Văn tự sự
I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
Bài văn mẫu cho các bạn: :write:
I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
Bài văn mẫu cho các bạn: :write:
Chuyện về cậu bé thiếu niên Lượm dũng cảm đã hi sinh vì đất nước mãi là kỉ niệm không phai
trong lòng người dân Việt Nam. Lần đó tui có dịp vào Huế và vô cùng may mắn, tui được nói
chuyện với một người đồng đội của Lượm. Lúc đó Lượm làm liên lạc cho đơn vị Mang Cá của bác.
Nhắc đến Lượm, đôi mắt bác ánh lên niềm tự hào pha lẫn niềm tiếc thương một cậu bé vô cùng
can đảm, anh hùng.
Bác nhớ lại, ngày đó khi được phân công về công tác ở đồn Mang Cá, bác đã nghe mọi người
hay nhắc đến cậu bé làm liên lạc rất gan dạ và anh dũng. Những lời nói đó đã khiến bác rất lưu tâm
và muốn được gặp cậu bé. Hôm ấy, gặp một chú bé dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn bác liền gọi lại và hỏi:
1 Cháu bé, cháu được phân công làm nhiệm vụ gì?
1 Cháu làm liên lạc viên chú à.
1 Thế có phải tên cháu là Lượm không?
1 Dạ thưa chú cháu tên là Lượm. Sao chú biết ạ?
1 à ra vậy!1 Thế cháu có sợ nguy hiểm không?
Chú bé nhún vai lém lỉnh trả lời:
1 Cháu không sợ chú ạ, cháu luôn nghĩ là làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1 Cháu có thích công việc này không?
1 Cháu thích hơn ở nhà ạ.
1 Chú chúc cháu luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Chú bé bước đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, trông rất đáng yêu, và trông chú càng đáng
yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn khi trên đầu đội chiếc mũ canô với chiếc sắc đeo bên hông. Chú bé chào
tui rất nhanh và khuất dần chỉ còn tiếng huýt sáo rộn vang.
Sau lần gặp gỡ đó, do bận nhiều công việc tui quên cũng không có dịp gặp lại cậu bé. Cho đến
một hôm, trở về đơn vị tôi, nhìn mặt ai tui thấy cũng có vẻ buồn buồn, một đồng chí hỏi tôi:
1 Đồng chí có nhớ cháu Lượm không, cậu bé liên lạc đó?
1 Có! tui nhớ. ãảy ra chuyện gì hả đồng chí?
1 Cậu bé hi sinh rồi, hôm đó, Lượm nhận nhiệm vụ đem công văn đi, mọi người đều thông báo
với chú rằng đó là quãng đường rất nguy hiểm, có thể gặp địch phục kích, nhưng chú không hề tỏ
ra sợ hãi, còn nói: Em không sợ đâu. Chúng nó mà xông ra em sẽ đánh cho tơi bời. Nói xong chú
thản nhiên đút công văn vào sắc thoăn thoắt bước đi, mồm lại huýt sáo vang rộn. Không ngờ hôm
đó quân địch lại đánh hơi thấy chú nhỏ, chúng bí mật nằm phục kích ở giữa cánh đồng lúa, nên
nhìn bề ngoài rất khó phát hiện. Lượm cũng đã rất tinh khi đi qua đi qua cánh đồng, linh cảm đến
điều gì đó bất trắc nên chú nhanh tay xé vụn tài liệu và vứt vội ra xa. Có lẽ bọn địch đã trông thấy
hành động đó, chúng liền xả đạn vào nó. Lượm đã anh dũng hi sinh, giữa cánh đồng, tay vẫn còn
nắm chặt bông lúa, miệng còn nở một nụ cười.
Đồng chí nọ kể xong bỗng oà khóc. tui ngỡ ngàng, đau đớn và cũng không thể cầm được nước
mắt, vừa cảm phục vừa thương tiếc. Trong tui bỗng lại hiện lên hình ảnh chú bé nhỏ nhắn, gương
mặt nhanh nhẹn, thông minh, nụ cười luôn nở trên môi.
Câu chuyện về sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm được mọi người ở khắp nơi kể cho nhau
nghe. Chú còn trở thành tấm gương sáng để các cháu bé noi theo, và cho đến tận ngày hôm nay tấm
gương ấy vẫn còn toả sáng.