Link tải miễn phí Luận văn: Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2012
Chủ đề: Hàng rào phi thuế quan
Nhật Bản
Thủy sản
Việt Nam
Xuất khẩu
Miêu tả: 115 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quan hệ -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái quát được hệ thống rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói chung và của Nhật Bản nói riêng. Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam và phân tích tác động của các quy định đó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Nghiên cứu, đánh giá quá trình khắc phục rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm chỉ rõ thuận lợi, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản. Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở thích ứng với những hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................ii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .....................................................................................6
1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ..................................6
1.1.1. Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan.................................................6
1.1.2. Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan ..............................................................13
1.2. Hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới hiện nay ...............................................16
1.2.1. Nhóm biện pháp hạn chế định lượng.................................................................16
1.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả ..................................................................19
1.2.3. Nhóm biện pháp tài chính và tiền tệ ..................................................................20
1.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính - kỹ thuật...................................................21
1.2.5. Các biện pháp về bảo vệ thương mại tạm thời..................................................23
1.2.6. Các biện pháp khác ...........................................................................................24
1.3. Các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào phi thuế quan.......26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI
VỚI CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ................29
2.1. Một số vấn đề chung về chính sách kiểm soát hàng nhập khẩu của Nhật Bản.....29
2.1.1. Hệ thống thuế quan............................................................................................29
2.1.2. Hệ thống phi thuế quan......................................................................................32
2.2. Khái quát về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu47
2.2.1.Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm..............................................................47
2.2.2. Quy định về kiểm dịch thực phẩm......................................................................53
2.2.3. Quy định về dán nhãn thực phẩm......................................................................55
2.2.4. Quy định về nguồn gốc sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm............................58
2.2.5. Quy định về bảo vệ môi trường .........................................................................58
2.2.6. Quy định về hạn chế số lượng............................................................................59
2.2.7. Một số rào cản pháp lý khác..............................................................................61
2.3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản....................62
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản..........62
2.3.2. Cơ cấu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam .....63
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản......................................................................................................................682.4. Tác động của hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản của Việt
Nam và động thái từ phía Việt Nam trong những năm qua .......................................... 72
2.4.1. Tác động của hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản của
Việt Nam.......................................................................................................................73
2.4.2. Các động thái từ phía Việt Nam trong việc đối phó với rào cản phi thuế quan
của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản.....................................................................80
2.4.3. Những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua rào cản
phi thuế quan vào thị trường Nhật Bản.......................................................................85
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, THÍCH ỨNG VỚI HÀNG
RÀO PHI THUẾ QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ..............................................................................88
3.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay và phương hướng xuất khẩu thủy sản
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới ....................................................88
3.1.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay ......................................................88
3.1.2. Phương hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
trong thời gian tới ....................................................................................................92
3.2. Các giải pháp khắc phục, thích ứng với hàng rào phi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản..............................................................................96
3.2.1. Từ phía Nhà nước và các Hiệp hội thủy sản .....................................................96
3.2.2. Từ phía doanh nghiệp......................................................................................105
KẾT LUẬN......................................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 112
PHỤ LỤC..................................................................................................................
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ACV Agreement on Customs
Valuation Hiệp định giá trị hải quan
2 ASEAN Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3 CoC Code of Conduct for
Responsible Aquaculture
Quy tắc ứng xử có trách nhiệm
trong nuôi trồng thủy sản
4 Gaqp Governor’s Award for
Quality and Productivity Quy phạm thực hành nuôi tốt
5 GATT General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch
6 HACCP Hazard Analysis Critical
Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn
7 JETRO Japan External Trade
Organization
Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch
Nhật Bản
8 METI Ministry of Economy, Trade
and Industry
Bộ Kinh tế Thương mại và
Công nghiệp Nhật Bản
9 NTB Non-Tariff Barriers Rào cản phi thuế quan
10 OECD
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
11 PECC Pacific Economic Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái
Bình Dương
12 SPS The Application of Sanitary and Phytosanitary measures Hi pháp v ệp định về áp dụng các biện ệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động thực vật
13 TB Tariff Barriers Rào cản thuế quan
14 TRAINs Trade Analysis and
Information System
Hệ thống Phân tích và Thông
tin Thương mại
15 TRIMs Agreement on Trade-Related
Investment Measures
Hiệp định về các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại
16 UNCTAD United Nations Conference
on Trade and Development
Tổ chức thương mại và phát
triển của Liên hợp quốc
17 VASEP
Vietnam Association of
Seafood Exporters
and Producers
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam
18 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giớiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Các dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng
phổ biến ở Nhật 40
2 Bảng 2.2 Quy định của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản
nhập khẩu 51
3 Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam-Nhật Bản
những năm gần đây 67
4 Bảng 2.4 Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang
Nhật, giai đoạn 2005 - nay 68
5 Bảng 2.5 thông báo chất lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật
Bản năm 2011 82
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Hình 2.1 Trình tự thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào
Nhật Bản 55
2 Hình 2.2 Quy trình xin cấp hạn ngạch nhập khẩu 64
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiM 1
Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, và vì có nhiều
thuận lợi trong hợp tác phát triển, quốc gia này đang ngày càng trở thành một đối
tác quan trọng của Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa từ Việt
Nam sang Nhật Bản được đẩy mạnh với kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia
tăng. Có thể nói một trong những mặt hàng quan trọng được Việt Nam xuất khẩu
sang Nhật nhiều nhất hiện nay là thủy sản, trong năm 2011, Nhật Bản là thị trường
chiếm đến trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Ngày 1/12/2008, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP) chính thức có hiệu lực tại Nhật Bản và 1 số nước ASEAN trong đó có Việt
Nam. Cùng với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ký kết ngày
25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009, đã mở ra một bước ngoặt mới trong
việc xuất khẩu thủy sản cũng như các mặt hàng khác của Việt Nam sang Nhật. Hai
hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới. Nhật Bản sẽ áp dụng các
tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là hai lĩnh vực mà Việt Nam
vẫn chưa thực hiện tốt nên có thể nói, những rào cản phi thuế quan này sẽ hạn chế
nhiều đến năng lực xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, đòi hỏi phía Việt Nam phải
có những hiểu biết cần thiết về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản, từ đó
đề ra những phương hướng đúng đắn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa,
trong đó có mặt hàng thủy sản sang Nhật Bản. Xuất phát từ thực tế đó, dưới góc độ
là học viên kinh tế, chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, để góp
phần tìm được lời giải hay, thiết thực đáp ứng kịp thời những yêu cầu cạnh tranh
khắt khe đối với hàng thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản. Bằng những
kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu, người viết quyết định
chọn đề tài “Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam” làm luận văn của mình. Trên cơ sở tìm hiểu những quy định về hàng rào phi
thuế quan của Nhật Bản và phân tích, đánh giá những thành tựu đồng thời tìm ra2
những hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả bài viết đã tham khảo một số cuốn
sách và đề tài nghiên cứu liên quan gần đây như sau:
Cuốn sách “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững
hàng thủy sản Việt Nam”- GS, TS. Đỗ Đức Bình và TS. Bùi Huy Nhượng – Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.
Nội dung cuốn sách đề cập đến một vấn đề không mới nhưng có ý nghĩa sống
còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế - vấn đề đáp ứng rào cản phi thuế quan đẩy mạnh xuất
khẩu bền vững. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế, giới thiệu kinh nghiệm vượt rào của một số quốc gia như: EU,
Thái Lan và Trung Quốc; Phân tích tác động rào cản phi thuế quan của một số nước
đối với hàng xuất khẩu của nước ta và thực trạng vượt rào cản phi thuế quan trong
xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam thời gian qua; Dự báo các rào cản mới, đồng thời
đề ra những giải pháp chiến lược vượt rào hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền
vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam và xây dựng rào cản đối với hàng thủy sản
nhập khẩu vào nước ta trong thời gian tới.
Luận văn “Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động tới hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường này” – Chu Lan Hương, Trường Đại học ngoại thương,
2011.
Luận văn đã khái quát được rào cản phi thuế quan nói chung và rào cản phi
thuế quan của Nhật Bản nói riêng. Đã phân tích được tác động của rào cản phi thuế
quan của Nhật Bản tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Từ dó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị
trường Nhật Bản trước rào cản phi thuế quan của Nhật Bản.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Luận án “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” – Đào Thị Thu Giang, Trường
Đại học ngoại thương Hà Nội, 2009.
Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế. Luận án đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện và khá
sâu sắc về thực trạng đối phó và vượt rào cản phi thuế quan của 03 mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam (dệt may, thủy sản, giày dép) và 03 thị trường lớn (EU,
Nhật Bản, Mỹ), qua đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn hàng hóa xuất khẩu
Việt Nam vượt rào cản phi thuế quan. Luận án đã đưa ra 09 kiến nghị đối với các cơ
quan quản lý nhà nước và 06 giải pháp đối với các doanh nghiệp, luận án cho thấy
việc xây dựng năng lực vượt qua rào cản của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một
sự phối hợp tổng thể và một tầm nhìn chiến lược.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn hay là đi nghiên cứu chung về rào cản phi
thuế quan nói chung hay tổng quan rào cản tác động tới tất cả các mặt hàng chứ
không đi sâu nghiên cứu tác động của rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với
mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn
chưa có một đề tài nghiên cứu một cách cụ thể về rào cản phi thuế quan của Nhật
Bản đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của luận văn là đi sâu nghiên cứu, phân tích những rào cản phi
thuế quan của Nhật Bản có tác động như thế nào tới xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản. Để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, thích
ứng với những rào cản đó nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tóm lược, tổng hợp những khái niệm về rào cản phi thuế quan trong thương
mại quốc tế.4
Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế
quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam và phân tích tác động của các
quy định đó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản.
Nghiên cứu, đánh giá quá trình khắc phục rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm chỉ rõ thuận lợi, hạn chế
trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản. Từ đó đề xuất một số
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở thích ứng với những hàng rào phi
thuế quan của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các vấn đề chung về hàng rào phi thuế quan trong
thương mại quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng tại Nhật Bản, cụ
thể hơn nữa là đối với mặt hàng thủy sản; thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang Nhật Bản trong những năm gần đây, tác động của hệ thống hàng rào phi
thuế quan Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và từ đó đề
xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu những rào cản phi thuế quan của
Nhật Bản nói chung, đối với mặt hàng thủy sản nói riêng, và tác động của nó đến
hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu đi sâu nghiên cứu tác động
của hàng rào kỹ thuật và đề xuất các giải pháp đối phó với những hàng rào đó.
Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tác động của rào cản
kỹ thuật đến xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2005 tới nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích sự
hình thành, xu hướng phát triển của các rào cản phi thuế quan trên thế giới nói
chung cũng như ở Nhật Bản nói riêng.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử
dụng nhằm nêu rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động của nó tới
hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Các phương pháp so sánh cũng được vận dụng trong luận văn sử dụng để so
sánh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật qua từng
năm, từng thời kỳ. Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công
cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Khái quát được hệ thống rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói
chung và của Nhật Bản nói riêng.
Nêu được thực trạng hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản nói chung, và đối
với thủy sản nói riêng. Phân tích sâu tác động rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đề xuất một số giải pháp nhằm vượt rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và
đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với các sản phẩm
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp khắc phục, thích ứng với hàng rào phi thuế quan
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản.
Trong quá trình viết luận văn này, người viết xin được gửi lời Thank chân
thành tới GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện để
người viết hoàn thành tốt luận văn của mình.6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan
1.1.1.1. Khái niệm
Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế toàn cầu, sự chuyên môn hóa ở tầm
cỡ quốc tế, hội nhập ngày càng sâu rộng vào thương mại quốc tế đang là xu hướng
chung của toàn thế giới. Các quốc gia, không chỉ là những nước phát triển mà cả
những nước đang và chậm phát triển cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy
nhiên, khi xuất hiện sự hội nhập và đan xen giữa các nước, một hệ quả tất yếu là
quốc gia này sẽ phải đối mặt với những khác biệt, những rào cản mà quốc gia kia
dựng lên nhằm hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo hộ nền sản xuất
trong nước. Hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cũng như sự nâng cao
đời sống con người, hệ thống rào cản mà mỗi quốc gia xây nên cho mình cũng ngày
càng đa dạng và phức tạp, trong đó đáng lưu ý hơn là những hàng rào phi thuế quan -
công cụ được coi là linh hoạt, tác động nhanh, mạnh, không chỉ có ý nghĩa trong việc
bảo hộ thị trường nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có
hiệu quả mà còn là công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại.
Trong thương mại quốc tế, rào cản nói chung được chia làm hai loại: rào cản
thuế quan (Tariff Barriers – TB) và rào cản phi thuế quan (Non-Tariff Barriers –
NTB)... Tuy nhiên, do thuế quan là biện pháp mà WTO (World Trade Organization)
yêu cầu các quốc gia phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có
lộ trình cắt giảm nên biện pháp này đang có xu hướng ngày càng giảm đi. Cùng với
đó là sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các hàng rào phi thuế quan. Có thể nói, do
trình độ phát triển kinh tế của các nước không đồng đều nhau, nước nào cũng muốn
duy trì các rào cản nhằm bảo hộ sản xuất nội địa nên càng ngày càng có nhiều hàng
rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lí do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sản
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
xuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng bảo hộ cũng khác nhau khiến
cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng.
Về mặt lí thuyết, hàng rào phi thuế quan là các hàng rào ngoài thuế làm ảnh
hưởng đến luân chuyển hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên thời gian gần đây, phạm vi các
hàng rào phi thuế quan ngày càng mở rộng khiến cho việc đưa ra một định nghĩa rõ
ràng và chặt chẽ trở nên khó khăn. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính
thức về hàng rào phi thuế quan và định nghĩa cũng như phạm vi của chúng phụ
thuộc vào các nhà nghiên cứu, các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Để nhìn nhận
một cách bao quát từ đó thấy được bản chất của hàng rào phi thuế quan, có thể xem
xét một số định nghĩa như dưới đây.
Các từ điển kinh tế định nghĩa hàng rào phi thuế quan như là các chính sách
ngoài thuế của chính phủ để hạn chế nhập khẩu thông qua việc phân biệt hàng nước
ngoài và hàng nội địa. Những hàng rào phi thuế quan điển hình là hạn chế nhập khẩu
và hạn chế định lượng, các chính sách để bảo vệ và khuyến khích các ngành công
nghiệp nội địa, hỗ trợ tài chính và giảm thuế cho xuất khẩu, và chống bán phá giá.
Trên quan điểm lợi ích chung của nền kinh tế thế giới, Badwin (1970) đưa ra
một định nghĩa về hàng rào phi thuế quan: “Một sự biến dạng phi thuế quan là bất
kì một biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và
dịch vụ trong mua bán quốc tế hay mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng
hóa và dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập
tiềm năng thực sự của thế giới” [16]
Nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) lại mô tả
hàng rào phi thuế quan từ giác độ ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế trong nước:
“Các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương
mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (PECC 1995)
Một cách tổng quát hơn, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm
1997 đã định nghĩa: “Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm
ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên
cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu”[8]. Cách đề cập này chủ yếu dựa trên8
phạm vi áp dụng (biên giới) của các biện pháp phi thuế quan. Tương tự như vậy, cơ
sở dữ liệu của Hệ thống Phân tích và Thông tin Thương mại (TRAINS) thuộc Cơ
quan Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển (UNCTAD) cũng chủ yếu chỉ tính đến
các biện pháp về biên giới, bỏ qua những biện pháp liên quan đến xuất khẩu và việc
mua sắm nội bộ Chính phủ (như những nguyên tắc về hàm lượng trong nước, các
khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử và biện pháp tư
nhân chống cạnh tranh). Thực tế, phương pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới
được áp dụng nhiều hơn vì các lí do tình thế chứ không phải các tính toán có cơ sở.
Định nghĩa áp dụng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về các
hàng rào phi thuế quan lại bám sát vào hệ thống phân loại của UNCTAD. Tuy nhiên
có những sự bỏ sót đáng kể trong định nghĩa của ASEAN cần được nhấn mạnh. Một
số biện pháp tài chính và kiểm soát giá đã được ASEAN loại bỏ, ví dụ như các biện
pháp kiểm soát số lượng và chính sách trong nước. Việc không có các biện pháp
kiểm soát số lượng có thể bắt nguồn từ sự nới lỏng chính trị để đón nhận cải cách
trong lĩnh vực này. Việc không có những biện pháp trong nước, bao gồm cả những
biện pháp phân biệt đối xử một cách rõ ràng đối với nhập khẩu cũng là một sự bỏ
sót nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế thường sử dụng khái
niệm về hàng rào phi thuế quan của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) như
sau: “Ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay
tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng đến mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là
các rào cản phi thuế quan”. Mỗi NTB có thể có một hay nhiều thuộc tính như áp
dụng tại biên giới hay nội địa, được duy trì một cách chủ động hay bị động, phù hợp
hay không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo hộ hay không bảo hộ,...
Như vậy, nhìn chung có thể thấy rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng
thuế quan mà sử dụng các quy định pháp lý (thông qua các biện pháp hành chính)
và các quy định kĩ thuật (dưới hình thức các tiêu chuẩn kĩ thuật đối với sản phẩm và
quy trình sản xuất, vận chuyển,...) để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của
hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa và người tiêu dùng trong nước. Mục tiêu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
chính thức của các rào cản phi thuế quan là bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người
tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước. Tuy nhiên, phần lớn các nước công
nghiệp phát triển thường dựa trên lí do này để đạt tới mục đích cuối cùng là giảm
thiểu lượng nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Với góc nhìn như vậy, hàng
rào phi thuế quan bao gồm hai bộ phận cơ bản. Trước hết đó là các hàng rào pháp lý
được hiểu là các chính sách, các quy định mang tính chất pháp lý của chính phủ đối
với hàng hóa nhập khẩu. Các rào cản này được thể hiện chủ yếu thông qua các biện
pháp can thiệp hành chính trực tiếp đối với hàng nhập khẩu như hạn ngạch, thuế
chống bán phá giá, cơ chế giám sát,... Các biện pháp này thường chỉ áp dụng riêng
cho hàng hóa nhập khẩu và chỉ trong một số điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt và
không liên quan gì đến hàng hóa sản xuất trong nước. Bộ phận thứ hai là các rào
cản kĩ thuật chủ yếu là các tiêu chuẩn kĩ thuật như nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ
sinh, quy định đối với nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, vận chuyển, tiêu chuẩn
xã hội,... Một điểm cần lưu ý là không phải bất cứ một tiêu chuẩn kĩ thuật nào cũng
là rào cản kĩ thuật. Mặt khác các tiêu chuẩn này có thể được áp dụng đối với cả
hàng hóa nhập khẩu cũng như hàng sản xuất trong nước.
Giữa hàng rào pháp lý và hàng rào kĩ thuật không có một ranh giới thực sự rõ
ràng. Các tiêu chuẩn kĩ thuật cũng phải được các cơ quan có thẩm quyền ban hành,
vì vậy chúng cũng có tính pháp lý. Các biện pháp hành chính cũng có thể mang nội
dung kĩ thuật. Ví dụ như khi nước nhập khẩu yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về
chức năng kĩ thuật, thành phần hay quy trình sản xuất của sản phẩm thì rất khó có thể
phân biệt rạch ròi đây là hàng rào pháp lý hay hàng rào kĩ thuật. Do vậy, sự phân
biệt trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Một điều nữa cần lưu ý khi nghiên cứu về hàng rào phi thuế quan, đó là: các
hàng rào phi thuế quan không nên xem như một sự đồng nghĩa với các biện pháp
phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là biện pháp phi thuế quan,
song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các hàng rào phi thuế
quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất
khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thương mại. Thuật ngữ có vẻ10
trung lập hơn này cũng được các Chính phủ thường dùng để mô tả những biện pháp
được sử dụng để quản lý nhập khẩu với các mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục
bảo đảm thực vật được quốc tế công nhận). Hơn nữa, ví dụ nếu các hạn ngạch mà
không bắt buộc, ít nhất là trên mức nào trên thị trường phi hạn ngạch có thể xuất
hay nhập khẩu, thì thực sự rất khó có thể quy cho chúng là những “hàng rào”.
Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi
thuế quan khá khó khăn. Mục đích sử dụng các công cụ, chính sách là quan trọng,
song có những chính sách, biện pháp mà tác dụng của chúng không thể được xác
định, nếu không có sự điều tra kĩ lưỡng về kết quả, bản chất và hoạt động thực sự
của chúng.[17] Nói tóm lại, theo như định nghĩa hàng rào phi thuế quan của WTO
thì “ Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở
đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hay bình đẳng”.
1.1.1.2 Phân loại
Hiện nay trên thế giới cũng chưa có một cách phân loại cố định nào về rào cản
phi thuế quan và cũng không ai có thể thống kê được hiện có tất cả bao nhiêu loại
rào cản phi thuế quan đang cùng tồn tại. Trong quá trình phát triển của thương mại
quốc tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ liên tục nghiên cứu đưa ra các biện pháp mới
một mặt bảo hộ thương mại trong nước, mặt khác lại phù hợp với tình hình biến
động chung của thương mại thế giới. Do đó hàng năm ban thư kí của GATT đều liệt
kê, bổ sung và sửa đổi hàng trăm rào cản phi thuế quan khác nhau. Do tính chất
phức tạp của việc phân loại nên người viết chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số
cách phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.
a) Phân loại NTB trên thế giới
Badwin đã xây dựng cách phân loại đầu tiên về các NTB.[16] Cách phân loại
này không đưa ra được các biện pháp cụ thể, nó chỉ đưa ra sự phân loại dựa trên các
đặc điểm chung về chính sách có tác động ngăn cản việc hình thành một thị trường
chung, bao gồm:
Các chính sách về hạn ngạch và hạn chế thương mại quốc gia
Trợ cấp xuất khẩu và thuế
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Các chính sách mua sắm đấu thầu của chính phủ và tư nhân có sự phân
biệt
Một số loại thuế trực thu có chọn lọc
Một số hình thức trợ giá trong nước có chọn lọc
Thủ tục hải quan nhằm hạn chế thương mại
Các quy định về chống phá giá
Các quy định về hành chính và kĩ thuật nhằm hạn chế thương mại
Các thông lệ kinh doanh nhằm hạn chế thương mại
Các biện pháp kiểm soát đối với đầu tư nước ngoài
Các chính sách xuất nhập cảnh hạn chế thương mại
Các biện pháp kiểm soát tiền tệ có chọn lọc và chính sách tỷ giá hối
đoái có phân biệt đối xử.
Còn Hệ thống Mã các Biện pháp Kiểm soát Thương mại của UNCTAD thì đưa
ra định nghĩa lớn nhất về NTB với hơn 100 các biện pháp khác nhau (chưa bao gồm
các biện pháp về sản xuất và xuất khẩu)[17], chúng được phân loại thành:
Các biện pháp gần giống thuế quan - phụ thu hải quan, thuế và phí bổ
sung, định giá hải quan.
Các biện pháp kiểm soát giá cả - định giá bằng hành chính, hạn chế
xuất khẩu tự nguyện, áp dụng lệ phí tùy biến.
Các biện pháp tài chính - các yêu cầu thanh toán trước, quy định về
điều kiện thanh toán hàng nhập khẩu, làm chậm trễ khâu giao hàng.
Các biện pháp kiểm soát định lượng - cấp phép phi tự động, hạn ngạch,
cấm, các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu, hạn chế cụ thể đối với doanh
nghiệp.
Các biện pháp độc quyền - kênh nhập khẩu duy nhất, dịch vụ bắt buộc
đối với quốc gia.
Các biện pháp kĩ thuật - các quy định về kĩ thuật, thanh tra trước khi
chuyển hàng, các thủ tục hải quan đặc biệt.12
b) Phân loại NTB tại Việt Nam
Theo cuốn “Cạnh tranh trong thương mại quốc tế” của NXB Chính trị quốc
gia[8], toàn bộ hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới nhìn chung có thể chia
thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Những việc chính phủ thường làm để hạn chế thương mại
Nhóm 2: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu có tính chất hành chính và
do hải quan thực hiện
Nhóm 3: Hàng rào có tính chất kĩ thuật đối với thương mại
Nhóm 4: Hạn chế đặc thù, như hạn chế cấp phép nhập khẩu, hạn chế
xuất khẩu, quy chế về giá trong nước
Nhóm 5: Lệ phí nhập khẩu, như tiền kí quỹ, thuế điều tiết nhập khẩu,
hạn chế cho vay có tính chất phân biệt đối xử...
Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cũng đã đưa ra cách phân loại các
hàng rào phi thuế quan thành 7 nhóm chủ yếu như sau:
Nhóm 1: Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm, hạn ngạch, giấy phép)
Nhóm 2: Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu,
giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu)
Nhóm 3: Các biện pháp quản lý đầu mối (như đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu)
Nhóm 4: Các biện pháp kĩ thuật (như quy định kĩ thuật, tiêu chuẩn, thủ
tục xác nhận sự phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch động thực vật)
Nhóm 5: Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp
và các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá)
Nhóm 6: Các biện pháp liên quan đến đầu tư (như thuế suất thuế nhập
khẩu phụ thuộc tỉ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất
khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu)
Nhóm 7: Các biện pháp khác (như tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay
thay đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành
chính, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ).
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Có thể nhận thấy dù áp dụng cách nào, sử dụng các công cụ NTB nào
thì nhìn chung các NTB chính đều thuộc 7 nhóm NTB theo phân loại của Bộ Công
Thương như trên. Do vậy, để nghiên cứu các tác động của rào cản phi thuế quan đối
với hàng hóa xuất khẩu vào một quốc gia thì cách phân loại của Bộ Công Thương tỏ
ra khá phù hợp.
1.1.2. Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan
* Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức
Nhờ đặc điểm này, hàng rào phi thuế quan tác động, khả năng và mức độ đáp
ứng mục tiêu của chúng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng hàng rào phi thuế quan để
phục vụ một mục tiêu cụ thể thì sẽ có nhiều sự lựa chọn, mà không bị bó hẹp trong
khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Ví dụ, để hạn chế nhập khẩu phân
bón, có thể đồng thời áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu
không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu.
* Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với
hiệu quả cao
Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế,
thương mại của mình, Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong nước,
khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) hạn chế tiêu dùng; (iii) đảm bảo an
toàn sức khỏe con người, động thực vật, môi trường; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân
thanh toán; (v) đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,v.v... Các hàng rào
phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau nên trên
trong khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hay không hữu hiệu bằng.
Ví dụ: quyết định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm
bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông
nghiệp trong nước như một cách hợp pháp. Hay cấp giấy phép không tự động đối với
dược phẩm nhập khảu vừa giúp bảo hộ ngành dược nội địa, dành đặc quyền cho một
số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lý chuyên ngành một mặt hàng quan trọng đ
toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường theo Quyết định số 24/2007/QĐ-
BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài các
điều kiện chung bắt buộc mọi cơ sở sản xuất giống thủy sản phải thực hiện theo các
quy định tại quy chuẩn này, các cơ sở sản xuất giống tùy từng đối tượng cụ thể phải
áp dụng các điều kiện riêng phù hợp với quy trình sản xuất giống theo quy định
hiện hành của nhà nước.[26]
Ngày 15/3/2010, tại buổi làm việc với Cục Y dược và Thực phẩm, Bộ Y tế,
Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã cho biết, Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra
Trifluralin đối với cá tra xuất khẩu sang Nhật. NAFIQAVED cho biết thêm Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đồng ý loại bỏ sản phẩm có chứa
Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy
sản, thu hồi và tiêu huỷ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản
chứa Trifluralin còn tồn kho. Tại buổi làm việc, thay mặt Cục đã giới thiệu hoạt
động kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào
Nhật Bản, trong đó tập trung giới thiệu cơ cấu tổ chức và năng lực của cơ quan
thẩm quyền và hệ thống kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản
xuất khẩu vào Nhật Bản. Bên cạnh đó, NAFIQAVED cũng đề xuất hợp tác giữa cơ
quan thẩm quyền của hai nước trong việc đánh giá năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm
và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của NAFIQAVED, tránh kiểm tra hai lần đối với
các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, đồng thời tiến tới ký
kết thoả thuận hợp tác kiểm soát chất lượng thủy sản xuất nhập khẩu của hai nước.
Gần đây, trước nguy cơ mất thị trường lớn nhất của sản phẩm tôm do việc
Nhật Bản áp dụng mức dư lượng 0,01pPhần mềm đối với Ethoxyquin và kiểm tra 100%
các lô hàng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam. Giữa tháng 11 vừa qua, Bộ
Nông nghiệp phát triển nông thôn đã cử đoàn đại biểu sang làm việc trực tiếp với
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản. Theo đó, đoàn đã đề nghị Nhật Bản
xem xét để nâng hạn mức dư lượng Ethoxyquin lên một cách hợp lý, tương thích
với tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám
– thay mặt đoàn Việt Nam cho biết, kết thúc chuyến làm việc, cơ quan chức năng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi85
Nhật Bản vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Đại diện Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi
Nhật Bản cho biết, đầu tháng 11 vừa qua, Ủy ban An toàn thực phẩm Nhật Bản đã
xem xét những vấn đề Việt Nam kiến nghị nhưng chưa đưa ra được kết quả cuối
cùng. Cùng với việc đàm phán với phía Nhật Bản, ngày 12/9/2012, tại cuộc họp bàn
biện pháp quản lý Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã yêu cầu Tổng cục Thủy sản rà soát ngay
danh mục các loại thức ăn nuôi tôm thương phẩm có chứa và không chứa
Ethoxyquin để ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn khuyến cáo người nuôi tôm sử dụng thức ăn không chứa
Ethoxyquin, đặc biệt với cơ sở nuôi tôm làm nguyên liệu chế biến XK vào Nhật
Bản. Đồng thời xây dựng đề cương và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
khảo sát, lấy mẫu kiểm nghiệm thức ăn có chứa Ethoxyquin nhằm xác định mức dư
lượng tối đa (MRL) của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản.
2.4.3. Những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua rào
cản phi thuế quan vào thị trường Nhật Bản
So với các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng khác như dệt may hay da
giày, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có một thuận lợi là hầu hết các công
đoạn sản xuất được thực hiện tại Việt Nam và phần lớn giá trị gia tăng của sản phẩm
cũng được tạo ra tại đây. Nói cách khác, sự chủ động của các doanh nghiệp thủy sản
trong việc đối phó với các rào cản kỹ thuật là cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp
của họ tại các ngành khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp thủy sản vẫn mang những
yếu kém mang tính truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam như trình độ quản
lý còn khá thấp. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Khả năng tiếp
cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học ứng dụng trong
nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Thương hiệu của thủy sản Việt Nam chưa có được
vị trí xứng đáng trên thị trường, đặc biệt là tới người tiêu dùng Nhật Bản nói riêng
cũng như thế giới nói chung. Hiện nay, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam được
xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu Nhật Bản và được phân phối dưới nhiều86
thương hiệu khác nhau. Mặc dù đã có một số sản phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu
xuất hiện trên thị trường với thương hiệu của mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít.
Mặc dù hàng thủy sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày
càng được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự được đánh giá cao. Đó là do mặt bằng
về khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp ảnh hưởng đến cách chế
biến, và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Tiếp đến, là do ảnh hưởng của các yếu tố
đầu vào như trình độ lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Nhà nước
và doanh nghiệp hiện nay rất thiếu kinh phí cho việc đầu tư khoa học công nghệ,
chưa có chuyên gia hướng dẫn kĩ thuật, nên chưa sử dụng hiệu quả được công nghệ
mới. Mặt khác, sản xuất thủy sản của Việt Nam vẫn trong tình trạng manh mún lạc
hậu, nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều
khó khăn và hiệu quả không cao. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất
thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản như các chính sách thuế quan, an toàn thực
phẩm,...đồng thời cũng thiếu kĩ năng và trình độ phân tích thông tin và dữ liệu về
thị trường thủy sản Nhật Bản. Dự báo thị trường còn thiếu cụ thể, không kịp thời,
chưa thật sự góp phần hướng dẫn sản xuất phát triển theo nhu cầu thị trường.
Một khó khăn cơ bản của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay là
nguồn nguyên liệu còn hạn chế và sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu
và khu vực chế biến xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều
cho rằng vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của họ là nguồn nguyên liệu không
đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Điểm này càng được thể hiện rõ hơn khi
thủy sản Việt Nam vấp phải những thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe
như Nhật Bản. Do những cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng của các vấn đề vệ sinh an toàn trong chăn nuôi thủy sản dẫn đến chất
lượng nguồn nguyên liệu thủy sản đã không đáp ứng được yêu cầu của thị trường
nhập khẩu. Những hạn chế cố hữu của người sản xuất nhỏ, tập trung vào lợi ích
trước mắt đã khiến cho nuôi trồng thủy sản Việt Nam chưa phát huy hết được thế
mạnh của mình. Những yếu kém trong vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch đã
khiến cho các vùng nguyên liệu của thủy sản Việt Nam tương đối phân tán, không
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi87
tận dụng được lợi thế quy mô và quan trọng nhất là không đảm bảo được các yêu
cầu về bảo vệ môi trường. Không chỉ chất lượng sản phẩm mà cả tính bền vững của
sản xuất và nuôi trồng thủy sản Việt Nam cũng luôn phải đương đầu với những khó
khăn xuất phát từ điểm yếu này. Trong trường hợp này, chỉ riêng sự cố gắng nỗ lực
của bản thân các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là chưa đủ.
Một hạn chế nữa còn tồn tại có thể coi như hệ quả của hạn chế vừa kể trên. Đó
là việc khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa theo kịp
được khu vực chế biến xuất khẩu. Từ một phương diện, công suất chế biến lớn hơn
công suất cung cấp nguyên liệu đã dẫn đến hiện tượng tranh mua tranh bán không
chỉ làm ảnh hưởng đến giá cả năng lực cạnh tranh mà còn làm cho chất lượng giảm
sút. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu để đưa vào chế biến đem đi xuất khẩu là từ các
nhà sản xuất nhỏ lẻ, mua bán qua trung gian, nên khó hình thành được chuỗi giá trị
chuyên nghiệp. Đây là một trong những nỗi e sợ của các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm vào thị trường Nhật Bản.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2012
Chủ đề: Hàng rào phi thuế quan
Nhật Bản
Thủy sản
Việt Nam
Xuất khẩu
Miêu tả: 115 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quan hệ -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái quát được hệ thống rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói chung và của Nhật Bản nói riêng. Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam và phân tích tác động của các quy định đó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Nghiên cứu, đánh giá quá trình khắc phục rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm chỉ rõ thuận lợi, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản. Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở thích ứng với những hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................ii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .....................................................................................6
1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ..................................6
1.1.1. Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan.................................................6
1.1.2. Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan ..............................................................13
1.2. Hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới hiện nay ...............................................16
1.2.1. Nhóm biện pháp hạn chế định lượng.................................................................16
1.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả ..................................................................19
1.2.3. Nhóm biện pháp tài chính và tiền tệ ..................................................................20
1.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính - kỹ thuật...................................................21
1.2.5. Các biện pháp về bảo vệ thương mại tạm thời..................................................23
1.2.6. Các biện pháp khác ...........................................................................................24
1.3. Các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào phi thuế quan.......26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI
VỚI CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ................29
2.1. Một số vấn đề chung về chính sách kiểm soát hàng nhập khẩu của Nhật Bản.....29
2.1.1. Hệ thống thuế quan............................................................................................29
2.1.2. Hệ thống phi thuế quan......................................................................................32
2.2. Khái quát về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu47
2.2.1.Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm..............................................................47
2.2.2. Quy định về kiểm dịch thực phẩm......................................................................53
2.2.3. Quy định về dán nhãn thực phẩm......................................................................55
2.2.4. Quy định về nguồn gốc sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm............................58
2.2.5. Quy định về bảo vệ môi trường .........................................................................58
2.2.6. Quy định về hạn chế số lượng............................................................................59
2.2.7. Một số rào cản pháp lý khác..............................................................................61
2.3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản....................62
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản..........62
2.3.2. Cơ cấu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam .....63
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản......................................................................................................................682.4. Tác động của hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản của Việt
Nam và động thái từ phía Việt Nam trong những năm qua .......................................... 72
2.4.1. Tác động của hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản của
Việt Nam.......................................................................................................................73
2.4.2. Các động thái từ phía Việt Nam trong việc đối phó với rào cản phi thuế quan
của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản.....................................................................80
2.4.3. Những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua rào cản
phi thuế quan vào thị trường Nhật Bản.......................................................................85
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, THÍCH ỨNG VỚI HÀNG
RÀO PHI THUẾ QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ..............................................................................88
3.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay và phương hướng xuất khẩu thủy sản
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới ....................................................88
3.1.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay ......................................................88
3.1.2. Phương hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
trong thời gian tới ....................................................................................................92
3.2. Các giải pháp khắc phục, thích ứng với hàng rào phi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản..............................................................................96
3.2.1. Từ phía Nhà nước và các Hiệp hội thủy sản .....................................................96
3.2.2. Từ phía doanh nghiệp......................................................................................105
KẾT LUẬN......................................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 112
PHỤ LỤC..................................................................................................................
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ACV Agreement on Customs
Valuation Hiệp định giá trị hải quan
2 ASEAN Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3 CoC Code of Conduct for
Responsible Aquaculture
Quy tắc ứng xử có trách nhiệm
trong nuôi trồng thủy sản
4 Gaqp Governor’s Award for
Quality and Productivity Quy phạm thực hành nuôi tốt
5 GATT General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch
6 HACCP Hazard Analysis Critical
Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn
7 JETRO Japan External Trade
Organization
Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch
Nhật Bản
8 METI Ministry of Economy, Trade
and Industry
Bộ Kinh tế Thương mại và
Công nghiệp Nhật Bản
9 NTB Non-Tariff Barriers Rào cản phi thuế quan
10 OECD
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
11 PECC Pacific Economic Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái
Bình Dương
12 SPS The Application of Sanitary and Phytosanitary measures Hi pháp v ệp định về áp dụng các biện ệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động thực vật
13 TB Tariff Barriers Rào cản thuế quan
14 TRAINs Trade Analysis and
Information System
Hệ thống Phân tích và Thông
tin Thương mại
15 TRIMs Agreement on Trade-Related
Investment Measures
Hiệp định về các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại
16 UNCTAD United Nations Conference
on Trade and Development
Tổ chức thương mại và phát
triển của Liên hợp quốc
17 VASEP
Vietnam Association of
Seafood Exporters
and Producers
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam
18 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giớiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Các dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng
phổ biến ở Nhật 40
2 Bảng 2.2 Quy định của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản
nhập khẩu 51
3 Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam-Nhật Bản
những năm gần đây 67
4 Bảng 2.4 Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang
Nhật, giai đoạn 2005 - nay 68
5 Bảng 2.5 thông báo chất lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật
Bản năm 2011 82
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Hình 2.1 Trình tự thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào
Nhật Bản 55
2 Hình 2.2 Quy trình xin cấp hạn ngạch nhập khẩu 64
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiM 1
Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, và vì có nhiều
thuận lợi trong hợp tác phát triển, quốc gia này đang ngày càng trở thành một đối
tác quan trọng của Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa từ Việt
Nam sang Nhật Bản được đẩy mạnh với kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia
tăng. Có thể nói một trong những mặt hàng quan trọng được Việt Nam xuất khẩu
sang Nhật nhiều nhất hiện nay là thủy sản, trong năm 2011, Nhật Bản là thị trường
chiếm đến trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Ngày 1/12/2008, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP) chính thức có hiệu lực tại Nhật Bản và 1 số nước ASEAN trong đó có Việt
Nam. Cùng với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ký kết ngày
25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009, đã mở ra một bước ngoặt mới trong
việc xuất khẩu thủy sản cũng như các mặt hàng khác của Việt Nam sang Nhật. Hai
hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới. Nhật Bản sẽ áp dụng các
tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là hai lĩnh vực mà Việt Nam
vẫn chưa thực hiện tốt nên có thể nói, những rào cản phi thuế quan này sẽ hạn chế
nhiều đến năng lực xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, đòi hỏi phía Việt Nam phải
có những hiểu biết cần thiết về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản, từ đó
đề ra những phương hướng đúng đắn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa,
trong đó có mặt hàng thủy sản sang Nhật Bản. Xuất phát từ thực tế đó, dưới góc độ
là học viên kinh tế, chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, để góp
phần tìm được lời giải hay, thiết thực đáp ứng kịp thời những yêu cầu cạnh tranh
khắt khe đối với hàng thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản. Bằng những
kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu, người viết quyết định
chọn đề tài “Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam” làm luận văn của mình. Trên cơ sở tìm hiểu những quy định về hàng rào phi
thuế quan của Nhật Bản và phân tích, đánh giá những thành tựu đồng thời tìm ra2
những hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả bài viết đã tham khảo một số cuốn
sách và đề tài nghiên cứu liên quan gần đây như sau:
Cuốn sách “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững
hàng thủy sản Việt Nam”- GS, TS. Đỗ Đức Bình và TS. Bùi Huy Nhượng – Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.
Nội dung cuốn sách đề cập đến một vấn đề không mới nhưng có ý nghĩa sống
còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế - vấn đề đáp ứng rào cản phi thuế quan đẩy mạnh xuất
khẩu bền vững. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế, giới thiệu kinh nghiệm vượt rào của một số quốc gia như: EU,
Thái Lan và Trung Quốc; Phân tích tác động rào cản phi thuế quan của một số nước
đối với hàng xuất khẩu của nước ta và thực trạng vượt rào cản phi thuế quan trong
xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam thời gian qua; Dự báo các rào cản mới, đồng thời
đề ra những giải pháp chiến lược vượt rào hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền
vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam và xây dựng rào cản đối với hàng thủy sản
nhập khẩu vào nước ta trong thời gian tới.
Luận văn “Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động tới hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường này” – Chu Lan Hương, Trường Đại học ngoại thương,
2011.
Luận văn đã khái quát được rào cản phi thuế quan nói chung và rào cản phi
thuế quan của Nhật Bản nói riêng. Đã phân tích được tác động của rào cản phi thuế
quan của Nhật Bản tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Từ dó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị
trường Nhật Bản trước rào cản phi thuế quan của Nhật Bản.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Luận án “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” – Đào Thị Thu Giang, Trường
Đại học ngoại thương Hà Nội, 2009.
Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế. Luận án đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện và khá
sâu sắc về thực trạng đối phó và vượt rào cản phi thuế quan của 03 mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam (dệt may, thủy sản, giày dép) và 03 thị trường lớn (EU,
Nhật Bản, Mỹ), qua đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn hàng hóa xuất khẩu
Việt Nam vượt rào cản phi thuế quan. Luận án đã đưa ra 09 kiến nghị đối với các cơ
quan quản lý nhà nước và 06 giải pháp đối với các doanh nghiệp, luận án cho thấy
việc xây dựng năng lực vượt qua rào cản của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một
sự phối hợp tổng thể và một tầm nhìn chiến lược.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn hay là đi nghiên cứu chung về rào cản phi
thuế quan nói chung hay tổng quan rào cản tác động tới tất cả các mặt hàng chứ
không đi sâu nghiên cứu tác động của rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với
mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn
chưa có một đề tài nghiên cứu một cách cụ thể về rào cản phi thuế quan của Nhật
Bản đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của luận văn là đi sâu nghiên cứu, phân tích những rào cản phi
thuế quan của Nhật Bản có tác động như thế nào tới xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản. Để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, thích
ứng với những rào cản đó nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tóm lược, tổng hợp những khái niệm về rào cản phi thuế quan trong thương
mại quốc tế.4
Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế
quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam và phân tích tác động của các
quy định đó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản.
