thanhnha0805

New Member
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền gửi trên 12 tháng đã tăng nhẹ ngay từ cuối tháng 9. Một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín, Ngân hàng TMCP Phương Tây, Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN (Tecombank),… có lãi suất huy động cao nhất là 12,5-13%/năm ở kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng. Cũng theo NHNN, hiện nay, lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1-2%/năm; kỳ hạn dưới 01 tháng là 2%/năm; từ 1 tháng đến dưới 12 tháng có mức 8,8-9%/năm, từ 12 tháng trở lên có mức cao từ 11% đến 13%/năm.

Lãi suất huy động vàng cũng tăng trở lại ngay từ giữa tháng 9. Tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lãi suất huy động vàng ở chương trình “Kỳ hạn Vàng, Ưu đãi Vàng” từ 0,5% lên 1,4 - 1,6%/năm tùy lượng vàng gửi. Sacombank cũng tăng mạnh lãi suất từ 0,5%/năm lên 1,6%/năm với thời hạn gửi 1- 2 tháng.

ACB hiện cũng đang niêm yết mức lãi suất chứng chỉ huy động vàng ở mức 1,4%/năm.

Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), trong tháng 9, ba Ngân hàng lớn là ACB, Eximbank, Sacombank đã đi đầu trong việc tăng lãi suất huy động vàng và huy động VND.

Ngày 11/9, ACB là ngân hàng đầu tiên áp mức 13%/năm trên biểu lãi suất huy động VND. Đây là mức cao nhất và lần đầu tiên xuất hiện kể từ tháng 6/2014 trở lại đây.Tiếp đến là Eximbank, Sacombank cũng công bố các mức lãi suất cao nhất từ 12,8 - 13%/năm.

SHS nhận định, quy định chặt chẽ hơn về việc vay vốn trên giữa các tổ chức tín dụng trong Thông tư 21/2014/TT-NHNN (quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn liên Ngân hàng của một bộ phận Ngân hàng, khiến lãi suất huy động đang có xu hướng được điều chỉnh tăng.

Theo một số chuyên gia kinh tế, việc lãi suất huy động có xu hướng tăng có thể dẫn đến lãi suất cho vay khó giảm mà sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Trong khi đó, diễn biến giá vàng trong nước cũng có sự biến động phức tạp. Trong tuần này, giá vàng trong nước lại tăng vượt trội, đẩy giá chênh lệch lên tới 3 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Nhu cầu mua vàng trên thị trường tập trung chủ yếu tại một số Ngân hàng lớn (ACB, Eximbank, Sacombank, Đông Á, Techcombank), trong khi, lượng cầu từ người dân không nhiều.

SHS cho biết, tình trạng này là do các ngân hàng cần cân đối trạng thái vàng trước khi quy định chấm dứt việc huy động cho vay bằng vàng có hiệu lực từ ngày 25/11 tới.
 
Đầu tư nhà đất bi giờ là cơ hội, cơ mà em không có nhiều tiền như vậy, hàng tháng tích được vài trăm thì chỉ gửi được tiết kiệm
 

