có các đỉnh Tây Côn Lĩnh (2431m),
Kiều Liêu Ti (2402m). Miền núi đồi Đông
Bắc trải rộng từ thung lũng sông Lô – sông
Gâm đến tận bờ biển Quảng Ninh có hình
dạng các cánh cung lồi ra phía biển (cánh
cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, Yên
Lạc, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều).
Dãy Trường Sơn chạy từ Nam cao
nguyên Xiêng Khoảng (Lào) cho đến cực
Nam Trung Bộ có các đỉnh Pu Lai Leng
(2.711m) và Rào Cỏ (2.335m) và các đỉnh
Ngọc Linh, Ngọc Niay, Ngọc Pan, Ngọc
Kring; một khối cao nguyên ở cực Nam
gồm các cao nguyên Lâm Viên, Bảo Lộc,
Di Linh và Mnông.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là sản
phẩm bồi tụ của hệ thống sông Hồng sông
Thái Bình. Diện tích của toàn châu thổ tính
từ đường bình độ 25m trở xuống là khoảng
Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á có lịch sử trên bốn nghìn năm xây dựng và phát
triển, trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm. Từ tháng 5 năm 1975
Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh vừa phát triển đất
nước, đứng vào hàng ngũ các nước đang phát triển trên thế giới.
1. Địa lý Việt Nam
4Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
15.000 km2, hiện nay vẫn tiếp tục được bồi
thêm ra phía biển ở khu vực bờ biển Ninh
Bình khoảng 100 m/năm.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
trên 40 nghìn km2 là sản phẩm bồi tụ của
sông Mêkông. Ở PhnomPenh (Campuchia)
sông Mêkông tách ra thành hai nhánh gọi
là sông Tiền và sông Hậu; hai nhánh này
khi ra đến gần biển lại chia thành 9 nhánh
đổ ra 9 cửa (Cửu Long - 9 con rồng).
Các đồng bằng ven biển miền Trung
được phân bố từ Thanh Hóa đến Phan Thiết;
là sản phẩm bồi tụ của các con sông chảy
từ sườn Đông Trường Sơn xuống biển.
Việt Nam được bao bọc bởi Biển Đông,
có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh
Thái Lan. Diện tích của Biển Đông khoảng
3,5 triệu km2.
Địa hình thềm lục địa khác nhau ở phần
Bắc, Trung và Nam của biển Đông. Địa
hình đáy biển từ Móng Cái đến Hải Phòng
rất phức tạp do có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ
thuộc hai vịnh Bái Tử Long và Hạ Long.
Địa hình đáy biển vịnh Bắc Bộ hơi nghiêng
về phía Đông Nam, độ sâu ở trung tâm vịnh
khoảng 70-80 m; ở cửa Vịnh 90-100 m, ở
rìa thềm lục địa khoảng 200m. Từ Nam
Hải Phòng đến Nghệ An, địa hình thềm lục
địa tương đối đơn giản, thoải dần từ bờ ra
khơi.
Từ nam Nghệ Tĩnh đến Đà Nẵng xuất
hiện các dãy đê cát ngầm chạy song song
với đường bờ, còn ở phía ngoài khơi các
dạng địa hình âm dương xen kẽ phức tạp
(Hình 1.2).
Thềm lục địa miền Trung rất dốc, đường
Hình 1.1. Việt Nam trong Đông Nam Á
5Chương 1. Việt Nam, một số nét chủ yếu
đẳng sâu 100 m chạy rất gần bờ. Từ bờ đến
độ sâu 40-80 m địa hình bị chia cắt mạnh.
Từ độ sâu 40-80 m đến 150 m có bề mặt
gồ ghề, sau đó sâu đến 800-1.000 m ở rìa
thềm lục địa.
Thềm lục địa phía Nam có địa hình
tương đối phẳng, xen kẽ địa hình âm có đáy
rộng.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng
150 đến 170 vĩ Bắc trên cao nguyên ngầm bị
chia cắt có diện tích lớn hơn 100.000 km2.
Quần đảo bao gồm hơn một trăm đảo nổi,
đá, bãi nông, bãi ngầm với hơn 60 nơi đã
được đặt tên, được chia thành 3 cụm lớn là
Lưỡi Liềm, Vĩnh An và Macclesfield.
Quần đảo Trường Sa nằm trong khoảng
50 đến 120 vĩ Bắc trên cao nguyên ngầm bị
chia cắt có diện tích lớn hơn 300.000 km2.
Hình 1.2. Bản đồ Việt Nam (Theo Atlat địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004)
6Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Quần đảo bao gồm hàng trăm đảo nổi, đá,
bãi nông, bãi ngầm với hơn 130 nơi đã được
đặt tên, được chia thành 8 cụm lớn là Song
Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn,
Bình Nguyên, Trường Sa và Thám Hiểm
(theo Biển Đông, tập III, Địa chất-Địa vật
Hình 1.3. Bản đồ khí hậu Việt Nam (Theo Atlat địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004)
7Chương 1. Việt Nam, một số nét chủ yếu
lý biển. 2003. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội).
Việt Nam nằm gọn trong vòng đai nội
chí tuyến chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa nên quanh năm có nhiệt độ cao
và độ ẩm lớn (Hình 1.3).
Phần Bắc của lãnh thổ Việt Nam (tính
đến vĩ tuyến 180 Bắc) chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh. Mặc dù chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung
bình dưới 200C nhưng cũng có không ít ngày
rét đến 50C. Mùa hè là mùa mưa kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 10, là mùa có tháng có
nhiệt độ cao nhất trong năm (trung bình 31-
320C, cực đại vượt 400C) và cũng thường
có bão.
Phần Nam của lãnh thổ Việt Nam đặc
trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng
bằng khoảng 26-270C, sự chênh lệch nhau
giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ
khoảng 3-40C. Hai mùa mưa và khô phân
biệt rõ rệt hơn ở miền Bắc. Mùa mưa từ
tháng 4-5 đến tháng 10-11. Lượng mưa rơi
chiếm đến 90% lượng mưa trong năm. Có
ít bão.
Miền Trung và Nam Trung Bộ có khí
hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu
nói trên. Vào mùa hạ trong khi cả nước có
lượng mưa rất lớn thì cả dải ven biển kéo
dài từ Nam Đèo Ngang đến Phan Thiết lại
có thời tiết hanh khô nóng nhất trong năm.
Nhưng vào các tháng mùa mưa lại thường
có mưa bão lớn, lũ lụt.
Việt Nam có 2.360 sông suối có chiều
dài từ 10 km trở lên, nhưng chỉ có 8% là các
sông lớn, đó là các hệ thống sông Hồng,
sông Cửu Long, sông Thái Bình, sông Kỳ
Cùng- Bằng Giang, sông Mã, sông Cả,
sông Thu Bồn, sông Ba (hay Đà Rằng) và
sông Đồng Nai.
Rừng ở Việt Nam chỉ còn lại khoảng
66 nghìn km2 trong đó có 7 nghìn km2 rừng
bảo vệ. Trong số các loại rừng có rừng bán
thường xanh (37 nghìn km2 so với 136 nghìn
km2 rừng...