Nghiên cứu, đánh giá quá trình khắc phục rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm chỉ rõ thuận lợi, hạn chế
trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản. Từ đó đề xuất một số
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở thích ứng với những hàng rào phi
thuế quan của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các vấn đề chung về hàng rào phi thuế quan trong
thương mại quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng tại Nhật Bản, cụ
thể hơn nữa là đối với mặt hàng thủy sản; thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang Nhật Bản trong những năm gần đây, tác động của hệ thống hàng rào phi
thuế quan Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và từ đó đề
xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu những rào cản phi thuế quan của
Nhật Bản nói chung, đối với mặt hàng thủy sản nói riêng, và tác động của nó đến
hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu đi sâu nghiên cứu tác động
của hàng rào kỹ thuật và đề xuất các giải pháp đối phó với những hàng rào đó.
Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tác động của rào cản
kỹ thuật đến xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2005 tới nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích sự
hình thành, xu hướng phát triển của các rào cản phi thuế quan trên thế giới nói
chung cũng như ở Nhật Bản nói riêng.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử
dụng nhằm nêu rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động của nó tới
hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Các phương pháp so sánh cũng được vận dụng trong luận văn sử dụng để so
sánh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật qua từng
năm, từng thời kỳ. Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công
cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Khái quát được hệ thống rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói
chung và của Nhật Bản nói riêng.
Nêu được thực trạng hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản nói chung, và đối
với thủy sản nói riêng. Phân tích sâu tác động rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đề xuất một số giải pháp nhằm vượt rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và
đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với các sản phẩm
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp khắc phục, thích ứng với hàng rào phi thuế quan
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản.
Trong quá trình viết luận văn này, người viết xin được gửi lời Thank chân
thành tới GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện để
người viết hoàn thành tốt luận văn của mình.6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan
1.1.1.1. Khái niệm
Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế toàn cầu, sự chuyên môn hóa ở tầm
cỡ quốc tế, hội nhập ngày càng sâu rộng vào thương mại quốc tế đang là xu hướng
chung của toàn thế giới. Các quốc gia, không chỉ là những nước phát triển mà cả
những nước đang và chậm phát triển cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy
nhiên, khi xuất hiện sự hội nhập và đan xen giữa các nước, một hệ quả tất yếu là
quốc gia này sẽ phải đối mặt với những khác biệt, những rào cản mà quốc gia kia
dựng lên nhằm hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo hộ nền sản xuất
trong nước. Hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cũng như sự nâng cao
đời sống con người, hệ thống rào cản mà mỗi quốc gia xây nên cho mình cũng ngày
càng đa dạng và phức tạp, trong đó đáng lưu ý hơn là những hàng rào phi thuế quan -
công cụ được coi là linh hoạt, tác động nhanh, mạnh, không chỉ có ý nghĩa trong việc
bảo hộ thị trường nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có
hiệu quả mà còn là công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại.
Trong thương mại quốc tế, rào cản nói chung được chia làm hai loại: rào cản
thuế quan (Tariff Barriers – TB) và rào cản phi thuế quan (Non-Tariff Barriers –
NTB)... Tuy nhiên, do thuế quan là biện pháp mà WTO (World Trade Organization)
yêu cầu các quốc gia phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có
lộ trình cắt giảm nên biện pháp này đang có xu hướng ngày càng giảm đi. Cùng với
đó là sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các hàng rào phi thuế quan. Có thể nói, do
trình độ phát triển kinh tế của các nước không đồng đều nhau, nước nào cũng muốn
duy trì các rào cản nhằm bảo hộ sản xuất nội địa nên càng ngày càng có nhiều hàng
rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lí do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sản
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
xuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng bảo hộ cũng khác nhau khiến
cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng.
Về mặt lí thuyết, hàng rào phi thuế quan là các hàng rào ngoài thuế làm ảnh
hưởng đến luân chuyển hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên thời gian gần đây, phạm vi các
hàng rào phi thuế quan ngày càng mở rộng khiến cho việc đưa ra một định nghĩa rõ
ràng và chặt chẽ trở nên khó khăn. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính
thức về hàng rào phi thuế quan và định nghĩa cũng như phạm vi của chúng phụ
thuộc vào các nhà nghiên cứu, các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Để nhìn nhận
một cách bao quát từ đó thấy được bản chất của hàng rào phi thuế quan, có thể xem
xét một số định nghĩa như dưới đây.
Các từ điển kinh tế định nghĩa hàng rào phi thuế quan như là các chính sách
ngoài thuế của chính phủ để hạn chế nhập khẩu thông qua việc phân biệt hàng nước
ngoài và hàng nội địa. Những hàng rào phi thuế quan điển hình là hạn chế nhập khẩu
và hạn chế định lượng, các chính sách để bảo vệ và khuyến khích các ngành công
nghiệp nội địa, hỗ trợ tài chính và giảm thuế cho xuất khẩu, và chống bán phá giá.
Trên quan điểm lợi ích chung của nền kinh tế thế giới, Badwin (1970) đưa ra
một định nghĩa về hàng rào phi thuế quan: “Một sự biến dạng phi thuế quan là bất
kì một biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và
dịch vụ trong mua bán quốc tế hay mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng
hóa và dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập
tiềm năng thực sự của thế giới” [16]
Nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) lại mô tả
hàng rào phi thuế quan từ giác độ ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế trong nước:
“Các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương
mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (PECC 1995)
Một cách tổng quát hơn, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm
1997 đã định nghĩa: “Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm
ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên
cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu”[8]. Cách đề cập này chủ yếu dựa trên8
phạm vi áp dụng (biên giới) của các biện pháp phi thuế quan. Tương tự như vậy, cơ
sở dữ liệu của Hệ thống Phân tích và Thông tin Thương mại (TRAINS) thuộc Cơ
quan Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển (UNCTAD) cũng chủ yếu chỉ tính đến
các biện pháp về biên giới, bỏ qua những biện pháp liên quan đến xuất khẩu và việc
mua sắm nội bộ Chính phủ (như những nguyên tắc về hàm lượng trong nước, các
khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử và biện pháp tư
nhân chống cạnh tranh). Thực tế, phương pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới
được áp dụng nhiều hơn vì các lí do tình thế chứ không phải các tính toán có cơ sở.
Định nghĩa áp dụng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về các
hàng rào phi thuế quan lại bám sát vào hệ thống phân loại của UNCTAD. Tuy nhiên
có những sự bỏ sót đáng kể trong định nghĩa của ASEAN cần được nhấn mạnh. Một
số biện pháp tài chính và kiểm soát giá đã được ASEAN loại bỏ, ví dụ như các biện
pháp kiểm soát số lượng và chính sách trong nước. Việc không có các biện pháp
kiểm soát số lượng có thể bắt nguồn từ sự nới lỏng chính trị để đón nhận cải cách
trong lĩnh vực này. Việc không có những biện pháp trong nước, bao gồm cả những
biện pháp phân biệt đối xử một cách rõ ràng đối với nhập khẩu cũng là một sự bỏ
sót nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế thường sử dụng khái
niệm về hàng rào phi thuế quan của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) như
sau: “Ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay
tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng đến mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là
các rào cản phi thuế quan”. Mỗi NTB có thể có một hay nhiều thuộc tính như áp
dụng tại biên giới hay nội địa, được duy trì một cách chủ động hay bị động, phù hợp
hay không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo hộ hay không bảo hộ,...
Như vậy, nhìn chung có thể thấy rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng
thuế quan mà sử dụng các quy định pháp lý (thông qua các biện pháp hành chính)
và các quy định kĩ thuật (dưới hình thức các tiêu chuẩn kĩ thuật đối với sản phẩm và
quy trình sản xuất, vận chuyển,...) để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của
hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa và người tiêu dùng trong nước. Mục tiêu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
chính thức của các rào cản phi thuế quan là bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người
tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước. Tuy nhiên, phần lớn các nước công
nghiệp phát triển thường dựa trên lí do này để đạt tới mục đích cuối cùng là giảm
thiểu lượng nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Với góc nhìn như vậy, hàng
rào phi thuế quan bao gồm hai bộ phận cơ bản. Trước hết đó là các hàng rào pháp lý
được hiểu là các chính sách, các quy định mang tính chất pháp lý của chính phủ đối
với hàng hóa nhập khẩu. Các rào cản này được thể hiện chủ yếu thông qua các biện
pháp can thiệp hành chính trực tiếp đối với hàng nhập khẩu như hạn ngạch, thuế
chống bán phá giá, cơ chế giám sát,... Các biện pháp này thường chỉ áp dụng riêng
cho hàng hóa nhập khẩu và chỉ trong một số điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt và
không liên quan gì đến hàng hóa sản xuất trong nước. Bộ phận thứ hai là các rào
cản kĩ thuật chủ yếu là các tiêu chuẩn kĩ thuật như nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ
sinh, quy định đối với nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, vận chuyển, tiêu chuẩn
xã hội,... Một điểm cần lưu ý là không phải bất cứ một tiêu chuẩn kĩ thuật nào cũng
là rào cản kĩ thuật. Mặt khác các tiêu chuẩn này có thể được áp dụng đối với cả
hàng hóa nhập khẩu cũng như hàng sản xuất trong nước.
Giữa hàng rào pháp lý và hàng rào kĩ thuật không có một ranh giới thực sự rõ
ràng. Các tiêu chuẩn kĩ thuật cũng phải được các cơ quan có thẩm quyền ban hành,
vì vậy chúng cũng có tính pháp lý. Các biện pháp hành chính cũng có thể mang nội
dung kĩ thuật. Ví dụ như khi nước nhập khẩu yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về
chức năng kĩ thuật, thành phần hay quy trình sản xuất của sản phẩm thì rất khó có thể
phân biệt rạch ròi đây là hàng rào pháp lý hay hàng rào kĩ thuật. Do vậy, sự phân
biệt trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Một điều nữa cần lưu ý khi nghiên cứu về hàng rào phi thuế quan, đó là: các
hàng rào phi thuế quan không nên xem như một sự đồng nghĩa với các biện pháp
phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là biện pháp phi thuế quan,
song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các hàng rào phi thuế
quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất
khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thương mại. Thuật ngữ có vẻ10
trung lập hơn này cũng được các Chính phủ thường dùng để mô tả những biện pháp
được sử dụng để quản lý nhập khẩu với các mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục
bảo đảm thực vật được quốc tế công nhận). Hơn nữa, ví dụ nếu các hạn ngạch mà
không bắt buộc, ít nhất là trên mức nào trên thị trường phi hạn ngạch có thể xuất
hay nhập khẩu, thì thực sự rất khó có thể quy cho chúng là những “hàng rào”.
Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi
thuế quan khá khó khăn. Mục đích sử dụng các công cụ, chính sách là quan trọng,
song có những chính sách, biện pháp mà tác dụng của chúng không thể được xác
định, nếu không có sự điều tra kĩ lưỡng về kết quả, bản chất và hoạt động thực sự
của chúng.[17] Nói tóm lại, theo như định nghĩa hàng rào phi thuế quan của WTO
thì “ Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở
đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hay bình đẳng”.
1.1.1.2 Phân loại
Hiện nay trên thế giới cũng chưa có một cách phân loại cố định nào về rào cản
phi thuế quan và cũng không ai có thể thống kê được hiện có tất cả bao nhiêu loại
rào cản phi thuế quan đang cùng tồn tại. Trong quá trình phát triển của thương mại
quốc tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ liên tục nghiên cứu đưa ra các biện pháp mới
một mặt bảo hộ thương mại trong nước, mặt khác lại phù hợp với tình hình biến
động chung của thương mại thế giới. Do đó hàng năm ban thư kí của GATT đều liệt
kê, bổ sung và sửa đổi hàng trăm rào cản phi thuế quan khác nhau. Do tính chất
phức tạp của việc phân loại nên người viết chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số
cách phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.
a) Phân loại NTB trên thế giới
Badwin đã xây dựng cách phân loại đầu tiên về các NTB.[16] Cách phân loại
này không đưa ra được các biện pháp cụ thể, nó chỉ đưa ra sự phân loại dựa trên các
đặc điểm chung về chính sách có tác động ngăn cản việc hình thành một thị trường
chung, bao gồm:
Các chính sách về hạn ngạch và hạn chế thương mại quốc gia
Trợ cấp xuất khẩu và thuế
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Các chính sách mua sắm đấu thầu của chính phủ và tư nhân có sự phân
biệt
Một số loại thuế trực thu có chọn lọc
Một số hình thức trợ giá trong nước có chọn lọc
Thủ tục hải quan nhằm hạn chế thương mại
Các quy định về chống phá giá
Các quy định về hành chính và kĩ thuật nhằm hạn chế thương mại
Các thông lệ kinh doanh nhằm hạn chế thương mại
Các biện pháp kiểm soát đối với đầu tư nước ngoài
Các chính sách xuất nhập cảnh hạn chế thương mại
Các biện pháp kiểm soát tiền tệ có chọn lọc và chính sách tỷ giá hối
đoái có phân biệt đối xử.
Còn Hệ thống Mã các Biện pháp Kiểm soát Thương mại của UNCTAD thì đưa
ra định nghĩa lớn nhất về NTB với hơn 100 các biện pháp khác nhau (chưa bao gồm
các biện pháp về sản xuất và xuất khẩu)[17], chúng được phân loại thành:
Các biện pháp gần giống thuế quan - phụ thu hải quan, thuế và phí bổ
sung, định giá hải quan.
Các biện pháp kiểm soát giá cả - định giá bằng hành chính, hạn chế
xuất khẩu tự nguyện, áp dụng lệ phí tùy biến.
Các biện pháp tài chính - các yêu cầu thanh toán trước, quy định về
điều kiện thanh toán hàng nhập khẩu, làm chậm trễ khâu giao hàng.
Các biện pháp kiểm soát định lượng - cấp phép phi tự động, hạn ngạch,
cấm, các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu, hạn chế cụ thể đối với doanh
nghiệp.
Các biện pháp độc quyền - kênh nhập khẩu duy nhất, dịch vụ bắt buộc
đối với quốc gia.
Các biện pháp kĩ thuật - các quy định về kĩ thuật, thanh tra trước khi
chuyển hàng, các thủ tục hải quan đặc biệt.12
b) Phân loại NTB tại Việt Nam
Theo cuốn “Cạnh tranh trong thương mại quốc tế” của NXB Chính trị quốc
gia[8], toàn bộ hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới nhìn chung có thể chia
thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Những việc chính phủ thường làm để hạn chế thương mại
Nhóm 2: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu có tính chất hành chính và
do hải quan thực hiện
Nhóm 3: Hàng rào có tính chất kĩ thuật đối với thương mại
Nhóm 4: Hạn chế đặc thù, như hạn chế cấp phép nhập khẩu, hạn chế
xuất khẩu, quy chế về giá trong nước
Nhóm 5: Lệ phí nhập khẩu, như tiền kí quỹ, thuế điều tiết nhập khẩu,
hạn chế cho vay có tính chất phân biệt đối xử...
Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cũng đã đưa ra cách phân loại các
hàng rào phi thuế quan thành 7 nhóm chủ yếu như sau:
Nhóm 1: Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm, hạn ngạch, giấy phép)
Nhóm 2: Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu,
giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu)
Nhóm 3: Các biện pháp quản lý đầu mối (như đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu)
Nhóm 4: Các biện pháp kĩ thuật (như quy định kĩ thuật, tiêu chuẩn, thủ
tục xác nhận sự phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch động thực vật)
Nhóm 5: Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp
và các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá)
Nhóm 6: Các biện pháp liên quan đến đầu tư (như thuế suất thuế nhập
khẩu phụ thuộc tỉ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất
khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu)
Nhóm 7: Các biện pháp khác (như tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay
thay đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành
chính, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ).
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Có thể nhận thấy dù áp dụng cách nào, sử dụng các công cụ NTB nào
thì nhìn chung các NTB chính đều thuộc 7 nhóm NTB theo phân loại của Bộ Công
Thương như trên. Do vậy, để nghiên cứu các tác động của rào cản phi thuế quan đối
với hàng hóa xuất khẩu vào một quốc gia thì cách phân loại của Bộ Công Thương tỏ
ra khá phù hợp.
1.1.2. Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan
* Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức
Nhờ đặc điểm này, hàng rào phi thuế quan tác động, khả năng và mức độ đáp
ứng mục tiêu của chúng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng hàng rào phi thuế quan để
phục vụ một mục tiêu cụ thể thì sẽ có nhiều sự lựa chọn, mà không bị bó hẹp trong
khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Ví dụ, để hạn chế nhập khẩu phân
bón, có thể đồng thời áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu
không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu.
* Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với
hiệu quả cao
Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế,
thương mại của mình, Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong nước,
khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) hạn chế tiêu dùng; (iii) đảm bảo an
toàn sức khỏe con người, động thực vật, môi trường; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân
thanh toán; (v) đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,v.v... Các hàng rào
phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau nên trên
trong khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hay không hữu hiệu bằng.
