luongvancuoi18
New Member
Download Giáo trình Tâm lý đạo đức
Bài 24
NHƯỜNG NHỊN
1. ĐỊNH NGHĨA.
Khác với nhẫn nhục là giữ lòng bình thản khi gặp những điều trái ý, nghịch lòng, nhường nhịn có nghĩa là để dành quyền lợi tốt đẹp cho người khác. Nhường nhịn có nghĩa tương tự như bố thí, đều nhường cái mình có cho người khác. Nhưng nếu xét một cách kỹ càng, giữa hai khái niệm này vẫn có điểm khác nhau. Bố thí, theo ý nghĩa tổng quát, thường là chia sẻ cái mình đang có cho người khác và vẫn còn lại phần nào đó cho mình. Nếu trong tay có một triệu đồng, chúng ta có thể bố thí một phần ba hay một nửa số tiền đó và mình vẫn còn lại phần nào. Trong khi đó, nhường nhịn lại hàm nghĩa khác. Nếu nhường cho người khác rồi, chúng ta sẽ không còn nữa.
Ví dụ, để quý Thầy tiện việc theo dõi giờ giấc học hành, một Phật tử phát tâm cúng cho chùa mười cái đồng hồ. Trong khi đó, chùa có đến năm chục người. Vì vậy, trừ những người đã có đồng hồ, số còn lại, quý Thầy chia đều từ trên xuống dưới. Chúng ta nằm trong số những người được chia đồng hồ nhưng lại sẵn sàng nhường cho người khác. Tuy hành động nhường lại ấy không rõ ràng như bố thí ( vì đồng hồ không phải của mình ) nhưng rất đáng quý. Vì nhường cho người khác nghĩa là chúng ta chấp nhận không còn trong tay vật ấy nữa. Do đó, so với bố thí, nhường nhịn cao hơn và khó thực hiện hơn.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-10-11-giao_trinh_tam_ly_dao_duc.07RA4JUH3z.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40055/
Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Ngoài ra, trong đạo Phật còn có nghi thức sám hối định kỳ, mỗi tháng sám hối hai lần. Đây cũng là nghi thức rất có ý nghĩa. Vì không ai sống mà không có lầm lỗi. Mỗi ngày trôi qua, chúng ta đều có thể phạm lỗi lầm. Nếu cứ nửa tháng được sám hối một lần, tâm hồn ta sẽ trở nên thanh thản. Nhưng vấn đề là sử dụng nghi thức sám hối như thế nào. Hiện nay, có nhiều nghi thức sám hối : Hồng Danh, Lương Hoàng sám, Thủy sám… Ở một số chùa, các vị Thầy lớn cũng đặt thêm những nghi thức sám hối khác.
Nhìn chung, nghi thức sám hối đều có hai ý nghĩa: kể lỗi và lạy Phật. Hai việc làm này rất đúng trong việc sám hối nên hầu hết các vị Tổ đặt ra các bài sám đều dựa trên hai ý nghĩa này. Trong đó, bài tụng Lương Hoàng sám rất hay. Khi tụng, người sám hối phải kể tội từng li, từng tí. Như vậy, họ sẽ nhìn lỗi mình kỹ lưỡng hơn. Ví dụ, xung quanh việc ăn cắp, chúng ta phải thấy rõ: ăn cắp là môt cái tội, xúi người ta ăn cắp cũng là một cái tội, thấy người ta ăn cắp mà mình tùy hỷ cũng là một cái tội… Trong tâm, chúng ta phải nhìn thấy từng lỗi như vậy để sám hối, lạy Phật rất nhiều.
Nghi thức chung đang sử dụng hiện nay chỉ sám hối lỗi tổng quát rồi lạy Phật. (sám hối Hồng Danh, người sám hối phải lạy 89 lạy, còn phần kể tội, kể lỗi không nhiều). Hơn nữa, văn kinh bài sám hối lại bằng chữ Nho nên rất khó hiểu. Sở dĩ nghi thức sám hối này được phổ biến vì không quá dài như những bài sám khác, vừa đủ thời gian cho Phật tử tụng. Trong cuốn Những bài kinh tụng do chùa Phật Quang ấn hành có soạn một bài sám hối ngắn để Phật tử có thời gian tụng. Trước hết, bài sám hối ca ngợi Đức Phật. Mỗi đoạn ca ngợi một đức tính của Phật trong sáu câu (như trí tuệ, từ bi, sự thanh tịnh… ). Sau mỗi đoạn ca ngợi Phật, người tụng lạy Phật một lạy. Cứ thế, khi ca ngợi Phật xong, chúng ta đối chiếu lại lỗi của mình, kể lỗi mình và tiếp tục lạy Phật. Ví dụ,
Từ chấp ngã ban đầu
Biến thành tâm ích kỷ
Chỉ nghĩ lợi phần mình
Mà quên đi tất cả
Bây giờ con ăn năn
Xin nguyện chừa lỗi trước.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1 lạy)
Như vậy, suốt bài kinh, chúng ta lạy khoảng mười lăm lạy. Bài sám hối vừa gọn vừa dễ hiểu, dễ tụng lại được phước.
