minhtam_dt2006

New Member

Download miễn phí Đề tài Giới thiệu và đánh giá một công trình hay một kiến trúc ở (làng, bản, thành phố, đô thị…) trong lịch sử kiến trúc Việt Nam





 
1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu 1
1.1 Địa điểm 1
1.2 Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển 1
1.3 Mục đích xây dựng và chức năng sử dụng 2
1.4 Đặc điểm kiến trúc 3
1.5 Ý nghĩa văn hóa 6
1.5.1 Những truyền thuyết về sự ra đời của cầu ngói Thanh Toàn 6
1.5.2 Ý nghĩa của các hình thức trang trí hoa văn trên cầu. 7
1.5.3 Ý nghĩa của công trình đối với cộng đồng. 8
2. Công trình tưng tự ở trong nước 8
3. Giá trị của công trình của công trình cầu ngói Thanh Toàn 10
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu
1.1 Địa điểm
Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km. Hệ thống giao thông khá thuận tiện. Vị trí của làng khá đặc biệt, gần như nằm giữa một cánh đồng. Tách biệt với các làng khác xung quanh bằng những cánh đồng nhỏ. Có thể đến Cầu Ngói từ 3 hướng: Từ quốc lộ 1A: (đoạn Đồng Thanh Lam- qua Lợi Nông - đến Cầu Ngói), Từ đường 49: qua Dạ Lê – qua Vân Thê – đến Cầu Ngói, Từ Đường Bà Triệu - qua đường Trường Chinh - qua cầu Kiểm Huệ - đường Hoàng Quốc Việt- Lang Xá - đến Cầu Ngói.
1.2 Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển
Vào thế kỷ 16, trong số những di dân từ Thanh Hoá theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây tạo nên 12 họ khai canh của làng Thanh Toàn.
Cầu ngói Thanh Toàn được xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.
Bà Trần Thị Ðạo là vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. Bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Trong tờ sắc, có đoạn viết rằng: "Bà Trần Thị Ðạo sinh quán tại làng Thanh Toàn...là người có đức hạnh. Cuộc sống của bà làm cho người người ngưỡng mộ mọi mặt. Bà là người đáng khen ngợi hơn ai hết. Bà đã làm cho làng được ban những ân huệ mà người ta sẽ ghi nhớ mãi..." Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.
1.3 Mục đích xây dựng và chức năng sử dụng
Cầu được xây dựng để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước. Cầu còn là nơi thờ phụng người chủ xây dựng nên cây cầu.
1.4 Đặc điểm kiến trúc
1.4.1 Cách thức tổ chức mặt bằng, mặt đứng
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Cầu dài chừng 20 m.
Kiến trúc cầu ngói thanh toàn
Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Cầu đã được trùng tu, sửa chữa vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971. Qua các lần tu sửa, chất liệu gốc của cầu ngói đã có thay đổi như trụ cầu bằng gỗ lim được thay bằng gạch và xi măng, kích thước thu hẹp chiều dài còn 16,85m và rộng là 4,63m .
1.4.2 hệ kết cấu và Cách thức sử dụng vật liệu
Cầu nằm trên một hệ thống trụ đỡ có sáu hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá, tất cả đều có chung một khối mộng để chống lún. Hai đầu là hai mố cầu, có bảy hệ thống thoát nước. Nối liền các đầu mố cầu là hệ thống trụ đỡ có các thanh bê tông chạy dọc từ hai đầu vào giữa, dốc dần lên đến gần gian giữa thì nằm ngang tạo sự gãy khúc cả mặt cầu lẫn mái cầu, đồng thời nâng cổng giữa lên cao để tạo cho độ cong khỏe, đẹp và cho ghe thuyền qua lại dễ dàng.
Trên cầu, các hệ thống trụ cầu có dầm gỗ bắc ngang để trên đó dựng cột làm khung nhà. Mỗi vi có bốn hàng cột ở giữa hai cột cái là lòng cầu để làm lối đi lại, và từ hai bên cột cái trở ra cột hiên thì được nâng cao làm chỗ hóng mát, bên ngoài có lan can chấn song kiểu con tiện, bình hoa để ngồi khỏi ngã. Chỉ có phần sườn cầu làm bàn thờ thì bịt kín, còn đều để cho thông thoáng. Các hệ thống xà thượng, xà hạ đều là hệ thống xà kép, xà trên nằm trên đầu cột, xà dưới thì đi xuyên qua mộng cột.
1.4.3 Trang trí, màu sắc
Các bộ phận kiến trúc bằng gỗ không chạm khắc, trang trí mà chỉ gồm hai loại tiết diện tròn và vuông để tạo vẻ đẹp. Trên mái, trước đây lợp ngói ống, nay đã được thay thế bằng ngói liệt.
Hoa văn trang trí trên cầu ngói thanh toàn
Về trang trí mái, trước đó chỉ có con giao, sau này thay bằng con rồng ở hai đầu và đôi phượng chầu mặt trời ở giữa. “thợ kép” đã phải dụng công tô đắp lẫn khảm sành sứ các họa tiết như hoa lá, con dơi, hay hoành phi cùng đối liễn chữ Hán…nhại mấy motif trang trí truyền thống.
Sàn lát ván, phía trên lợp ngói ống tráng men xanh lục. Hai bên cầu có hai dãy bục gỗ dành cho khách bộ hành tạm nghỉ chân hay dân sở tại ra ngồi hóng mát. Phần lớn cấu kiện của công trình đều dùng các loại danh mộc, với nhiều chi tiết được chạm trổ tinh xảo và sơn son. Trên cầu còn lưu lại bao thơ phú, câu đối chữ Hán do các bậc tao nhân mặc khách “vang bóng một thời” cảm tác. “Tế xuyên mâu bửu phiệt
Thanh thủy thắng hồng lâu”
1.5 Ý nghĩa văn hóa
1.5.1 Những truyền thuyết về sự ra đời của cầu ngói Thanh Toàn
Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa có mang theo 12 người xứ Thanh vào đây lập nghiệp và lập nên làng Thanh Toàn. Đến thế kỷ 18, khi quân Chúa Trịnh chiếm lấy Phú Xuân, một viên quan có người vợ là Trần Thi Đạo bỏ tiền bạc ra xây cầu để làm phúc, nối liền đôi bờ rạch. Về sau, cứ đến rằm tháng tám hàng năm thì làm đám giỗ bà. Lễ được rước từ đình ra cầu rồi trở lại đình. Đến đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), có sắc tuyên dương bà và miễn tập vụ cho cả dân làng để tập trung công sức tu sửa cầu. Ngày nay, ở gian giữa cầu có lập bàn thờ thờ bà, quanh năm hương khói.
Năm 1844, vua Thiệu Trị cho tu sửa lại sau khi gió bão đã làm hỏng một phần cầu. Năm 1956 và năm 1971 cũng có tu sửa khá qui mô, và mỗi lần tu sửa có thay đổi chút ít về kích thước.
Năm 1970, khi xây dựng chiếc cầu bằng bê tông ở bên cạnh thì cầu ngói Thanh Toàn càng thưa thớt khách bộ hành qua lại. Tuy nhiên, cảnh quan cây cầu cổ xưa đó dẫu sao cũng đáng để lớp hậu sanh đến chiêm ngưỡng, tham quan. Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui.
Bên cạnh tương truyền về sự ra đời của cầu ngói Thanh Toàn, thì nơi đây còn có Truyền thuyết về di hài Quang Trung và Miếu đôi. Gắn liền với khuôn cảnh làng quê nơi mà cầu ngói tồn tại đến ngày nay.
Đã bao đời nay, dân trong làng thường truyền tụng nhau câu chuyện gắn liền với lịch sử của dân tộc:
Lúc Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, để trả thù anh em nhà Tây Sơn bằng cách khai quật mộ Quang Trung, lấy thi hài của Quang Trung nghiền nát trộn vào thuốc súng để bắn đại bác, riêng cái đầu lâu thì đem về để làm vật trang trí cho cái bô đựng nước tiểu. Có hai người trong số những người hầu hạ vua Gia Long thấy thương tâm nên bàn nhau tìm cơ hội đánh cắp “cái bô” đó đem ra khỏi cung thành để an táng. (Một người họ Mạc, một người quê ở làng Vân Thê thuộc xà Thủy Thanh). Hai người tốt bụng đó đã làm thành công và âm thầm giữ bí mật câu chuyện “tầy đình” này, trư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện thiệu hóa – thanh hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan Văn hóa, Xã hội 0
D Giới thiệu chung về các hình thức trợ cấp dành cho nguời lao động trên thế giới và so sánh với các hình thức này ở việt nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tìm hiểu về máy chủ IBM và giới thiệu về trung tâm dữ liệu (Data center ) Luận văn Kinh tế 0
S Thiết kế nhà trung bày và giới thiệu sản phẩm – Tiên lãng - Hải phòng Kiến trúc, xây dựng 0
Y Thiết kế trung tâm xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm kinh tế kỹ thuật quân đội phía Nam Kiến trúc, xây dựng 0
D Giới thiệu Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000 và HACCP Nông Lâm Thủy sản 0
L Ứng dụng trong hoạt động kinh doanh và giới thiệu khái quát về công ty TNHH công nghệ phẩm minh quân Luận văn Kinh tế 0
D Giới thiệu hệ thống chống sét System 3000 (của hãng GLT – Uc) và các phần mềm liên quan. Luận văn Kinh tế 0
H Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán An Bình và đề xuất thực tập Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế và xây dựng chương trình giới thiệu về công ty tin học xây dựng Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top