Ví dụ: quyết định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm
bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông
nghiệp trong nước như một cách hợp pháp. Hay cấp giấy phép không tự động đối với
dược phẩm nhập khảu vừa giúp bảo hộ ngành dược nội địa, dành đặc quyền cho một
số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lý chuyên ngành một mặt hàng quan trọng đ
toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường theo Quyết định số 24/2007/QĐ-
BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài các
điều kiện chung bắt buộc mọi cơ sở sản xuất giống thủy sản phải thực hiện theo các
quy định tại quy chuẩn này, các cơ sở sản xuất giống tùy từng đối tượng cụ thể phải
áp dụng các điều kiện riêng phù hợp với quy trình sản xuất giống theo quy định
hiện hành của nhà nước.[26]
Ngày 15/3/2010, tại buổi làm việc với Cục Y dược và Thực phẩm, Bộ Y tế,
Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã cho biết, Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra
Trifluralin đối với cá tra xuất khẩu sang Nhật. NAFIQAVED cho biết thêm Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đồng ý loại bỏ sản phẩm có chứa
Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy
sản, thu hồi và tiêu huỷ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản
chứa Trifluralin còn tồn kho. Tại buổi làm việc, thay mặt Cục đã giới thiệu hoạt
động kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào
Nhật Bản, trong đó tập trung giới thiệu cơ cấu tổ chức và năng lực của cơ quan
thẩm quyền và hệ thống kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản
xuất khẩu vào Nhật Bản. Bên cạnh đó, NAFIQAVED cũng đề xuất hợp tác giữa cơ
quan thẩm quyền của hai nước trong việc đánh giá năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm
và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của NAFIQAVED, tránh kiểm tra hai lần đối với
các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, đồng thời tiến tới ký
kết thoả thuận hợp tác kiểm soát chất lượng thủy sản xuất nhập khẩu của hai nước.
Gần đây, trước nguy cơ mất thị trường lớn nhất của sản phẩm tôm do việc
Nhật Bản áp dụng mức dư lượng 0,01pPhần mềm đối với Ethoxyquin và kiểm tra 100%
các lô hàng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam. Giữa tháng 11 vừa qua, Bộ
Nông nghiệp phát triển nông thôn đã cử đoàn đại biểu sang làm việc trực tiếp với
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản. Theo đó, đoàn đã đề nghị Nhật Bản
xem xét để nâng hạn mức dư lượng Ethoxyquin lên một cách hợp lý, tương thích
với tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám
– thay mặt đoàn Việt Nam cho biết, kết thúc chuyến làm việc, cơ quan chức năng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi85
Nhật Bản vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Đại diện Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi
Nhật Bản cho biết, đầu tháng 11 vừa qua, Ủy ban An toàn thực phẩm Nhật Bản đã
xem xét những vấn đề Việt Nam kiến nghị nhưng chưa đưa ra được kết quả cuối
cùng. Cùng với việc đàm phán với phía Nhật Bản, ngày 12/9/2012, tại cuộc họp bàn
biện pháp quản lý Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã yêu cầu Tổng cục Thủy sản rà soát ngay
danh mục các loại thức ăn nuôi tôm thương phẩm có chứa và không chứa
Ethoxyquin để ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn khuyến cáo người nuôi tôm sử dụng thức ăn không chứa
Ethoxyquin, đặc biệt với cơ sở nuôi tôm làm nguyên liệu chế biến XK vào Nhật
Bản. Đồng thời xây dựng đề cương và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
khảo sát, lấy mẫu kiểm nghiệm thức ăn có chứa Ethoxyquin nhằm xác định mức dư
lượng tối đa (MRL) của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản.
2.4.3. Những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua rào
cản phi thuế quan vào thị trường Nhật Bản
So với các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng khác như dệt may hay da
giày, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có một thuận lợi là hầu hết các công
đoạn sản xuất được thực hiện tại Việt Nam và phần lớn giá trị gia tăng của sản phẩm
cũng được tạo ra tại đây. Nói cách khác, sự chủ động của các doanh nghiệp thủy sản
trong việc đối phó với các rào cản kỹ thuật là cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp
của họ tại các ngành khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp thủy sản vẫn mang những
yếu kém mang tính truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam như trình độ quản
lý còn khá thấp. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Khả năng tiếp
cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học ứng dụng trong
nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Thương hiệu của thủy sản Việt Nam chưa có được
vị trí xứng đáng trên thị trường, đặc biệt là tới người tiêu dùng Nhật Bản nói riêng
cũng như thế giới nói chung. Hiện nay, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam được
xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu Nhật Bản và được phân phối dưới nhiều86
thương hiệu khác nhau. Mặc dù đã có một số sản phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu
xuất hiện trên thị trường với thương hiệu của mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít.
Mặc dù hàng thủy sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày
càng được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự được đánh giá cao. Đó là do mặt bằng
về khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp ảnh hưởng đến cách chế
biến, và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Tiếp đến, là do ảnh hưởng của các yếu tố
đầu vào như trình độ lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Nhà nước
và doanh nghiệp hiện nay rất thiếu kinh phí cho việc đầu tư khoa học công nghệ,
chưa có chuyên gia hướng dẫn kĩ thuật, nên chưa sử dụng hiệu quả được công nghệ
mới. Mặt khác, sản xuất thủy sản của Việt Nam vẫn trong tình trạng manh mún lạc
hậu, nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều
khó khăn và hiệu quả không cao. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất
thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản như các chính sách thuế quan, an toàn thực
phẩm,...đồng thời cũng thiếu kĩ năng và trình độ phân tích thông tin và dữ liệu về
thị trường thủy sản Nhật Bản. Dự báo thị trường còn thiếu cụ thể, không kịp thời,
chưa thật sự góp phần hướng dẫn sản xuất phát triển theo nhu cầu thị trường.
Một khó khăn cơ bản của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay là
nguồn nguyên liệu còn hạn chế và sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu
và khu vực chế biến xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều
cho rằng vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của họ là nguồn nguyên liệu không
đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Điểm này càng được thể hiện rõ hơn khi
thủy sản Việt Nam vấp phải những thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe
như Nhật Bản. Do những cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng của các vấn đề vệ sinh an toàn trong chăn nuôi thủy sản dẫn đến chất
lượng nguồn nguyên liệu thủy sản đã không đáp ứng được yêu cầu của thị trường
nhập khẩu. Những hạn chế cố hữu của người sản xuất nhỏ, tập trung vào lợi ích
trước mắt đã khiến cho nuôi trồng thủy sản Việt Nam chưa phát huy hết được thế
mạnh của mình. Những yếu kém trong vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch đã
khiến cho các vùng nguyên liệu của thủy sản Việt Nam tương đối phân tán, không
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi87
tận dụng được lợi thế quy mô và quan trọng nhất là không đảm bảo được các yêu
cầu về bảo vệ môi trường. Không chỉ chất lượng sản phẩm mà cả tính bền vững của
sản xuất và nuôi trồng thủy sản Việt Nam cũng luôn phải đương đầu với những khó
khăn xuất phát từ điểm yếu này. Trong trường hợp này, chỉ riêng sự cố gắng nỗ lực
của bản thân các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là chưa đủ.
Một hạn chế nữa còn tồn tại có thể coi như hệ quả của hạn chế vừa kể trên. Đó
là việc khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa theo kịp
được khu vực chế biến xuất khẩu. Từ một phương diện, công suất chế biến lớn hơn
công suất cung cấp nguyên liệu đã dẫn đến hiện tượng tranh mua tranh bán không
chỉ làm ảnh hưởng đến giá cả năng lực cạnh tranh mà còn làm cho chất lượng giảm
sút. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu để đưa vào chế biến đem đi xuất khẩu là từ các
nhà sản xuất nhỏ lẻ, mua bán qua trung gian, nên khó hình thành được chuỗi giá trị
chuyên nghiệp. Đây là một trong những nỗi e sợ của các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm vào thị trường Nhật Bản.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Nhóm các biện pháp phi thuế quan của Nhật Bản đối với Tôm, sự gia tăng rào cản phi thuế quan và kiểm dịch thực phẩm, chính sách phi thuế quan nhật bản, chính sách thuế quan tại nhật bản, thuế suất hàng thủy sản của việt sang nhật, vấn đề hàng rào phi giới quan ở nhật bản và việt nam, thích ứng với chính sách nhập khẩu của Nhật bản, pháp luật nhật bản đối với xuất nhập khẩu của việt nam, hàng rào kỹ thuật thương mại Nhật Bản với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu của việt nam luận văn, rào cản môi trường về thủy sản thị trường nhật bản
Last edited by a moderator: