Download miễn phí Chuyên đề Hạch toán quá trình lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh hàng hoá tại Trung tâm Nông sản Thực phẩm
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
I. ĐẶC ĐIỂM LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG ĐƠN VỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI. 3
1. Khái niệm, đặc điểm chức năng của hoạt động kinh doanh thương mại: 3
2. Đặc điểm tính giá hàng hoá trong kinh doanh thương mại: 5
II. TỔ CHỨC LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG ĐƠN VỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI: 6
1. cách mua hàng, thủ tục chứng từ: 8
2. Tổ chức hạch toán chi phí thu mua hàng hoá. 10
3. Hạch toán giai đoạn tiêu thụ hàng hoá. 10
4. Các phương pháp xác định giá vốn của hàng tiêu thụ. 13
5. Tài khoản, chứng từ tiêu thụ hàng hoá. 17
III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ. 18
A. Tổ chức hạch toán giá vốn hàng bán. 18
B. Tổ chức hạch toán chi phí bán hàng. 19
C. Tổ chức hạch toán chi phí quản lý. 22
D. Tổ chức hạch toán doanh thu bán hàng. 24
E. Các cách tiêu thụ hàng hoá và phương pháp hạch toán. 29
IV. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 37
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 41
TẠI TRUNG TÂM NÔNG SẢN THỰC PHẨM 41
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM NÔNG SẢN THỰC PHẨM. 41
1 Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm. 41
2. Kết quả kinh doanh của Trung tâm trong mấy năm gần đây: 41
3. Chức năng nhiêm vụ của Trung tâm: 43
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm: 44
5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Trung tâm. 45
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM NÔNG SẢN THỰC PHẨM. 51
1. Phân cấp quản lý tài chính trong Trung tâm. 51
2. Đặc điểm hàng hoá tiêu thụ tại trung tâm: 53
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI TRUNG TÂM NÔNG SẢN THỰC PHẨM 65
I. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VỀ HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN VÀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI TRUNG TÂM. 65
II. KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 65
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-chuyen_de_hach_toan_qua_trinh_luu_chuyen_hang_hoa.lKrEUo8LXk.swf /tai-lieu/chuyen-de-hach-toan-qua-trinh-luu-chuyen-hang-hoa-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-hang-hoa-tai-trung-tam-nong-san-thuc-75440/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ.
* Phương pháp hạch toán.
- Trong kỳ khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng:
Nợ TK 521 (Tổng số tiền chiết khấu).
Có TK 111,112 (Nếu trả bằng tiền).
Có TK 131 (Nếu trừ vào nợ phảI thu của khách hàng).
- Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu bán hàng sang tài khoản doanh thu:
Nợ TK 511.
Có TK 521.
2. Hạch toán hàng bán bị trả lại.
* KháI niệm:
Hàng bán bị trả lại là số hàng bán đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm cam kết trong hợp đồng như: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách.
Trị giá của số hàng bán bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên háo đơn:
Trị giá của số hàng bán bị trả lại
=
Số lượng hàng bị trả lại
X
Đơn giá bán
* Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại.
Kết cấu và nội dung của tài khoản 531 như sau:
Bên Nợ: + Tập hợp các khoản doanh thu của hàng hóa đã tiêu thụ nhưng bị khách trả lại.
Bên Có: + Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán.
- Hàng bán bị trả lại ngay trong kỳ hạch toán (giá vốn của hàng bán vẫn ở tài khoản 632).
- Khi nhận hàng bị trả lại mang về nhập kho:
Nợ TK 156 (Nhập kho sản phẩm hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên).
Nợ TK 6112 (Nhập kho hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Có TK 632 (Giá vốn của hàng bị trả lại).
Chú ý: Đối với sản phẩm của phương pháp kiểm kê định kỳ vẫn để trên tài khoản 632.
- Thanh toán cho người mua doanh thu của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531 (Doanh thu hàng bán bị trả lại).
Nợ TK 333 (Thuế GTGT đầu ra phải nộp).
Có TK 111, 112 (Nếu trả bằng tiền).
Có TK 131 (Ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng).
- Chi phí phát sinh có liên quan đến hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 641
Có TK 111, 112, 334.
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại sang TK 511:
Nợ TK 511.
Có TK 531.
