hoang_thu_phong

New Member
Danh thắng Đá Chồng
Khu danh thắng này cách thành phố Biên Hòa khoảng 50km. Từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) rẽ phải theo quốc lộ 20 hướng Đà Lạt, đến địa phận Định Quán du khách sẽ thấy một khối đá rất lớn chồng lên nhau, thế chông chênh rất kỳ lạ nằm sát quốc lộ 20. Đó là danh thắng Đá Chồng - thắng cảnh nổi tiếng ở Đống Nai và cũng là địa danh nghiên cứu khảo cổ di chỉ văn hóa Óc Eo.
-Đá Chồng là ba hòn đá nằm chồng lên nhau, thế chông chênh ở độ cao gần 40m so với mặt đường. Các khối đá này như một tượng đài kỳ vỹ giữa gió mưa. Hòn dưới cùng lớn gấp hai hòn nằm trên, hòn trên cùng thì phần nửa nằm chìa ra ngoài hòn bên dưới như muốn đổ xuống bất cứ lúc nào. Hình thế kỳ dị này của tạo hóa khiến du khách đi qua đều thích thú.
-Gần Đá Chồng về phía tây bắc có hòn Dìa là cụm đá cũng rất độc đáo. Hòn Dìa có hình tứ giác một đầu to một đầu nhỏ nhưng lại nằm trên một tảng đá nhỏ hơn nhiều lần, cao hơn 40m so với mặt đất, cây cối mọc um tùm tạo nên những hang động đầy vẻ huyền bí.
-Núi Đá Vôi còn gọi là núi Bạch Tượng, nằm về phía tây nam của khu thắng cảnh, sau chùa Thiện Chơn 10m. Núi có hình hai con voi lớn nằm cạnh nhau. Trên đỉnh hòn đá gọi là voi đực có tượng phật thích ca lớn nhìn về hướng đông được xây dựng vào đầu năm 1970. Dưới chân của voi đực có hang Bạch Hổ. Hòn đá kế bên gọi là voi cái. Từ hang Bạch Hổ, con người đã tạo nên một hành lang tam cấp uốn theo núi đá voi đễ du khách có thể lên tới đỉnh của đá voi đực. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh của khu danh thắng - một khung cảnh thiên nhiên khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Đan xen giữa những hòn núi đá là những thung lũng rộng xanh mướt, lấp loáng những hồ nước hay những con suối uốn lượn dưới chân đồi.
-Bộ văn hóa đã xếp hạng đây là di tích danh thắng quốc gia năm 1988.
 
bạn đã biết về vùng cao chưa? một vùng núi đá mà người dân ở đây " Sống trên đá chết vùi trong đá" ở nơi đây có Di sản văn hóa đá cổ Xín Mần, có cột cờ Lũng Cú ở miền cực Bắc của Tổ quốc. một vùng đất chè shan tuyết cổ thụ 12 cô gái trên cây hái chè. nơi đây còn có vị cam sành ngọt ngào nổi tiếng khi tết đến xuân về. Ban đã biết đến chợ tình Khâu Vai hàng năm vao 27 tháng 3 âm lịch. người đến chợ tìm nhau để tỏ tình, nhắc lại chuỵện tình đã qua như một cổ tích huyền thoại vè tình yêu của "thuở yêu nhau không lấy được nhau. Đi chợ tình mình ở với nhau. chồng em biết cũng vui không mắng." Bạn đã có người yêu chưa? về nơi đây bạn thích cô gái nào hãy mạnh dạn lên "Kéo" cô ấy về làm vợ.. Ban sẽ được nghe hát Lướn ( hát giao duyên của các chàng trai cô gái) suốt đêm đến sáng. bạn lên cổng trời sương mù quanh năm may trắng bồng bềnh " Lên đến cổng trời, thấy mình đang cỡi gió ngắm trần gian giữa ngút ngàn. Vách đá treo leo bản làng như ẩm hiện dưới chân đèo". Nơi đẹp lên thơ ấy là Hà Giang quê Tôi. mời bạn lên với Hà Giang để được thưởng thức một vùng cao huyền thoại.
 

Fajer

New Member
Suối cá thần Cẩm Lương! ( Thanh Hóa)

Địa phương này chưa bị khai quật nhiều nên vẫn còn vẻ ban sơ nhưng hùng vĩ . Nếu du lịch với khoảng thời gian ngắn thì nên đến nơi này. Bạn sẽ vô cùng ấn tượng và tò mò về một loài cá nước ngọt sống trong hang cực kỳ đặc biệt. Bản làng người dân tộc ở đây rất thật thà và không chộp giật như ở các nơi du lịch khác trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa. YJ đã đến đây 1 lần và không bao giờ quên những Ông cá béo núng nính và...


Suối cá thần Cẩm Lương là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ hàng trăm năm nay bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thuỷ (cách trung tâm TP Thanh Hoá gần 100 km về phía Tây Bắc).

Theo những phân tích của các nhà ngư loại học gần đây, đàn cá hàng nghìn con lớn, nhỏ ở suối cá Cẩm Lương gồm các loài: Cá dốc (có tên khoa học là Spinibarbichthys denticulatus- thuộc bộ cá chép, có tên trong sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng...

Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc trông thật vui mắt, ấn tượng. Đặc biệt, đàn cá thần rất thân thiện với con người. Mỗi khi đồng bào ra suối Ngọc rửa rau, vo gạo, ai cũng nhớ thả cho đàn cá thần một ít rau, ít gạo. Hàng ngày, cá thần nhảy lên khỏi mặt nước vui đùa cùng du khách.

Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20- 40cm, nước trong vắt, du khách có thể đưa tay xuống nước mơn man, vuốt ve những con cá thần to như bắp chân, bắp tay. Đây là điều kỳ thú, hấp dẫn, nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong, ngoài nước đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm.

Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Đồng bào dân tộc Mường nơi đây với những nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pông... sẽ là điểm nhấn để thu hút du khách. Đặc biệt, dọc dãy núi Trường Sinh hiện còn có nhiều hang động nguyên sơ chưa được khám phá.

Để đến suối cá thần, du khách có thể đi trên quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn, cạnh quốc lộ 1A về cầu treo Cẩm Lương; hay đi theo đường Hồ Chí Minh, đến thị trấn Cẩm Thuỷ rồi rẽ lên quốc lộ 217. Những du khách yêu thích sông nước thì sẽ có dịp đi đường thuỷ dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng lịch sử (TP Thanh Hoá) lên địa danh Cửa Hà - Cẩm Thuỷ nên thơ, hùng vĩ.

Hiện nay, cầu treo Cẩm Lương nối quốc lộ 217 với đường vào suối cá thần vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mỗi khi về Cẩm Lương.

Yejie
 
Các địa danh thì thiếu gì, có rất nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn mà bạn có thể tìm hiểu, xem thông tin trên mạng , bạn có thể tham khảo tại đây nhé http://www.dulichchaovietnam.com/Diem-den-du-lich-hap-dan.html
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top