Download miễn phí Giáo trình Hệ thống thông tin quang – vô tuyến
Trong quá trình tiêu chuẩn hoá B-ISDN tiến hành vào đầu những năm 80,
ITU-T đã quy định các kênh H1, H2, H3, H4 là các kênh tốc độcao của
khách hàng. Trong số đó, kênh H1 được phối ghép với nhóm sơcấp của
ISDN trong dạng kênh H11 1,536 Mbit/s và kênh H12 1,920 Mbit/s, và vì
vậy hình thành cơsởcủa ISDN cùng với giao diện cơbản 2B + D 144
kbit/s.
H2, H3 và H4 được quy định là các kênh băng rộng tương ứng với phân
cấp số đang tồn tại.
Bắt đầu từnăm 1985 người ta đã chú ý đến các kênh băng rộng và kết
quảlà các tốc độbit 30 - 40, 45 60 - 70 Mbit/s đã được xem là tiêu chuẩn
cho các kênh H2, H3 và H4. Mặt khác, uỷban T1 đã đưa ra một dựán sử
dụng 149,760 Mbit/s dựa trên cơsởSONET.
Sau đó, vào tháng Bảy năm 1986, ITU-T bắt đầu tiêu chuẩn hoá giao diện
nút mạng (NNI) một cách độc lập với tiêu chuẩn hoá giao diện khách
hàng - mạng (UNI) của BISDN.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-giao_trinh_he_thong_thong_tin_quang_vo_tuyen.ojYfh4U0ia.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-51173/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
thí dụ đặc trưng này, mạng hướng tâm 1:1/DP dường như ít đắt hơnmạng vòng. Tuy nhiên, có thể phải cần đến các bộ tái tạo cho các
chặng bảo vệ phân tập dài hơn trong các mạng hướng tâm cáp quang
rộng hơn và có thể điều chỉnh những lợi thế của việc sử dụng các
OLTM tốc độ thấp. Khi số lượng các nút trong mạng vòng tăng lên
tới tám hay lớn hơn, mạng 1:1/DP sẽ bắt đầu ít hấp dẫn hơn so với
mạch vòng.
Lưu ý rằng thảo luận ở đây chỉ chú ý đến giá thành của thết bị ghép
kênh, bởi vì nó là yếu tố nổi trội nhất của toàn bộ giá thành hệ thống
chuyển tải bằng cáp quang đối với các mạng "intra LATA".
Trong nhiều trường hợp, mạng vòng có các ưu điểm về kinh tế so với
đối tác hướng tâm của nó, tuy nhiên, nó có thể gặp khó khăn hơn
hay đắt đỏ hơn để nâng cấp hệ thống khi dung lượng mạch vòng đã
cạn kiệt. Mạch vòng cũng có thể cần đến một hệ thống điều khiển
mạng phức tạp hơn so với đối tác định tâm của nó, bởi vì rằng tất cả
các nút sẽ tương tác với nhau khi các tình huống sự cố xảy ra hay có
yêu cầu tái cấu hình. Tuy nhiên, vấn đề cạn kiệt của dung lượng mạch
vòng có thể được giảm bớt hay được giải quyết nhờ quy hoạch mạng
cẩn thận hay triển khai ADM tốc độ cao hơn nhiều (chẳng hạn, tính
khả dụng của các ADM 9,6 Gbit/s). Vả lại (xem mục 4.5), hệ thống
điều khiển dùng cho mạng vòng có thể được đơn giản hoá khi thiết bị
SONET được triển khai. Bảng 1.17 tổng kết hoá một sự so sánh
tương đối giữa các cấu trúc mạng vòng và định tâm với mạng bảo vệ
phân tập (Hub/DP).
Bảng 1.17. So sánh giữa định tuyến bảo vệ phân tập và cấu trúc SHR
Các thuộc tính Hub/DP SHR/ADM
Khả năng nâng cấp Dễ dàng Khó khăn - đắt
Tổng số cáp quang Nhiều hơn Ít hơn
Tổng số đầu cuối Nhiều hơn Ít hơn
Tốc độ đầu cuối Thấp hơn Cao hơn
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG – VÔ TUYẾN 33
Khả năng sinh tồn của cáp sợi quang Ê 100% * 100%
Khả năng sinh tồn của trung tâm ** cùng kiệt Tốt hơn
* Phụ thuộc vào cấp bảo vệ 1:1 hay 1: N
** Giả thiết toàn bộ toà nhà trung tâm bị hư hỏng.
2. SHR của SONET
SHR là một mạng đường vòng cung cấp dải thông hay và thiết bị
mạng dư thừa, sao cho các dịch vụ bị gián đoạn có thể được khôi
phục một cách tự động. Giải pháp chung để bảo đảm một khă năng tự
hàn gắn là cung cấp một vòng truyền thông thứ hai song song với
vòng làm việc thứ nhất. Trong trường hợp này, một sự cố trên vòng
có thể được bỏ qua nhờ chuyển các cuộc truyền thông sang vòng thứ
hai; nói chung nó được coi như một chức năng chuyển mạch đường
dây (hay chuyển mạch bảo vệ). Hơn nữa, nếu vòng thứ hai phát theo
hướng ngược lại so với vòng thứ nhất thì một sự ngắt trong cả hai
vòng giữa hai nút kề liền nhau có thể được cứu vãn nhờ các nút trên
một trong hai phía bị ngắt bằng việc đấu vòng các cuộc liên lạc ngược
trở lại sang vòng thứ hai. Nó được gọi một cách thông dụng là chức
năng đấu vòng ngược. Hình 1.69 miêu tả các thí dụ về chuyển mạch
đường dây và mạch vòng ngược để phục hồi.
