Download Đề tài Hệ thống di tích lịch sử văn hóa du lịch ở Việt Nam
* Lễ hội Lam Kinh
Tổ chức vào các ngày 21 - 23/08 âm lịch trong dịp giỗ Lê Thái Tổ hằng năm nhằm tưởng nhớ, tri ân người anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua và công thần của triều đại Nhà Hậu Lê. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại khu vực Lam Kinh huyện Thọ Xuân, nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê. Tại bến phà Mục Sơn, phía trước khu lăng mộ, nay thuộc xã Xuân Lâm, có một ngôi đền nhỏ, đó là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày trước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua 22 tháng 8, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng năm vẫn mở hội tưởng niệm người anh hùng tại ngôi đền này. Ngoài nghi lễ tế, dâng hương như các lễ hội khác, lễ hội Lam Kinh còn có tục múa hát theo điệu “rí ren” (lý liên) và các trò diễn. Từng đôi trai gái cầm tay nhau vừa hát vừa múa và diễn trò “cắm hoa”, “kết hoa”. Về sau, người ta thay bằng các điệu hát ca công, hát huê tình, diễn lại các tích trong “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”. Lễ hội đền vua Lê còn có lệ đánh trống đồng uy nghi và hấp dẫn.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất. Các nhà khảo cổ học, nhà sử học cho rằng nơi đây vẫn đang hiện hữu nhiều di tích kiến trúc và di tích khảo cổ học như: Hai vòng thành, hào bao quanh thành nội; dấu vết nền móng các kiến trúc cung điện, dinh thự bên trong thành nội; con đường đá từ cửa Nam thành đến đàn Nam Giao; dấu phế tích đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn,… Hiện nay, thành nhà Hồ đang được tiến hành khai quật và đệ trình lên UNESCO. Bên cạnh đó, nhà thờ họ Hồ nằm trên địa phương cũng được xây dựng lại trang trọng và bảo tồn.
* Đền thờ Nguyễn Chích
Đền thờ Nguyễn Chích hiện tại làng Vạn Lộc, xã Ðông Ninh, huyện Đông Sơn. Nguyễn Chích là khai quốc công thần trong khởi nghĩa Lam Sơn. Mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3959/VH-QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1992 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
* Khu di tích lịch sử Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phí Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962.
Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ.
Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng)
Năm Thuận Thiên thứ 6 (quý sửu – 1443) tháng 8 nhuận, ngày 22, Lê Thái Tổ mất. Cũng năm ấy, ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Lăng được xây dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, và núi Chúa, tạo thành thế “hậu chẩm bắc sơn, tiền án nam sơn”. Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên trái có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế “long chầu hổ phục”. Phía trước lăng khoảng 1km là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế “tụ thủy”. Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lỡ, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m; cao 1m.
Trước lăng có hai hang tượng người và tượng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kích thước của tượng nhỏ, phong cách dân gian. Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác (không có bành) và hai con hổ ngồi hiền từ. Trước lăng là hương án bằng đá đặt bát hương và lễ vật. Thần đạo chạy giữa hai hang tượng chầu.
Bia Vĩnh Lăng
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng 94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế.
Nhà bia được dựng lại năm 1961 ( trên các tảng kê chân cột đá cũ) nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. Bia Vĩnh Lăng là một công trình quý giá có ý nghĩa lớn lao trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
* Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép)
Khu đền thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách khu di tích Lam Kinh 6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ.
Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu tụ nghĩa lực lượng còn rất non yếu. Trong một lần bị quân giặc vây khốn, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi và anh dũng hy sinh. Quân giặc tưởng đã tiêu diệt được thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nên đã lui quân. Nhờ đó nghĩa quân được bảo toàn lực lượng tạo tiền đề cho chiến thắng sau này. Tấm gương hy sinh anh dũng của Lê Lai đã được nhân dân ghi nhận, lập đền thờ tại quê hương ông.
* Đền thờ Bố Vệ
Vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai dỡ điện Lam Kinh, rồi từ Lam Kinh lại chuyển về làng Bố Vệ, nay thuộc phường Bố Vệ, thành phố Thanh Hoá để thờ. Nguyên đền Bố Vệ xưa thuộc thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, là sinh quán của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông. Sinh thời bà dựng điện Chiêu Hoa ở đây, để lấy chỗ nghỉ ngơi khi về thăm quê. Khi bà mất, năm 1460, vua Lê Thánh Tông cho sửa điện này thành điện Hoàng Đức để thờ bà. Năm 1805, vua Gia Long cho dời đền thờ các vua Lê ở Lam Kinh về điện Hoàng Đức, tập trung 28 bài vị của các vua Lê và hoàng hậu tại đây và người ta quen gọi là đền Nhà Lê, hay đền Bố Vệ. Đền có kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Buổi đầu tất cả các pho tượng, bài vị, đồ minh khí thờ các vua Lê ở Thăng Long đều tập trung tại đây, nhưng nay phần lớn đã không còn. Chỉ còn lại tượng Lê Lợi bằng đồng, tư thế ngồi như người thật, đặt ở chính tẩm, hai bên tả hữu có tượng của Nguyễn Trãi và Lê Lai. Những pho tượng này, do một nhà tư sản cung tiến năm 1935.
Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng tám âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức về Lam Kinh và cả đền Bố Vệ, để dự tưởng niệm công đức của hai anh hùng cứu nước Lê Lợi và đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công khôi phục giang sơn, đất nước.
* Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân
Chùa Báo Ân, toạ lạc trên địa bàn xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá từng là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và có nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Nhưng trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bị thiên tai và chiến tranh tàn phá, chùa Báo Ân đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm...