Nói tóm lại, có nhiều cách chuộc lỗi. Nhưng áp dụng nghi thức phát lồ hàng tháng cho từng người sẽ hiệu quả hơn. Vì khi Đại chúng tập trung, từng người có lỗi lên phát lồ sám hối, họ sẽ có dịp nhìn thẳng vào lỗi của mình.
5. TÂM HỐI HẬN TẠO NÊN CÔNG ĐỨC.
Trong chúng ta, không ai vừa hối hận lại vừa kiêu mạn. Vì hối hận chỉ phát sinh khi chúng ta đã phạm lỗi lầm. Bởi vậy, tâm hối hận sẽ giúp chúng ta phát khởi tâm khiêm hạ. Ngoài việc xóa lỗi, hối hận còn tạo nền tảng đạo đức cho tâm khiêm hạ. Đây là một lợi ích lớn của tâm hối hận.
Ví dụ, một người tài giỏi dễ phát sinh tâm kiêu mạn. Hệ quả tất yếu của tâm kiêu mạn là ô nhiễm. Do tâm bị ô nhiễm nên chúng ta tạo ra lỗi lầm. Khi đã phạm lỗi lầm và thấy được lỗi lầm, chúng ta sẽ hối hận. Khi đã biết hối hận, trong chúng ta sẽ xuất hiện tâm khiêm hạ. Đó là quá trình tất yếu. Nhưng từ tâm kiêu mạn, một người tài giỏi học được tâm khiêm hạ phải trải qua quá trình gần cả một đời người. Trong suốt quá trình đó, đôi khi chúng ta phải trả bằng sự đau khổ, tan vỡ, phải trả bằng những giá rất đắt mới học được sự khiêm hạ. Đôi khi thấy người tài giỏi mà kiêu mạn, chư Phật, chư Bồ Tát đẩy họ vào lầm lỗi để họ học được đức khiêm hạ. Đây là điều rất đáng sợ. Bởi vậy, ngay từ đầu chúng ta phải cẩn thận kiểm soát tâm mình, đừng để kiêu mạn phát sinh. Đó cũng là lý do vì sao khi học môn Tâm lý Đạo đức, chúng ta lại bắt đầu bằng bài Khiêm hạ.
Những người kiêu mạn sau này thường bị phạm phải lỗi lầm. Nhờ có lỗi lầm, họ biết hối hận và nhờ hối hận, họ học được hạnh khiêm hạ. Đó là điều đáng quý. Lỗi lầm có thể nặng, có thể làm chúng ta đau khổ, ray rứt nhưng điều quan trọng là cuối cùng chúng ta đã học được hạnh khiêm hạ từ lầm lỗi ấy. Chúng ta biết rằng, với con người, kết quả đạt được sau khi đã trải qua bao đắng cay, chấp nhận bao nhiêu điều mất mát là điều quý giá nhất. Bởi vậy, đôi khi chúng ta cũng nên “Thank lầm lỗi”.
Khi chưa có lỗi lớn, chúng ta phải biết sám hối những lỗi nhỏ để ngăn ngừa dần. Lỗi nhỏ mà không được nhìn ra, không hối hận, không sám hối sẽ đưa chúng ta đến lỗi lớn. Như vậy, cách tốt nhất để tránh lỗi lớn là biết cẩn thận sám hối từng lỗi nhỏ.