Chú ý rằng một sự kết hợp các chức năng vòng ngược và chuyển
mạch đường dây (trên một trong hai phía bị ngắt) có thể được sử
dụng để phục hồi dịch vụ bị gián đoạn. Do vậy, một thuộc tính quan
trọng của SHR là: nếu vòng bị "gẫy" tại bất kỳ một điểm nào đó, thì
hướng truyền dẫn đối với các tín hiệu có thể được đảo lại nhằm tránh
việc mất dịch vụ.
Các SHR của SONET có thể được phân chia thành hai loại phổ biến
là đơn hướng và song hướng theo hướng của luồng lưu lượng dưới
các điều kiện bình thường. Cấu trúc của SHR thuộc về một trong hai
loại phổ biến này có thể khác nhau về cơ chế điều khiển bảo vệ cần
sử dụng để phục hồi các dịch vụ bị gián đoạn.
SHR đơn hướng
Trong SHR đơn hướng (USHR) lưu lượng làm việc được chuyển
quanh mạng vòng chỉ theo một hướng (chẳng hạn ngược chiều kim
đồng hồ). Hãy tham khảo hình 1.70(a). Lưu lượng từ bất kỳ một nút
nào đó được định tuyến theo các đường truyền thông làm việc từ Nút
1 tới Nút 3 (tức là đường 1-2-3). Lưu lượng quay về tiếp tục đi theo
vòng từ Nút 3 quay về Nút 1 theo cùng một chiều như từ Nút 1 đến
Nút 3, sử dụng phần còn lại của vòng làm việc (tức là đường 3-4-1).
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG – VÔ TUYẾN 34
Do vậy, lưu lượng đi tới tại Nút 1 và Nút 3 theo các con đường khác
nhau. Do quá trình truyền dẫn của lưu lượng làm việc bình thường
trên USHR này là chỉ đi theo một chiều cho nên dung lượng của vòng
được xác định bởi tổng nhu cầu giữa các nút. Các USHR đôi khi
được gọi là "các vòng quay ngược" là bởi vì vòng truyền thông thứ
hai (chỉ để bảo vệ) được phát đi theo chiều ngược với vòng thứ nhất
(vòng làm việc).
Hình 1.69. Chuyển mạch đường dây so với đầu vòng ngược dung
để phục hồi đường vòng.
Vì các kênh phục vụ được định tuyến một cách đơn hướng, cho nên
cần có một cáp quang để vận chuyển chúng. USHR này có thể
được cài đặt theo khái niệm bảo vệ 1:1 hay 1 + 1. USHR sử dụng
một vòng riêng biệt làm vòng bảo vệ mà nó không vận chuyển nhu
cầu dịch vụ trong trạng thái bình thường và nó trộn (đấu vòng) các
kênh bị gián đoạn sang vòng bảo vệ từ phía vòng làm việc khi thành
phần của mạng bị hỏng. Cấu trúc 1:1/USHR này cũng được gọi là
một SHR đơn hướng trộn (USHR/L). Tương phản lại, USHR 1 + 1
phân chia các tín hiệu sang cả hai vòng làm việc và bảo vệ tại nút
phía phát này (có nghĩa là bắc cầu đầu cuối), còn nút phía thu sẽ lựa
chọn tín hiệu tốt nhất trong hai tín hiệu như nhau dựa trên tiêu chuẩn
chuyển mạch bảo vệ. Cấu hình USHR 1 + 1 này đôi khi được gọi là
một đường đơn hướng SHR (USHR/P). Lưu ý rằng các USHR 1:1 có
thể được cấu hình như các USHR 1:N, có nghĩa là một vòng truyền
thông bảo vệ được cho N vòng truyền thông làm việc dùng chung:
tuy vậy các USHR 1:N không phải là loại tự hàn gắn được toàn bộ.
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG – VÔ TUYẾN 35
Hình 1.70. Các định nghĩa về các SHR đơn hướng và song hướng
SHR song hướng
Như được trình bày trong hình 1.70(b), ở trường hợp SHR song
hướng (BSHR), lưu lượng làm việc đi theo cả hai hướng trên một
đường duy nhất; đường này sử dụng hai đường truyền thông song
song với nhau (hướng hoạt động và hướng ngược lại) giữa các nút
của vòng (chẳng hạn giữa Nút 1 và Nút 3). Thí dụ, trong điều kiện
bình thường, các tín hiệu từ Nút 1 đến Nút 3 được định tuyến qua
đường 1-2-3, còn các tín hiệu quay về từ Nút 3 tới Nút 1 được định
tuyến qua cùng một đường như vậy (đường 3-2-1). Vì lưu lượng được
định tuyến trên một đường duy nhất giữa các nút mà dung lượng dư
thừa quanh một vòng có thể được dùng chung trên cơ sở từng tuyến
kết nối và nó không được dành riêng cho tổng yêu cầu trên vòng đó
(như đối với trường hợp USHR). Do các kênh nghiệp vụ được định
tuyến song hướng tại hai nút, cho nên cần đến hai cáp quang để vận
chuyển các kênh nghiệp vụ này.
Một BSHR có thể dùng hai hay bốn cáp quang, tuỳ thu