Kenny

New Member

Download miễn phí Khóa luận Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 2
1.1. Tín dụng chứng từ là một cách thanh toán quốc tế tại NHTM. 2
1.1.1. Các cách thanh toán quốc tế: 2
1.1.2. Tín dụng chứng từ- một cách thanh toán quốc tế của NHTM: 4
1.2. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ : 17
1.2.1. Rủi ro tín dụng: 17
1.2.2. Rủi ro đạo đức: 19
1.2.3. Rủi ro hàng hóa: 21
1.2.4. Rủi ro quốc gia: 22
1.2.5. Rủi ro pháp lý: 23
1.2.6. Rủi ro ngoại hối: 23
1.2.7. Rủi ro tác nghiệp: 24
1.3. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C 25
1.3.1. Do sự biến động của nền kinh tế thị trường 25
1.3.2. Do thông tin không đầy đủ 25
1.3.3. Các nhân tố vĩ mô và các nhân tố bất khả kháng: 25
1.3.4.Năng lực và đạo đức kinh doanh của các nhà nhập khẩu: 26
1.3.5. Các nguyên nhân khác: 28
1.4. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C của ngân hàng thương mại: 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ THÀNH. 32
2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 32
2.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của BIDV Hà Thành: 32
2.1.2. Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành: 34
2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 40
2.2.1. Trong thanh toán L/C xuất: 44
2.2.2. Trong thanh toán L/C nhập: 45
2.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo cách L/C tại BIDV Hà Thành: 46
2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng: 46
2.3.2. Nguyên nhân từ phía BIDV Hà Thành: 47
2.3.3. Nguyên nhân trên giác độ vĩ mô: 48
2.4. Đánh giá thực trạng quản lí rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 51
2.4.1. Ban hành hệ thống các qui chế, qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế mới chặt chẽ. 52
2.4.2. Xác lập qui chế, thể lệ cho nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm: 53
2.4.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lí 53
2.4.4. Qui định hạn mức tín dụng và hạn mức mở L/C đối với từng loại hình doanh nghiệp : 54
2.4.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro: 55
 