3. Hạch toán giảm giá hàng bán.
* Khái niệm:
Giảm giá hàng bán là số tiền được giảm trừ do người bán chấp thuận một cách đặc biệt vì hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
- Bớt giá: là số tiền giảm trừ cho người mua trên giá bán thông thường do việc người mua với số lương lớn.
- Hồi khấu: là số tiền trừ cho người mua trên tổng số các nghiệp vụ mua hàng của khách hàng trong một thời gian nhất định.
* Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán.
Các khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào tài khoản 532 và chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn, tức là sau khi đã cõ hoá đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng giá trị bán ghi trên hoá đơn.
Kết cấu và nội dung của tài khoản 532 như sau:
Bên Nợ: + Khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng trong kỳ.
Bên Có: + Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu
Tài khoản 532 không có số dư.
* Phương pháp hạch toán.
- Trong kỳ chấp thuận giảm giá hàng bán cho khách hàng.
Nợ TK 532.
Nợ TK 333.
Có TK 111, 112, 131.
- Cuối kỳ kết chuyển số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản 511:
Nợ TK 511.
Có TK 532.
4. Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần cho một loại hàng theo giai đoạn quy định. Nếu trong đơn vị kinh doanh phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cả khâu mua và bán thì được khấu trừ.
Cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Doanh thu của mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá thanh toán có thuế.
Đối với thuế xuất nhập khẩu.
Đây là thuế gián thu.
Thuế xuất nhập khẩu được kê khai và được nộp tại cửa khẩu Hải quan.
Giá tính thuế bằng tỷ giá Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm kê khai nộp thuế (VND).
* Phương pháp hạch toán.
- Khi bán hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):
+ Bút tóan 1: Phản ánh doanh thu tiêu thụ ( gồm cả thuế TTĐB)
Nợ TK liên quan (111, 112, 131…)
Có TK 511, 512.
+ Bút toán 2: Phản ánh số thuế TTĐB phải nộp
Nợ TK 511, 512.
Có TK 333 (3332).
- Khi nhập hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế TTĐB phải nộp ( tính vào giá vốn vật tư, hàng hoá):
Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211…)
Có TK 333 (3332).
- Khi nộp thuế TTĐB cho Ngân sách:
Nợ TK 333 (3332): Số thuế TTĐB đã nộp.
Có TK liên quan (111, 112, 311…).
5. Hạch toán doanh thu.
* Khái niệm:
Doanh thu bán hàng là giá trị của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng ( đã được thực hiện). Giá trị của hàng bán được ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán và cung cấp sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ và đã được ghi trên hoá đơn bán hàng hay có ghi trên các chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng, hay là sự thảo thuận về giá bán hàng giữa người mua và người bán.
Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền hay chưa thu được tiền ngay.
* Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng.
Kết cấu và nội dung của tài khảon 511 như sau:
Bên Nợ: + Số thuế phải nộp (thuế TTĐB, thuế xuất khẩu) tính trên doanh số bán trong kỳ.
+ Trị giá hàng bán bị trả lại.
+ Khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ.
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả doanh thu.
Bên Có: + Doanh thu hàng bán trong kỳ.
+ Trợ cấp, trợ giá được nhà nước cung cấp.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
T K 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
T K 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
T K 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
T K 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
* Phương pháp hạch toán: Được biểu hiện rõ trong phần cách tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
E. Các cách tiêu thụ hàng hoá và phương pháp hạch toán.
cách tiêu thụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
1.1 - cách tiêu thụ trực tiếp.
1.1.1 - Khái niệm.
Tiêu thụ trực tiếp là cách gío hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.
1.1.2 - Phương pháp hạch toán.
Khi xuất sản phẩm, hàng hoá hay thực hiện các lao vụ, dịh vụ với khách hàng, kế toán ghi các bút toán sau:
- Phản ánh trị giá vốn bán hàng.
- Phản ánh doanh thu bán hàng.
+ Thu trực tiếp bằng tiền mặt.
+ hay chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau (bán chịu).
Trường hợp tiêu thụt trực tiếp hàng đổi hàng, kế toán hạch toán tương tự như bán chịu rồi thu bằng vật tư, hàng hoá ở trên.
Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại do các nguyên nhân khác nhau: (vi phạm hợp đồng, hàng không đúng chủng loại…), kế toán ghi:
- Phản ánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại.
- Phản ánh doanh thu và số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu hàng bán bị trả lại ...