6. BẤT HỐI.
Bất hối là không còn hối hận. Khi Thiền định, sắp vào sơ thiền, phá được năm triền cái ( tham ái, sân hận, thùy miên, trạo hối, nghi ngờ), chúng ta sẽ không còn bị tâm hối hận giày vò nữa vì lúc này, tâm được thanh tịnh. Như vậy, tâm bất hối có được là do Thiền định. Mặt khác, người không lầm lỗi cũng sẽ không còn hối hận. Vậy, Thiền định đưa đến bất hối và không có lỗi cũng đưa đến bất hối. Ở đây, chúng ta phải hiểu một điều là Thiền định có nghĩa là không còn lỗi. Người muốn đạt được Thiền định phải là người có đạo đức rất chuẩn mực, không có lỗi lầm. Chính đời sống trong sạch như băng tuyết mới giúp chúng ta đạt được Thiền định. Lâu nay, nhiều người lầm tưởng cứ ca ngợi một pháp môn nào đó, thực hiện được pháp môn nào đó sẽ đạt được Thiền định. Thực ra, muốn có được Thiền định, chúng ta phải bắt đầu bằng đạo đức.
Thiền định đưa đến bất hối. Chính Đức Phật đã nói điều này. Phá được năm triền cái để vào Sơ thiền, chúng ta sẽ đạt được bất hối. Khi phạm lỗi lầm, chúng ta liền biết lỗi và không tái phạm nhưng trong tâm không có hối hận. Ngay bây giờ, khi chưa chứng được nội tâm vắng lặng, chúng ta phải cố gắng tẩy sạch lỗi. Trong việc tẩy sạch lỗi có một điều quan trọng là chúng ta phải sống một đời hết sức vị tha, không vì bản thân mình.
Trong cuộc đời, không ai thật sự đã hết lỗi, trừ những vị Thánh giải thoát. Vì vậy, chúng ta nên khéo giữ gìn tâm hối hận để giữ được Đạo đức. Điều ấy mới nghe qua tưởng chừng vô lý nhưng đó là sự thật. Vì hối hận là một nỗi buồn, nhưng là một nỗi buồn rất đẹp và cao cả. Chúng ta đừng nghĩ mình học Đạo, sống trong mô...
Download miễn phí Giáo trình Tâm lý đạo đức
Bài 24
NHƯỜNG NHỊN
1. ĐỊNH NGHĨA.
Khác với nhẫn nhục là giữ lòng bình thản khi gặp những điều trái ý, nghịch lòng, nhường nhịn có nghĩa là để dành quyền lợi tốt đẹp cho người khác. Nhường nhịn có nghĩa tương tự như bố thí, đều nhường cái mình có cho người khác. Nhưng nếu xét một cách kỹ càng, giữa hai khái niệm này vẫn có điểm khác nhau. Bố thí, theo ý nghĩa tổng quát, thường là chia sẻ cái mình đang có cho người khác và vẫn còn lại phần nào đó cho mình. Nếu trong tay có một triệu đồng, chúng ta có thể bố thí một phần ba hay một nửa số tiền đó và mình vẫn còn lại phần nào. Trong khi đó, nhường nhịn lại hàm nghĩa khác. Nếu nhường cho người khác rồi, chúng ta sẽ không còn nữa.
Ví dụ, để quý Thầy tiện việc theo dõi giờ giấc học hành, một Phật tử phát tâm cúng cho chùa mười cái đồng hồ. Trong khi đó, chùa có đến năm chục người. Vì vậy, trừ những người đã có đồng hồ, số còn lại, quý Thầy chia đều từ trên xuống dưới. Chúng ta nằm trong số những người được chia đồng hồ nhưng lại sẵn sàng nhường cho người khác. Tuy hành động nhường lại ấy không rõ ràng như bố thí ( vì đồng hồ không phải của mình ) nhưng rất đáng quý. Vì nhường cho người khác nghĩa là chúng ta chấp nhận không còn trong tay vật ấy nữa. Do đó, so với bố thí, nhường nhịn cao hơn và khó thực hiện hơn.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-10-11-giao_trinh_tam_ly_dao_duc.07RA4JUH3z.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40055/
Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung:
chỉ có thể thiết tha trình bày lỗi và ăn năn sám hối với đấng tối cao là Đức Phật. Ví dụ, khi phát hiện ra trong mình còn tồn tại tính tham lam, chúng ta không biết thổ lộ, sám hối cùng ai. Những tâm niệm rất tế đó, chúng ta chỉ có thể quỳ lạy trước Phật mà sám hối. Vì Đức Phật là đấng tuyệt đối hoàn hảo về công đức, trí tuệ, từ bi… Lòng tôn kính Phật, công đức lạy Phật sẽ làm phước của chúng ta tăng trưởng và tội lỗi của chúng ta vơi đi rất nhiều. Khi lễ lạy Phật, chúng ta luôn hướng về tội lỗi của mình, lỗi sẽ được xóa đi rất nhanh. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết đúng lỗi, có tác ý đúng lỗi và hướng về lỗi đó mà ân hận. Có như vậy, chúng ta mới vượt qua được lỗi lầm.Ngoài ra, trong đạo Phật còn có nghi thức sám hối định kỳ, mỗi tháng sám hối hai lần. Đây cũng là nghi thức rất có ý nghĩa. Vì không ai sống mà không có lầm lỗi. Mỗi ngày trôi qua, chúng ta đều có thể phạm lỗi lầm. Nếu cứ nửa tháng được sám hối một lần, tâm hồn ta sẽ trở nên thanh thản. Nhưng vấn đề là sử dụng nghi thức sám hối như thế nào. Hiện nay, có nhiều nghi thức sám hối : Hồng Danh, Lương Hoàng sám, Thủy sám… Ở một số chùa, các vị Thầy lớn cũng đặt thêm những nghi thức sám hối khác.
Nhìn chung, nghi thức sám hối đều có hai ý nghĩa: kể lỗi và lạy Phật. Hai việc làm này rất đúng trong việc sám hối nên hầu hết các vị Tổ đặt ra các bài sám đều dựa trên hai ý nghĩa này. Trong đó, bài tụng Lương Hoàng sám rất hay. Khi tụng, người sám hối phải kể tội từng li, từng tí. Như vậy, họ sẽ nhìn lỗi mình kỹ lưỡng hơn. Ví dụ, xung quanh việc ăn cắp, chúng ta phải thấy rõ: ăn cắp là môt cái tội, xúi người ta ăn cắp cũng là một cái tội, thấy người ta ăn cắp mà mình tùy hỷ cũng là một cái tội… Trong tâm, chúng ta phải nhìn thấy từng lỗi như vậy để sám hối, lạy Phật rất nhiều.
Nghi thức chung đang sử dụng hiện nay chỉ sám hối lỗi tổng quát rồi lạy Phật. (sám hối Hồng Danh, người sám hối phải lạy 89 lạy, còn phần kể tội, kể lỗi không nhiều). Hơn nữa, văn kinh bài sám hối lại bằng chữ Nho nên rất khó hiểu. Sở dĩ nghi thức sám hối này được phổ biến vì không quá dài như những bài sám khác, vừa đủ thời gian cho Phật tử tụng. Trong cuốn Những bài kinh tụng do chùa Phật Quang ấn hành có soạn một bài sám hối ngắn để Phật tử có thời gian tụng. Trước hết, bài sám hối ca ngợi Đức Phật. Mỗi đoạn ca ngợi một đức tính của Phật trong sáu câu (như trí tuệ, từ bi, sự thanh tịnh… ). Sau mỗi đoạn ca ngợi Phật, người tụng lạy Phật một lạy. Cứ thế, khi ca ngợi Phật xong, chúng ta đối chiếu lại lỗi của mình, kể lỗi mình và tiếp tục lạy Phật. Ví dụ,
Từ chấp ngã ban đầu
Biến thành tâm ích kỷ
Chỉ nghĩ lợi phần mình
Mà quên đi tất cả
Bây giờ con ăn năn
Xin nguyện chừa lỗi trước.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1 lạy)
Như vậy, suốt bài kinh, chúng ta lạy khoảng mười lăm lạy. Bài sám hối vừa gọn vừa dễ hiểu, dễ tụng lại được phước.
Nói tóm lại, có nhiều cách chuộc lỗi. Nhưng áp dụng nghi thức phát lồ hàng tháng cho từng người sẽ hiệu quả hơn. Vì khi Đại chúng tập trung, từng người có lỗi lên phát lồ sám hối, họ sẽ có dịp nhìn thẳng vào lỗi của mình.
5. TÂM HỐI HẬN TẠO NÊN CÔNG ĐỨC.
Trong chúng ta, không ai vừa hối hận lại vừa kiêu mạn. Vì hối hận chỉ phát sinh khi chúng ta đã phạm lỗi lầm. Bởi vậy, tâm hối hận sẽ giúp chúng ta phát khởi tâm khiêm hạ. Ngoài việc xóa lỗi, hối hận còn tạo nền tảng đạo đức cho tâm khiêm hạ. Đây là một lợi ích lớn của tâm hối hận.
