Download miễn phí Giáo trình thực tập hóa lý
Lời mở đầu
Tài liệu này bao gồm những bài thực tập cơ bản nhất thuộc chương trình Thực tập Hoá
lý, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung gồm 4 phần chính:
Nhiệt động học: 7 bài (từ bài 1 ÷ 7).
Động học: 3 bài (từ bài 8 ÷ 10).
Điện hoá học: 3 bài (từ bài 11 ÷ 13).
Hoá keo, Cao phân tử: 3 bài (từ bài 14 ÷ 16).
Ở mỗi bài đều nêu rõ mục đích, cơ sở lý thuyết, phương pháp tiến hành thí nghiệm và các
yêu cầu của bài thí nghiệm. Trong phần phụ lục trình bày lý thuyết sai số, phương pháp lập
bảng và dựng đồ thị trong thực tập Hóa lý.
Tài liệu được viết với sự đóng góp của tập thể cán bộ Bộ môn Hoá lý, tuy đã có nhiều cố
gắng nhưng không tránh khỏi các thiếu sót. Chúng tui rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quí báu của các bạn đọc.
Bài số 1
NHIỆT HOÀ TAN
Mục đích
1. Xác định nhiệt hoà tan của muối KCl trong nước.
2. Xác định nhiệt hoà tan của CuSO4, CuSO4.5H2O trong nước và tính nhiệt
hiđrat hoá của CuSO4.5H2O.
Lí thuyết
1. Nhiệt hoà tan và nhiệt hiđrat hoá của muối
Quá trình hoà tan luôn luôn kèm theo sự giải phóng hay hấp thụ nhiệt tuỳ theo bản chất
của chất tan và dung môi.
Hiệu ứng nhiệt kèm theo quá trình hoà tan 1 mol chất tan trong một lượng dung môi nào
đó để thu được dung dịch có nồng độ xác định được gọi là nhiệt hoà tan tích phân. Hiệu ứng
nhiệt kèm theo quá trình hoà tan 1 mol chất tan trong một lượng vô cùng lớn dung dịch có
nồng độ xác định được gọi là nhiệt hoà tan vi phân. Bằng thực nghiệm chỉ đo được nhiệt hoà
tan tích phân còn nhiệt hoà tan vi phân được xác định theo sự phụ thuộc của nhiệt hoà tan tích
phân vào nồng độ dung dịch.
Nhiệt hoà tan có thể xem là tổng của hai số hạng: nhiệt chuyển chất tan vào dung dịch ΔHch
và nhiệt sonvat hoá (hay nhiệt hiđrat hoá nếu dung môi là nước) ΔHs phát sinh do tương tác
giữa các tiểu phân chất hoà tan với những tiểu phân của dung môi.
ΔHht = ΔHch + ΔHs (1)
Nhiệt ΔHs luôn luôn âm vì quá trình sonvat hoá luôn toả nhiệt còn nhiệt ΔHch có thể
dương hay âm. Đối với chất khí, ΔHch (nhiệt ngưng tụ khí vào thể tích dung dịch) luôn âm
nên ΔHht < 0. Đối với chất rắn, ΔHch (nhiệt hấp thụ để phá vỡ mạng lưới tinh thể và đẩy xa
các tiểu phân trên khoảng cách ứng với thể tích dung dịch) luôn dương nên dấu của ΔHht sẽ là
dấu của số hạng nào trong (1) chiếm ưu thế: Nói chung những chất rắn có cấu tạo mạng lưới
tinh thể kém bền và có nhiều khuynh hướng sonvat hoá hay hình thành những muối ngậm
nước... thì ΔHht < 0 (sự hòa tan toả nhiệt) còn những chất có mạng tinh thể bền và ít sonvat
hoá thì ΔHht > 0 (sự hoà tan thu nhiệt).
Nhiệt hoà tan của muối tăng khi tăng lượng dung môi, nhưng nếu 1 mol muối hoà tan vào
100 − 300 mol dung môi thì khi pha loãng thêm hiệu ứng nhiệt hầu như không thay đổi, lượng
nhiệt đó là nhiệt hoà tan của muối.
Áp dụng định luật Hess đối với quá trình hoà tan có thể xác định gián tiếp hiệu ứng nhiệt
của những quá trình khó đo trực tiếp, ví dụ như nhiệt hiđrat hoá các tinh thể ngậm nước.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Giáo trình thực tập hóa lý
Giáo trình Hóa lý kỹ thuật môi trường
Giáo trình Thực hành powerpoint 2003
Giáo án Hóa học lớp 10 - Bài thực hành tính chất các hợp
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình Lý thuyết mạch
Giáo trình Lý thuyết truyền nhiệt
Giáo trình Hóa lượng tử
giao trinh ke toan xa phuong mọi chủ đề
Lời mở đầu
Tài liệu này bao gồm những bài thực tập cơ bản nhất thuộc chương trình Thực tập Hoá
lý, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung gồm 4 phần chính:
Nhiệt động học: 7 bài (từ bài 1 ÷ 7).
Động học: 3 bài (từ bài 8 ÷ 10).
Điện hoá học: 3 bài (từ bài 11 ÷ 13).
Hoá keo, Cao phân tử: 3 bài (từ bài 14 ÷ 16).
Ở mỗi bài đều nêu rõ mục đích, cơ sở lý thuyết, phương pháp tiến hành thí nghiệm và các
yêu cầu của bài thí nghiệm. Trong phần phụ lục trình bày lý thuyết sai số, phương pháp lập
bảng và dựng đồ thị trong thực tập Hóa lý.
Tài liệu được viết với sự đóng góp của tập thể cán bộ Bộ môn Hoá lý, tuy đã có nhiều cố
gắng nhưng không tránh khỏi các thiếu sót. Chúng tui rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quí báu của các bạn đọc.
Bài số 1
NHIỆT HOÀ TAN
Mục đích
1. Xác định nhiệt hoà tan của muối KCl trong nước.
2. Xác định nhiệt hoà tan của CuSO4, CuSO4.5H2O trong nước và tính nhiệt
hiđrat hoá của CuSO4.5H2O.
Lí thuyết
1. Nhiệt hoà tan và nhiệt hiđrat hoá của muối
Quá trình hoà tan luôn luôn kèm theo sự giải phóng hay hấp thụ nhiệt tuỳ theo bản chất
của chất tan và dung môi.
Hiệu ứng nhiệt kèm theo quá trình hoà tan 1 mol chất tan trong một lượng dung môi nào
đó để thu được dung dịch có nồng độ xác định được gọi là nhiệt hoà tan tích phân. Hiệu ứng
nhiệt kèm theo quá trình hoà tan 1 mol chất tan trong một lượng vô cùng lớn dung dịch có
nồng độ xác định được gọi là nhiệt hoà tan vi phân. Bằng thực nghiệm chỉ đo được nhiệt hoà
tan tích phân còn nhiệt hoà tan vi phân được xác định theo sự phụ thuộc của nhiệt hoà tan tích
phân vào nồng độ dung dịch.
Nhiệt hoà tan có thể xem là tổng của hai số hạng: nhiệt chuyển chất tan vào dung dịch ΔHch
và nhiệt sonvat hoá (hay nhiệt hiđrat hoá nếu dung môi là nước) ΔHs phát sinh do tương tác
giữa các tiểu phân chất hoà tan với những tiểu phân của dung môi.
ΔHht = ΔHch + ΔHs (1)
Nhiệt ΔHs luôn luôn âm vì quá trình sonvat hoá luôn toả nhiệt còn nhiệt ΔHch có thể
dương hay âm. Đối với chất khí, ΔHch (nhiệt ngưng tụ khí vào thể tích dung dịch) luôn âm
nên ΔHht < 0. Đối với chất rắn, ΔHch (nhiệt hấp thụ để phá vỡ mạng lưới tinh thể và đẩy xa
các tiểu phân trên khoảng cách ứng với thể tích dung dịch) luôn dương nên dấu của ΔHht sẽ là
dấu của số hạng nào trong (1) chiếm ưu thế: Nói chung những chất rắn có cấu tạo mạng lưới
tinh thể kém bền và có nhiều khuynh hướng sonvat hoá hay hình thành những muối ngậm
nước... thì ΔHht < 0 (sự hòa tan toả nhiệt) còn những chất có mạng tinh thể bền và ít sonvat
hoá thì ΔHht > 0 (sự hoà tan thu nhiệt).
Nhiệt hoà tan của muối tăng khi tăng lượng dung môi, nhưng nếu 1 mol muối hoà tan vào
100 − 300 mol dung môi thì khi pha loãng thêm hiệu ứng nhiệt hầu như không thay đổi, lượng
nhiệt đó là nhiệt hoà tan của muối.
Áp dụng định luật Hess đối với quá trình hoà tan có thể xác định gián tiếp hiệu ứng nhiệt
của những quá trình khó đo trực tiếp, ví dụ như nhiệt hiđrat hoá các tinh thể ngậm nước.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Giáo trình thực tập hóa lý
Giáo trình Hóa lý kỹ thuật môi trường
Giáo trình Thực hành powerpoint 2003
Giáo án Hóa học lớp 10 - Bài thực hành tính chất các hợp
Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình Lý thuyết mạch
Giáo trình Lý thuyết truyền nhiệt
Giáo trình Hóa lượng tử
giao trinh ke toan xa phuong mọi chủ đề