Parnall

New Member

Download Tiểu luận Những hạn chế và hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự miễn phí





Tại phiên tòa dân sự, việc tham gia hỏi và tranh luận của người bảo vệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự. Việc bảo vệ có đem lại kết quả tốt hay không cho thân chủ của mình phụ thuộc nhiều vào việc hỏi và tranh luận của người bảo vệ tại phiên tòa. Người bảo vệ có quyền hỏi các đương sự và những người khác về vấn đề của vụ án để có được những câu trả lời theo hướng có lợi cho người được bảo vệ. Khi tranh luận, người bảo vệ phải phân tích, lập luận, đưa ra những lí lẽ bảo vệ cho đương sự của mình.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

PHẦN MỞ ĐẦU.
Quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền dân sự của công dân. Đó là một trong những quyền cơ bản không thể thiếu của công dân và đã được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Vậy trong tố tụng dân sự thì ai sẽ có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?. Qua bài viết chúng tui sẽ tìm hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG.
I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ.
1 – Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Trong tố tụng dân sự, ngoài người thay mặt của đương sự còn có người khác được đương sự nhờ (yêu cầu) tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Người này có thể là luật sư hay người khác là công dân Việt Nam. Tuy vậy, Tòa án chỉ chấp nhận người được nhờ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Người tham gia tố tụng này được gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định được đương sự yêu cầu tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
2 – Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật TTDS Việt Nam:
Việc tham gia tố tụng vào vụ việc dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không những có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án mà còn có ý nghĩa cả đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án. Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đã quy định cụ thể việc tham gia tố tụng của họ.
Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 quy định về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
1 . Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư:
b) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hay bị kết án nhưng đã được xóa án tích. Không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
3- Địa vị pháp lý của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng một cách độc lập. Như các chủ thể khác, họ cũng có các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Theo Điều 64 BLTTDS năm 2005 quy định quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
1. Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hay bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết.
2. Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
3. Tham gia việc hòa giải, tham gia phiên tòa hay có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ.
6. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm m, q, r khoản 2 Điều 58:
m) Tranh luận tại phiên tòa;
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án;
r) Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
3.1 -Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hay bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết.
Việc tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự từ khi khởi kiện có ý nghĩa trợ giúp ban đầu đối với đương sự. Việc người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự được quyền có mặt trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng vì khi đó đương sự sẽ ổn định về mặt tâm lý hơn khi trả lời các câu hỏi do kiểm sát viên đưa ra. Ngoài ra, với sự am hiểu pháp luật của mình, người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự còn có thể giúp đương sự nhìn ra những điểm sơ hở, thiếu chặt chẽ trong biên bản lời khai giúp đương sự khai lại, giải thích lại đúng với sự thật của vụ án.
Sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự còn bảo đảm cho những hoạt động này được tiến hành đầy đủ và tuân thủ theo pháp luật hơn. Với sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự, những người tiến hành tố tụng sẽ thận trọng hơn và làm việc đúng pháp luật.
3.2 - Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự, người bảo vệ phải căn cứ vào các chứng cứ, tình tiết có liên quan đến vụ án, các tài liệu thu thập được từ phía cơ quan điều tra. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những chứng cứ, tài liệu do cơ quan điều tra thu thập được thì người bảo vệ sẽ không nắm bắt được những tình tiết có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Vì vậy, pháp luật cho phép người bào chữa được tự mình thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Điều này tạo điều kiện cho người bảo vệ tiếp xúc với vụ án vừa ở mức độ khái quát hơn, cụ thể chuyên sâu hơn. Người bảo vệ có thể sử dụng những gì thu thập được để thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hiệu quả hơn
Thông qua việc đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh giá trị và hạn chế Môn đại cương 0
D Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại thành phố Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Yên Bái Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại địa phương Luận văn Luật 0
W Tìm hiểu chấn thương xoang hàm và gò má: song thị, hạn chế vận nhãn, tê nửa bên mặt, viêm xoang, lỗ dò xoang, mất cân đối hai gò má, lõm má một Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế nằm kiểm soát và hạn chế hiện tượng thất thu thuế trên địa bàn quận 7 Luận văn Kinh tế 0
G phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top