baby_thanhvan45

New Member
Trước hết, nếu bạn dẫn chứng gì hãy tìm hiểu thật chính xác nhé!
Còn lại thì mình có vài lời thế này:
- Đúng như bạn huongthusan nói, thật ra Ngân hàng chỉ có 1 lãi suất thực tế thôi. Bằng cách này hay cách khác, họ tách ra lãi suất công bố và có thưởng thêm hay cộng thêm, nhưng chung quy lại nó cũng là 1 thứ thôi. Nếu tính cả cộng thêm hay thưởng thêm, thì CÙNG MỘT THỜI ĐIỂM lãi suất đầu vào của ngân hàng không chênh nhau là bao nhiêu. Họa chăng nếu chênh nhau chỉ là giữa những nhóm:
Nhóm 1: VCB,Vietinbank, Agribank, BIDV
Nhóm 2: Các NH TMCP khác...
Vấn đề đơn giản là Nhóm 1 không đề cao sự huy động vốn bằng tiền trong dân cư, vì họ có nguồn huy động lớn từ các tổ chức, nguồn tiền gửi thanh toán, tiền vốn ngân sách (đang chờ giải ngân)...
Cái nữa là ngoài chức năng kinh doanh thì nhiệm vụ quan trọng của họ là điều tiết thị trường tiền tệ, họ không thể nhao theo việc tăng lãi suất được.
Còn về nhóm 2, việc chính của họ là kinh doanh. Đương nhiên lãi suất của họ phải cạnh tranh thì mới sống được. Có nơi cao, có nơi thấp, nhưng mấy khi có sự chênh lệch lãi suất giữa các Ngân hàng, cùng 1 kỳ hạn gửi, cùng 1 thời điểm lên đến 0.5%/ năm hay 0.04%/ tháng. Chênh lệch này chỉ đáng kể nếu gửi tiền tỷ thôi.
Việc chênh lệch lãi suất giữa nhóm 1, nhóm 2 cũng có lúc rất cao (thời điểm cuối năm 2008), Nhóm 1 khoảng 12% năm, nhóm 2 khoảng 18 - 19% năm. Vậy mà có thằng nào chết đâu?
Ngân hàng mà bạn nói, bị người ta đổ xô đi rút tiền ấy chắc là ACB. Vụ này thì ầm ĩ đấy, nhưng giờ ACB đang ở đâu? Có ai dám nói ACB là ngân hàng nhỏ ko?
- Cái nữa là chẳng ai coi việc gửi tiết kiệm là 1 khoản đầu tư cả, gọi thế nghe to tát quá, bản chất của nó vẫn thế, chỉ là khoản để dành thôi. Nếu bạn muốn đầu tư thì thiếu gì cái sinh lợi cao hơn mà cũng khá an toàn (USD, vàng). Sợ không dám để lâu thôi, ngắn hạn thì hơi chao đảo 1 tí, nhưng dài hạn thì yên tâm, cứ so sánh chỉ số lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng của VN với Mỹ thì biết ngay, có j đâu?
- Đúng như bạn nói ấy, chất lượng dịch vụ cũng đáng để so sánh đấy. Mình sẵn sàng chịu thiệt 40k - 50k/ tháng để đi quá thêm 2km ra Ngân hàng Techcombank, để gặp chị Giao dịch viên nhẹ nhàng, xinh xắn và nhớ tên của mình còn hơn gặp ông Nông nghiệp vừa già vừa xấu, lại cứ quát mình xơi xơi, cho dù lãi suất của ông ấy cao hơn (ví dụ thôi, chứ lãi suất Nông nghiệp sao cao hơn được).
Ngày trước mình có thằng bạn bảo qua mình gửi 100tr, hỏi lãi suất bao nhiêu, "Cao hơn có 0.5 thôi à?, thôi, đi xa lắm, tao không đi đâu, mang đi mang về ngại lắm, lúc nào rút lãi hay đổi sổ đi cũng đến chết"
=> Góp ý vậy thôi, chứ cái này tuỳ quan điểm của từng người, người thích cái này, người thích cái kia, mình có nói bạn sai đâu mà chưa gì đã phải nói "nhà mình nghèo", nghe hơi tủi thân. Nhà mình cũng không có tiền đâu, nhưng chẳng bao giờ mình nhận mình nghèo, cùng kiệt hay không ở trong tư tưởng con người thôi, người ta biết làm việc và chi tiêu đúng cách thì không cùng kiệt mãi được, chẹp!
Có điều mình thấy hơi kì cục, có mỗi việc đi gửi tiết kiệm thôi mà bạn phải post bài lên mạng để tham khảo ý kiến của mọi người thì đúng là lần đầu mình thấy đấy!
 

mykiss_2003

New Member
Theo t đó là 4 ngân hàng Quốc doanh (hay TMCP có tiền thân quốc doanh như Vietcombank): NH Nông nghiệp, NH Ngoại thương, BIDV, Vietinbank
Gọi là Big bởi 4 bác này có vốn nhà nước, có thâm niên, quy mô, nhân sự đều lớn cả.
Còn nếu bạn cần một tiêu chí cụ thể thì có thể dựa trên tổng tài sản năm 2009
Agribank: 400 485 tỷ VNĐ (2008)
Vietcombank: 255 496 tỷ VNĐ
BIDV: 246 493 tỷ (2008)
vietinbank: 243 785 tỷ

Nhóm ngoài quốc doanh:
ACB: 167 811 tỷ
Sacombank: 104 019 tỷ
Tech: 92 582 tỷ
MB: 44 346 tỷ (2008)

Không ngờ cũng có ngày mình lục lại quyển khoá luận, gõ lại những con số mà ngày trước còm cõm search, load, đọc, gõ.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top