Ví dụ, một người tài giỏi dễ phát sinh tâm kiêu mạn. Hệ quả tất yếu của tâm kiêu mạn là ô nhiễm. Do tâm bị ô nhiễm nên chúng ta tạo ra lỗi lầm. Khi đã phạm lỗi lầm và thấy được lỗi lầm, chúng ta sẽ hối hận. Khi đã biết hối hận, trong chúng ta sẽ xuất hiện tâm khiêm hạ. Đó là quá trình tất yếu. Nhưng từ tâm kiêu mạn, một người tài giỏi học được tâm khiêm hạ phải trải qua quá trình gần cả một đời người. Trong suốt quá trình đó, đôi khi chúng ta phải trả bằng sự đau khổ, tan vỡ, phải trả bằng những giá rất đắt mới học được sự khiêm hạ. Đôi khi thấy người tài giỏi mà kiêu mạn, chư Phật, chư Bồ Tát đẩy họ vào lầm lỗi để họ học được đức khiêm hạ. Đây là điều rất đáng sợ. Bởi vậy, ngay từ đầu chúng ta phải cẩn thận kiểm soát tâm mình, đừng để kiêu mạn phát sinh. Đó cũng là lý do vì sao khi học môn Tâm lý Đạo đức, chúng ta lại bắt đầu bằng bài Khiêm hạ.
Những người kiêu mạn sau này thường bị phạm phải lỗi lầm. Nhờ có lỗi lầm, họ biết hối hận và nhờ hối hận, họ học được hạnh khiêm hạ. Đó là điều đáng quý. Lỗi lầm có thể nặng, có thể làm chúng ta đau khổ, ray rứt nhưng điều quan trọng là cuối cùng chúng ta đã học được hạnh khiêm hạ từ lầm lỗi ấy. Chúng ta biết rằng, với con người, kết quả đạt được sau khi đã trải qua bao đắng cay, chấp nhận bao nhiêu điều mất mát là điều quý giá nhất. Bởi vậy, đôi khi chúng ta cũng nên “Thank lầm lỗi”.
Khi chưa có lỗi lớn, chúng ta phải biết sám hối những lỗi nhỏ để ngăn ngừa dần. Lỗi nhỏ mà không được nhìn ra, không hối hận, không sám hối sẽ đưa chúng ta đến lỗi lớn. Như vậy, cách tốt nhất để tránh lỗi lớn là biết cẩn thận sám hối từng lỗi nhỏ.
6. BẤT HỐI.
Bất hối là không còn hối hận. Khi Thiền định, sắp vào sơ thiền, phá được năm triền cái ( tham ái, sân hận, thùy miên, trạo hối, nghi ngờ), chúng ta sẽ không còn bị tâm hối hận giày vò nữa vì lúc này, tâm được thanh tịnh. Như vậy, tâm bất hối có được là do Thiền định. Mặt khác, người không lầm lỗi cũng sẽ không còn hối hận. Vậy, Thiền định đưa đến bất hối và không có lỗi cũng đưa đến bất hối. Ở đây, chúng ta phải hiểu một điều là Thiền định có nghĩa là không còn lỗi. Người muốn đạt được Thiền định phải là người có đạo đức rất chuẩn mực, không có lỗi lầm. Chính đời sống trong sạch như băng tuyết mới giúp chúng ta đạt được Thiền định. Lâu nay, nhiều người lầm tưởng cứ ca ngợi một pháp môn nào đó, thực hiện được pháp môn nào đó sẽ đạt được Thiền định. Thực ra, muốn có được Thiền định, chúng ta phải bắt đầu bằng đạo đức.
Thiền định đưa đến bất hối. Chính Đức Phật đã nói điều này. Phá được năm triền cái để vào Sơ thiền, chúng ta sẽ đạt được bất hối. Khi phạm lỗi lầm, chúng ta liền biết lỗi và không tái phạm nhưng trong tâm không có hối hận. Ngay bây giờ, khi chưa chứng được nội tâm vắng lặng, chúng ta phải cố gắng tẩy sạch lỗi. Trong việc tẩy sạch lỗi có một điều quan trọng là chúng ta phải sống một đời hết sức vị tha, không vì bản thân mình.
Trong cuộc đời, không ai thật sự đã hết lỗi, trừ những vị Thánh giải thoát. Vì vậy, chúng ta nên khéo giữ gìn tâm hối hận để giữ được Đạo đức. Điều ấy mới nghe qua tưởng chừng vô lý nhưng đó là sự thật. Vì hối hận là một nỗi buồn, nhưng là một nỗi buồn rất đẹp và cao cả. Chúng ta đừng nghĩ mình học Đạo, sống trong mô...