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ THÀNH 58
3.1. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV
Hà Thành 58
3.1.1. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV HT: 58
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT: 59
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT: 61
3.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế: 61
3.2.2. Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C: 68
3.2.3. Giải pháp trong công tác tổ chức, đào tạo cán bộ: 69
3.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát: thành lập bộ phận quản lí và phòng ngừa rủi ro 71
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng: 71
3.2.6. Nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng công nghệ: 73
3.3 Một số kiến nghị: 73
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành liên quan: 73
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước: 76
3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng: 78
KẾT LUẬN 81
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mới tác phong làm việc, xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp để có thể tiếp cận và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Những nỗ lực phấn đấu của Chi nhánh sau 3 năm hoạt động đã phần nào được đền đáp. Từ chỗ ban đầu chỉ có 12 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với Chi nhánh với tổng dư nợ 65 tỷ VND đến nay Chi nhánh đã có 130 khách hàng doanh nghiệp, hơn 100 khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn thường xuyên với dư nợ tín dụng đạt gần 1.300 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đến 90%. Hình ảnh Chi nhánh Hà Thành với tư cách là một NHTM quốc doanh chuyên phục vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được rất nhiều các đơn vị biết tới và lựa chọn. Trong số các khách hàng đó, có rất nhiều các đơn vị đã có thương hiệu trên thị trường, tiêu biểu có thể kể đến như: Công ty CP FPT, Tập đoàn Việt Á, Tập đoàn Hoà Phát, Công ty TNHH Hoà Bình, Công ty CP VPP Hồng Hà, Công ty CP Cơ giới lắp máy và xây dựng Vimeco v.v...
2.1.2. Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành:
Hiện nay các cách thanh toán quốc tế chủ yếu mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường thực hiện là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, tín dụng chứng từ vẫn là cách thanh toán được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán (trên 70%). Sở dĩ cách chứng từ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu chính là vì những ưu điểm của nó như chúng ta đã biết. Hơn nữa, cách này cũng khá phù hợp với điều kiện và tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem xét các số liệu dưới đây:
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008
Đơn vị: triệu USD
Năm
Doanh số
% so với năm trước
2006
54
114,3
2007
61
107,1
2008
70
114,8
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành
Đối với thanh toán xuất khẩu: qua bảng trên ta có thể thấy, mặc dù tình hình XNK còn gặp nhiều khó khăn- hoạt động XNK có những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng chặt chẽ- nhưng doanh số thanh toán xuất khẩu tại BIDV Hà Thành trong các năm vẫn liên tục tăng.
Năm 2006 hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội có nhiều khó khăn, môi trường cạnh tranh gay gắt, các quy định về rào cản đối với hang xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư, dịch vụ đầu vào tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên với nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện của Chính phủ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng. Đặc biệt là những nỗ lực chủ quan của ngân hàng khiến hoạt động thanh toán quốc tế tại cũng tăng trưởng. tại BIDV HT, kim ngạch thanh toán xuất khẩu qua chi nhánh đạt 54 triệu USD, tăng 14,3% so với năm 2005.
Năm 2007, 2008, công tác thanh toán quốc tế vẫn duy trì chất lượng tốt với tổng doanh số xuất khẩu đạt cao- năm 2007 đạt 61 triệu USD, tăng 7,1% so với năm 2006; năm 2008 đạt 70 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2007.
Chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2008 tăng cao, NHNN đã phải sử dụng hàng loạt các biện pháp ‘sốc’ nhằm thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, trong đó có thắt chặt tín dụng. Chính sách này đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu do chi phí đầu vào tăng và lãi xuất vay tăng lên.
Bảng 2.2: Kim ngạch thanh toán nhập khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008
Đơn vị: triệu USD
Năm
Doanh số
So với năm trước (%)
2006
615
102,5
2007
629
102
2008
752
119,5
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành
Đối với thanh toán nhập khẩu: doanh số thanh toán nhập khẩu tại BIDV HT trong các năm cũng liên tục tăng, năm 2007, doanh số nhập khẩu qua ngân hàng đạt 629 triệu USD, tăng 2% so với 2006, năm 2008 doanh số đạt 752 triệu USD, tăng 19,5% so với năm 2007. Nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam luôn là rất lớn do điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, sản xuất chưa đủ phục vụ cho tiêu dùng cũng như có nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam chưa sản xuất được, hay sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường đòi hỏi phải có những hàng hóa có chất lượng cao. Vì vậy, cơ hội cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng là rất lớn. Hiện nay, hoạt động thanh toán hàng nhập chủ yếu của BIDV HT là trong phạm vi Châu Á với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Trung Quốc với các mặt hàng chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, xe máy…
Có thể thấy được, trong những năm gần đây, mức độ gia tăng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu năm nay so với năm trước qua ngân hàng được bảo đảm. Có được sự tăng trưởng đều đặn như vậy là so uy tín, chất lượng thanh toán quốc tế luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng. Ngoài ra đó còn do làm tốt công tác phục vụ khác hàng, công tác phát triển mạng lưới và sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của ngân hàng như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán tài chính…tạo sự tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng. Đây là kết quả nỗ lực thị phần trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV HT.
Bảng 2.3. Cơ cấu cách thanh toán TDCT qua BIDV HT năm 2006-2008
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
XK
NK
XK
NK
XK
NK
- Kim ngạch
- Tỷ trọng (%)
51
34,54
615
82,63
61
15,35
629
73,42
70
25,35
752
79,9
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV HT
Tại BIDV HT, kim ngạch thanh toán bằng cách này thường chiếm trên 80% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, trong đó thanh toán L/C nhập chiếm tỉ trọng 70% và xuất chiếm 30%. Trong những năm gần đây: năm 2006 là L/C xuất chiếm 34,54%, L/C nhập chiếm 82,63%, năm 2007 L/C xuất chiếm 15,35%, L/C nhập chiếm 73,42%, năm 2008 L/C xuất chiếm 25,35% và L/C nhập chiếm 79,9%.
Nguyên nhân của việc sử dụng cách thanh toán L/C với tỉ lệ cao nhưng mất cân đối giữa L/C nhập và xuất là do: trường hợp nhập khẩu hàng hóa, một mặt do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dãi chấp nhận yêu cầu của phía đối tác, một mặt do thị trường nước ta không ổn định vì vậy để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của ngân hàng cũng như đảm bảo khả năng an toàn nên họ thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam mở L/C, hay cũng có thể do bản thân các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế nên họ lựa chọn cách L/C để nhận được sự tư vấn và tài trợ từ phía ngân hàng. Ngược lại, trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa, thì một doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng phía nước ngoài nên sẵn sàng chấp nhận thanh toán theo cách D/A hay thanh toán TTR sau khi giao hàng.
Ngoài ra, có những doanh nghiệp không muốn sử dụng cách L/C vì phí dịch vụ phát sinh nhiều hơn so với cách khác. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở các công ty tư nhân, các công ty mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán nhiều hàng nên thường chấp nhận các yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra mà không quan tâm...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quân Đội chi nhánh Bắc Hải Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới ngân hàng LD Lào Việt CN Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
G phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô Luận văn Kinh tế 0
B phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top