Download Đề tài Hệ thống di tích lịch sử văn hóa du lịch ở Việt Nam miễn phí
* Lễ hội Lam Kinh
Tổ chức vào các ngày 21 - 23/08 âm lịch trong dịp giỗ Lê Thái Tổ hằng năm nhằm tưởng nhớ, tri ân người anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua và công thần của triều đại Nhà Hậu Lê. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại khu vực Lam Kinh huyện Thọ Xuân, nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê. Tại bến phà Mục Sơn, phía trước khu lăng mộ, nay thuộc xã Xuân Lâm, có một ngôi đền nhỏ, đó là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày trước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua 22 tháng 8, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng năm vẫn mở hội tưởng niệm người anh hùng tại ngôi đền này. Ngoài nghi lễ tế, dâng hương như các lễ hội khác, lễ hội Lam Kinh còn có tục múa hát theo điệu “rí ren” (lý liên) và các trò diễn. Từng đôi trai gái cầm tay nhau vừa hát vừa múa và diễn trò “cắm hoa”, “kết hoa”. Về sau, người ta thay bằng các điệu hát ca công, hát huê tình, diễn lại các tích trong “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”. Lễ hội đền vua Lê còn có lệ đánh trống đồng uy nghi và hấp dẫn.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Nhưng nhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400 - 1406).Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất. Các nhà khảo cổ học, nhà sử học cho rằng nơi đây vẫn đang hiện hữu nhiều di tích kiến trúc và di tích khảo cổ học như: Hai vòng thành, hào bao quanh thành nội; dấu vết nền móng các kiến trúc cung điện, dinh thự bên trong thành nội; con đường đá từ cửa Nam thành đến đàn Nam Giao; dấu phế tích đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn,… Hiện nay, thành nhà Hồ đang được tiến hành khai quật và đệ trình lên UNESCO. Bên cạnh đó, nhà thờ họ Hồ nằm trên địa phương cũng được xây dựng lại trang trọng và bảo tồn.
* Đền thờ Nguyễn Chích
Đền thờ Nguyễn Chích hiện tại làng Vạn Lộc, xã Ðông Ninh, huyện Đông Sơn. Nguyễn Chích là khai quốc công thần trong khởi nghĩa Lam Sơn. Mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3959/VH-QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1992 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
* Khu di tích lịch sử Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phí Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962.
Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ.
Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng)
Năm Thuận Thiên thứ 6 (quý sửu – 1443) tháng 8 nhuận, ngày 22, Lê Thái Tổ mất. Cũng năm ấy, ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Lăng được xây dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, và núi Chúa, tạo thành thế “hậu chẩm bắc sơn, tiền án nam sơn”. Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên trái có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế “long chầu hổ phục”. Phía trước lăng khoảng 1km là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế “tụ thủy”. Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lỡ, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m; cao 1m.
Trước lăng có hai hang tượng người và tượng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kích thước của tượng nhỏ, phong cách dân gian. Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác (không có bành) và hai con hổ ngồi hiền từ. Trước lăng là hương án bằng đá đặt bát hương và lễ vật. Thần đạo chạy giữa hai hang tượng chầu.
Bia Vĩnh Lăng
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng 94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế.
Nhà bia được dựng lại năm 1961 ( trên các tảng kê chân cột đá cũ) nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. Bia Vĩnh Lăng là một công trình quý giá có ý nghĩa lớn lao trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
* Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép)
Khu đền thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách khu di tích Lam Kinh 6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ.
Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu tụ nghĩa lực lượng còn rất non yếu. Trong một lần bị quân giặc vây khốn, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi và anh dũng hy sinh. Quân giặc tưởng đã tiêu diệt được thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nên đã lui quân. Nhờ đó nghĩa quân được bảo toàn lực lượng tạo tiền đề cho chiến thắng sau này. Tấm gương hy sinh anh dũng của Lê Lai đã được nhân dân ghi nhận, lập đền thờ tại quê hương ông.
* Đền thờ Bố Vệ
Vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai dỡ điện Lam Kinh, rồi từ Lam Kinh lại chuyển về làng Bố Vệ, nay thuộc phường Bố Vệ, thành phố Thanh Hoá để thờ. Nguyên đền Bố Vệ xưa thuộc thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, là sinh quán của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông. Sinh thời bà dựng điện Chiêu Hoa ở đây, để lấy chỗ nghỉ ngơi khi về thăm quê. Khi bà mất, năm 1460, vua Lê Thánh Tông cho sửa điện này thành điện Hoàng Đức để thờ bà. Năm 1805, vua Gia Long cho dời đền thờ các vua Lê ở Lam Kinh về điện Hoàng Đức, tập trung 28 bài vị của các vua Lê và hoàng hậu tại đây và người ta quen gọi là đền Nhà Lê, hay đền Bố Vệ. Đền có kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Buổi đầu tất cả các pho tượng, bài vị, đồ minh khí thờ các vua Lê ở Thăng Long đều tập trung tại đây, nhưng nay phần lớn đã không còn. Chỉ còn lại tượng Lê Lợi bằng đồng, tư thế ngồi như người thật, đặt ở chính tẩm, hai bên tả hữu có tượng của Nguyễn Trãi và Lê Lai. Những pho tượng này, do một nhà tư sản cung tiến năm 1935.
Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng tám âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức về Lam Kinh và cả đền Bố Vệ, để dự tưởng niệm công đức của hai anh hùng cứu nước Lê Lợi và đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công khôi phục giang sơn, đất nước.
* Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân
Chùa Báo Ân, toạ lạc trên địa bàn xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá từng là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và có nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Nhưng trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bị thiên tai và chiến tranh tàn phá, chùa Báo Ân đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm...