michael_khoai
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Khóa luận tốt nghiệp: Hệ thống quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam, Lê Thị Bích Thủy, Hà Nội, 2010
Chương I. Khái quát về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quy phạm xung đột
1.1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Trước hết, đó là các quan hệ dân sự. Quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp là những quan hề về tài sản và nhân thân. Tuy nhiên, ở đây, khái niệm “quan hệ dân sự” được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Điều này được quy định rất rõ và sử dụng thống nhất trong hai văn bản phát lý quan trong của Tư pháp quốc tế Việt Nam là BLDS 2005 và BLTTDS 2004.
Như vậy, quan hệ dân sự là những quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác gọi chung là các chủ thể tư. Tuy nhiên, cùng cần lưu ý một điều rằng không phải mọi quan hệ phát sịnh giữa các chủ thể tư đều là quan hệ dân sự , khác quan hệ hình sự giữa hai chủ thể tư. Và ngược lại quan hệ dân sự không phải chỉ có thể phát sinh giữa các chủ thể tư như sứ quán nước lào thuê một số căn hộ của công dân việt nam cho nhân viên của mình cũng là một quan hệ có tính chất dân sự.
Việc khẳng định tư pháp quốc tê nghiên cứu các quan hệ pháp luật dân sự cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa tư pháp quốc tê và công pháp quốc tế. Nó có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng và là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Tư pháp quốc tế còn được phân biệt với luật dân sự là một ngành luật có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng có đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ dân sự theo nghĩa rộng phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Điểm khác biệt cơ bản phân biệt giữa tu pháp quốc tế và luật dân sự chính là yếu tố nước ngoài.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong ba yếu tố: yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý. Nếu như một quan hệ dân sự tồn tại một trong ba yếu tố này thì quan hệ đó sẽ thuộc diện điều chỉnh của tư pháp quốc tê.
- Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể được thể hiện trong trường hợp một bên hay các bên có quốc tịch hay nơi cư trú ở nước ngoài (điều này không phụ thuộc vào việc đối tượng của quan hệ hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở đâu)
- Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể được thể hiện trong trường hợp khi tài sản là đối tượng của quan hệ hiện diện ở nước ngoài (điều này không phụ thuộc vào việc các chủ thể là ai, cư trú ở đâu hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ xảy ra ở đâu)
- Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý được thể hiện khi sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra ở nước ngoài (Điều này không phụ thuộc vào chủ thể và đối tượng của quan hệ có chứa đựng yếu tố nước ngoài hay không)
Pháp luật VN quy định rất rồng và tương đối toàn diện các quan hệ chuyển giao công nghệ. Đó là chuyển giao giữa cá nhân, pháp nhân VN với … nước ngoài hiện ngay tại VN. Việc chuyển giao phải tuân theo:
- Thứ nhất, các quy định từ điều 754 đến 757 BLDS và các quy định khác
- Thứ hai, các quy định của các ĐƯQT về…
- Thứ ba, pháp luật nước ngoài nếu việc áp dụng hay hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN
Có thể nhận thấy quy phạm về chuyển giao công ghệ nói trên của BLDS là loại QPXĐ tùy nghi trong tư pháp quốc ế khi quy định cho phép lựa chọn áp dụng pháp luật VN hay nước ngoài để điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài nếu việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN>
2.3.7. Xác định thời hiệu khởi kiện
Điều 777:…
Quy định về thời hiệu khởi kiện trong pháp luật của các quốc gia không giống nhau, đương nhiên sẽ làm phát sinh XĐPL về thời hiêuj khởi kiện. Để xử lý vấn đề XĐPL quy định áp dụng về thời hiệu khởi kiện của pháp luật của quốc gia mà pháp luật quốc gia đó đã được áp dụng để điều chỉnh qan hệ dân sự tương ứng.
Vì thế, tuy là một quy định mới nhưng việc quy định về thời hiệu khởi kiện tuân theo pháp luật của nước mà pháp luật nước đó đã được lựa chọn để áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng đó là một quy định hết sức khoa học và hợp lý, phù hợp w thông lệ TPQT.
Cần làm rõ hơn khái niệm “người VN định cư ở nước ngoài” của BLDS để giúp cho các chủ thể dễ dàng hơn trong việc xác định một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo Luật quốc tịch thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài…. Tuy nhiên, về cụm từ “lâu dài” thì chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định rõ, bao lâu thì được xem là đủ lâu để trở thành “người VN định cư ở nước ngoài”.
Có lẽ pháp luật nên đưa ra một hướng dẫn cụ thể về một khoảng thời gian xác định hợp lú, có thể là từ 10 năm trở lên, để xác định được một người là … : tạo được mối quan hệ gắn bó cần thiết với quốc gia mà họ đang cư trú, tạo được một thói quen, lối sống như người bản xứ cho dù họ có còn giữa quốc tịch VN hay không, kèm theo quy định những điều kiện nhất định (tài sản, công việc, ngôn ngữ…) để một người mang quốc tịch VN được xem là….
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Khóa luận tốt nghiệp: Hệ thống quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam, Lê Thị Bích Thủy, Hà Nội, 2010
Chương I. Khái quát về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quy phạm xung đột
1.1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Trước hết, đó là các quan hệ dân sự. Quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp là những quan hề về tài sản và nhân thân. Tuy nhiên, ở đây, khái niệm “quan hệ dân sự” được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Điều này được quy định rất rõ và sử dụng thống nhất trong hai văn bản phát lý quan trong của Tư pháp quốc tế Việt Nam là BLDS 2005 và BLTTDS 2004.
Như vậy, quan hệ dân sự là những quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác gọi chung là các chủ thể tư. Tuy nhiên, cùng cần lưu ý một điều rằng không phải mọi quan hệ phát sịnh giữa các chủ thể tư đều là quan hệ dân sự , khác quan hệ hình sự giữa hai chủ thể tư. Và ngược lại quan hệ dân sự không phải chỉ có thể phát sinh giữa các chủ thể tư như sứ quán nước lào thuê một số căn hộ của công dân việt nam cho nhân viên của mình cũng là một quan hệ có tính chất dân sự.
Việc khẳng định tư pháp quốc tê nghiên cứu các quan hệ pháp luật dân sự cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa tư pháp quốc tê và công pháp quốc tế. Nó có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng và là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Tư pháp quốc tế còn được phân biệt với luật dân sự là một ngành luật có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng có đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ dân sự theo nghĩa rộng phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Điểm khác biệt cơ bản phân biệt giữa tu pháp quốc tế và luật dân sự chính là yếu tố nước ngoài.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong ba yếu tố: yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý. Nếu như một quan hệ dân sự tồn tại một trong ba yếu tố này thì quan hệ đó sẽ thuộc diện điều chỉnh của tư pháp quốc tê.
- Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể được thể hiện trong trường hợp một bên hay các bên có quốc tịch hay nơi cư trú ở nước ngoài (điều này không phụ thuộc vào việc đối tượng của quan hệ hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở đâu)
- Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể được thể hiện trong trường hợp khi tài sản là đối tượng của quan hệ hiện diện ở nước ngoài (điều này không phụ thuộc vào việc các chủ thể là ai, cư trú ở đâu hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ xảy ra ở đâu)
- Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý được thể hiện khi sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra ở nước ngoài (Điều này không phụ thuộc vào chủ thể và đối tượng của quan hệ có chứa đựng yếu tố nước ngoài hay không)
Pháp luật VN quy định rất rồng và tương đối toàn diện các quan hệ chuyển giao công nghệ. Đó là chuyển giao giữa cá nhân, pháp nhân VN với … nước ngoài hiện ngay tại VN. Việc chuyển giao phải tuân theo:
- Thứ nhất, các quy định từ điều 754 đến 757 BLDS và các quy định khác
- Thứ hai, các quy định của các ĐƯQT về…
- Thứ ba, pháp luật nước ngoài nếu việc áp dụng hay hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN
Có thể nhận thấy quy phạm về chuyển giao công ghệ nói trên của BLDS là loại QPXĐ tùy nghi trong tư pháp quốc ế khi quy định cho phép lựa chọn áp dụng pháp luật VN hay nước ngoài để điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài nếu việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN>
2.3.7. Xác định thời hiệu khởi kiện
Điều 777:…
Quy định về thời hiệu khởi kiện trong pháp luật của các quốc gia không giống nhau, đương nhiên sẽ làm phát sinh XĐPL về thời hiêuj khởi kiện. Để xử lý vấn đề XĐPL quy định áp dụng về thời hiệu khởi kiện của pháp luật của quốc gia mà pháp luật quốc gia đó đã được áp dụng để điều chỉnh qan hệ dân sự tương ứng.
Vì thế, tuy là một quy định mới nhưng việc quy định về thời hiệu khởi kiện tuân theo pháp luật của nước mà pháp luật nước đó đã được lựa chọn để áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng đó là một quy định hết sức khoa học và hợp lý, phù hợp w thông lệ TPQT.
Cần làm rõ hơn khái niệm “người VN định cư ở nước ngoài” của BLDS để giúp cho các chủ thể dễ dàng hơn trong việc xác định một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo Luật quốc tịch thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài…. Tuy nhiên, về cụm từ “lâu dài” thì chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định rõ, bao lâu thì được xem là đủ lâu để trở thành “người VN định cư ở nước ngoài”.
Có lẽ pháp luật nên đưa ra một hướng dẫn cụ thể về một khoảng thời gian xác định hợp lú, có thể là từ 10 năm trở lên, để xác định được một người là … : tạo được mối quan hệ gắn bó cần thiết với quốc gia mà họ đang cư trú, tạo được một thói quen, lối sống như người bản xứ cho dù họ có còn giữa quốc tịch VN hay không, kèm theo quy định những điều kiện nhất định (tài sản, công việc, ngôn ngữ…) để một người mang quốc tịch VN được xem là….
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: