fuck_me

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
Thế mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi học sinh ra khỏi giờ học, phạt học sinh quét dọn nhà vệ sinh, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v... Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v...
Vì vậy, trong năm học 2009 - 2010, tui đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Giáo viên với vai trò là chủ nhiệm lớp” để một mặt tự bản thân nhận thức và đánh giá lại vai trò của mình trong công tác giáo dục học sinh, mặt khác phần nào giúp cho một số giáo viên nhận thức đúng vai trò là chủ nhiệm một lớp học.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THCS.
2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu lý luận về các GV đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong công tác chủ nhiệm lớp và đã đạt kết quả như thế nào?
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS trong trường THCS.
- tui đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Khách thể.
- Thực trạng và giải pháp cho vai trò của GV trong công tác chủ nhiệm lớp.
2. Đối tượng. - Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Do tuổi đời, tuổi nghề còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên tui chỉ vận dụng ở lớp 8b trường THCS Trung Sơn năm học 2009 – 2010
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Thu thập những thông tin lý luận của vai trò người GV trong công tác chủ nhiệm lớp trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thểcủa HS.
- Phương pháp điều tra:
+ Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn; của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
+ Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 8b trường THCS Trung Sơn năm học 2009 – 2010
6. Thời gian thực hiện.
- Bắt đầu : 01/ 08 / 2009
- Kết thúc : 31 / 05 / 2010

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những yếu tố của GVCN lớp
1. Tố chất để làm nên một GVCN lớp tốt.
Tố chất quan trọng của GVCN là tố chất của một con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Phải lao vào làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hay huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ HS. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò.
2. GVCN lớp là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về GV. Bản thân tui vừa là GVCN đồng thời là GVBM Giáo dục công dân. Vì vậy, khi đến trường hay lên lớp, tui đều có những tác phong làm gương cho học sinh.
Soạn bài trước khi đến lớp. Theo tôi, chỉ khi nào thầy cô cảm giác hứng thú với bài dạy thì sự hứng thú đó mới lây truyền sang HS. Sự hứng thú này đi đôi với sự soạn bài trước và có một chương trình trước cho những gì phải làm trong giờ học thay vì một thái độ "tùy cơ ứng biến". GV cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học trước khi dạy. Người dạy càng tận tâm thì các em càng cố gắng học.
Khi lên lớp, theo tôi, GV cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu , hợp với trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì,
thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại.
Bên cạnh đó, GVCN biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái.
II. Đặc điểm lớp 8B
Năm học 2008 - 2009, lớp 8B chính là lớp 7B của trường THCS Trung Sơn. Đây là lớp học có tỉ lệ học sinh yếu kém về học lực và hạnh kiểm khá cao(có 3 em thi lại và rèn luyện trong hè). Lớp xếp vị thứ 14/14 lớp trong tổng kết thi đua cuối năm. Nhờ sự giúp đỡ, quan tâm của BGH và GVCN, GVBM rèn luyện thêm cho các em trong hè 2009 nên kết quả lên lớp được 2 em.
1. Thuận lợi:
- Đa số HS ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức.
- HS trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp .
- Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục.
PHẦN III. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
Qua trải nghiệm thực tế, tui nhận thấy rằng để đạt được mục đích giáo dục, ta cần biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,…
Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Chi Hội CMHS, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng .
Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là “lớp truởng”.
Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học…
II. Kiến nghị
Đây là lần đầu tiên tui viết SKKN về đề tài này, thật sự khó khăn đối với GV có tuổi đời, tuổi nghề non trẻ, nhưng lại là một điều hay bởi qua đó tui đã trưởng thành hơn trong nghề nghiệp. GVCN lớp đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Thế tại sao lại không có một trường ĐH - CĐ nào đào tạo GVCN lớp “chuyên nghiệp”? Tại sao hàng năm bên cạnh tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện Phòng giáo dục không tổ chức cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi để cho các GVCN đua tài?!
Trên đây là một vài ý kiến của tui trong quá trình giáo dục đạo đức HS trong vai trò GVCN lớp. tui rất mong nhận đ¬ược sự góp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt SKKN cùng các đồng nghiệp .


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn TP HCM). ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 2
A Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội. ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
S Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau. ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
H Đánh giá trình độ đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai so với Khung trình độ chung châu Âu (Nghiên cứu trường hợp tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á). ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
N Tác động của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đối với giáo viên tiểu học thành phố Hải Dương. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
L Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính trường trung học tư thụ Tâm lý học đại cương 0
N Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà N Tâm lý học đại cương 0
N Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay Kinh tế chính trị 0
V Giáo dục lý luận chính trị với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên các trường cao Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top