Frasier

New Member
Download Đề tài Hiện trạng hoạt động tuyến xe buýt số 08 (Long Biên – Đông Mỹ) miễn phí


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUS TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VTHKCC ở Hà Nội 2
1.1.1. Xe Bus Hà Nội trước thời kỳ đổi mới (Trước 1986) 3
1.1.2. Giai đoạn khủng hoảng của xe Bus (Từ năm 1986 đến năm 1992) 3
1.1.3. Giai đoạn phục hồi hoạt động của Bus công cộng (từ năm 1992 đến năm 2001) 4
1.1.4. Giai đoạn củng cố và đổi mới toàn diện hoạt động Bus (Năm 2001 đến nay) 6
1.2. Hiện trạng VTHKCC bằng xe Bus tại thủ đô Hà Nội 7
1.2.1. Mạng lưới tuyến, sự tổ chức hoạt động 7
1.2.2. Hiện trạng phương tiện và cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe Bus 9
1.3. Đánh giá chung về hiện trạng VTHKCC tại thủ đô Hà Nội 9
1.3.1. Những bất cập về hiện trạng giao thông đô thị tại Hà Nội 9
1.3.2. Thế mạnh và hạn chế của VTHKCC tại thủ đô Hà Nội 10
CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG TUYẾN BUS 08 (LONG BIÊN – ĐÔNG MỸ) 12
2.1. Giới thiệu chung về tuyến 08 12
2.2. Điều kiện khai thác vận tải trên tuyến 08 18
2.2.1. Điều kiện vận tải 18
2.2.2. Điều kiện tổ chức kỹ thuật 18
2.2.3. Điều kiện khí hậu 19
2.2.4. Điều kiện đường sá 19
2.2.5. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 22
2.3. Hệ thống điểm dừng đỗ, các điểm giao cắt và sự biến động luồng hành khách trên tuyến 08 22
2.3.1. Hệ thống điểm dừng đỗ và giao cắt 22
2.3.2. Sự biến động luồng hành khách trên tuyến 25
2.4. Các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật trên tuyến 30
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TUYẾN BUS 08 33
3.1. Xác định điểm đầu cuối 33
3.1.1. Nguyên tắc xác định điểm đầu cuối 33
3.1.2. Xác định điểm đầu cuối cho tuyến 08 35
3.2. Xác định lộ trình tuyến 08 36
3.2.1. Nguyên tắc xác định lộ trình 36
3.2.2. Xác định lộ trình cho tuyến 08 37
3.3. Xác định điểm dừng đỗ trên tuyến 08 38
3.3.1. Yêu cầu đối với điểm dừng đỗ 38
3.3.2. Nguyên tắc bố trí điểm dừng 38
3.3.3. Xác định điểm dừng đỗ trên tuyến 08 41
3.4. Lựa chọn phương tiện trên tuyến 42
3.4.1. Lựa chọn sơ bộ 43
3.4.2. Lựa chọn chi tiết 45
3.5. Xác đinh quy mô và tần suất hoạt động 48
3.6. Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe 48
KẾT LUẬN 48



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUS TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VTHKCC ở Hà Nội
VTHKCC ở Hà Nội có lịch sử phát triển gần 100 năm. Khởi đầu là Công ty xe điện Hà nội được thành lập đẻ vận hành một số tuyến xe điện (Tramway) đầu tiên ở Hà Nội. Qua các năm phát triển, mạng lưới xe điện được mở rộng thành 5 tuyến theo hướng xuyên tâm tập trung tại Bờ Hồ rồi tỏa đi 5 cửa ô với tổng chiều dài là 32 Km. Những trục đường mà Tramway phục vụ cũng chính là trục phát triển của Hà Nội sau này.
Đến năm 1998, các tuyến xe Điện bị dỡ bỏ chỉ giữ lại một đoạn duy nhất từ Quán Thánh đến Bưởi dài 3 Km với 3 tàu hoạt động. Đến năm 1990 tuyến này cũng bị dỡ bỏ đánh dấu sự biến mất hoàn toàn của Tramway tại Hà Nội. Thay thế cho Tramway, Hà Nội tiến hành thử nghiệm Trolleybus trên hai tuyến: Bờ Hồ - Hà Đông, Bờ Hồ - Mơ với chiều dài tuyến trung bình là 12 Km. Đến cuối năm 1993 thì các tuyến Trolleybus cũng ngừng hoạt động.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc dừng hoạt động của hai loại phương tiện thuộc họ “sắt” trên là do điều kiện khai thác kỹ thuật :
- Không có đường riêng, phải sử dụng chung đường bộ nên không phát huy được tốc độ. Việc dừng xe đón trả khách lên xuống ảnh hưởng trực tiếp đến các dòng phương tiện hoạt động trên đường.
- Điều kiện phục vụ kỹ thuật phương tiện, hạ tầng cơ sở (dây điện, trạm biến áp…) không được cải tiến nên tốc độ chậm, gây cản trở giao thông trên đường và tiếng ồn.
Bên cạnh sự hiện diện của 2 loại tàu điện trên, hệ thống VTHKCC của Hà Nội còn có sự phục vụ của xe Bus. Không giống như 2 loại trên, hiện nay xe bus ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thủ đô. Để có được những thành quả như hiện nay, xe Bus Hà Nội cũng đã trải qua một quá trình lâu dài với nhiều biến cố.
1.1.1. Xe Bus Hà Nội trước thời kỳ đổi mới (Trước 1986)
Đây là giai đoạn xe Bus Hà Nội hoạt động theo cơ chế bao cấp hoàn toàn cảu Nhà Nước.
Xe Bus Hà Nội xuất hiện lần đầu tiên là vào năm 1960 và phát triển đến đỉnh cao vào năm 1980. Tại thời điểm 1980, mạng lưới xe Bus Hà Nội có 28 tuyến nội thành và 10 tuyến vé tháng chuyên trách với 500 xe bus các loại đã vận chuyển được 50 triệu hành khách đáp ứng được 20 – 25% nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố vào thời điểm đó.
1.1.2. Giai đoạn khủng hoảng của xe Bus (Từ năm 1986 đến năm 1992)
Từ năm 1986, sau khi nhà nước xóa bỏ bao cấp, doanh nghiệp xe Bus công cộng chuyển sang chế độ “tự hạch toán kinh doanh”. Đây là chính cột mốc đánh dấu sự khủng hoảng nghiêm trọng của xe Bus. Số xe Bus giảm xuống, chỉ còn lại 13 tuyến hoạt động độc quyền của công ty Thống Nhất. Do không còn “nguồn sữa” từ nhà nước kinh doanh thua lỗ nên để đảm bảo nguyên tắc “lấy thu bù chi và kinh doan có lãi”, công ty xe khách Thống Nhất đã chuyển hướng hoạt động: mở rộng phạm vi kinh doanh, kéo dài và mở thêm các tuyến ngoại vi, rút ngắn các tuyến nội thành. Hoạt động của xe Bus công cộng trong thành phố giảm cả về số lượng luồng tuyến cũng như chất lượng phục vụ một cách nhanh chóng. Năm 1992, sản lượng của xe Bus chỉ sừng lại ở mức cực thấp : gần 3 triệu hành khách. Người dân thủ đô mất long tin và thói quen đi lại bằng xe Bus công cộng thay vào đó là sự bùng nổ của phương tiện cá nhân “xe máy”.
1.1.3. Giai đoạn phục hồi hoạt động của Bus công cộng (từ năm 1992 đến năm 2001)
Đây là giai đoạn tìm kiếm mô hình phát triển xe Bus công cộng cho phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
Đứng trước bức tranh ảm đạm của VTHKCC bằng xe Bus, UBND thành phố đã tiến hành tổ chức lại hoạt dộng vận tải hành khách của Hà Nội: Tách riêng xe Bus nội thành và xe khách liên tỉnh với sự ra đời của QDD/QĐ-UB ngày 24/02/1992. Theo đó công ty xe khách Thống Nhất bị giải thể cùng với sự ra đồi của 3 công ty có những chức năng cụ thể và rõ rang gồm :
- Công ty xe khách phía Bắc : làm chức năng vận chuyển HK từ Hà Nội đi các tuyến phía Bắc.
- Công ty xe khách phía Nam : làm chức năng vận chuyển HK từ Hà Nội đi các tuyến phía Nam
- Công ty xe Bus Hà Nội : Làm chức năng vận chuyển HK CC trong nội thành và một số tuyến ven nội.
Trong khi 2 đơn vị trên là hai đơn vị kinh doanh thuần túy thì Công ty xe Bus Hà Nội là đơn vị phục vụ được thành phố “trợ giá”. Đến năm 1994, công ty xe điện Hà Nội được sở GTCC giao nhiệm vụ tiếp nhận 17 xe RENAULT do CP Pháp tài trợ để tổ chức chạy xe trên tuyến Bus mẫu : Cổ Tân – Đuôi Cá và đến ngày 10/10/1994 số xe này được chính thức đưa vào hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.
Từ năm 1996 CP và UBND thành phố chủ trương “ưu tiên phát triển xe Bus” tạo điều kiện cho các đơn vị trong và ngoài nước đăng ký tham gia vận chuyển HK bằng xe Bus ở Hà Nội. Đến năm 1998 đã có 3 đơn vị hoạt động trên địa bàn thủ đô gồm : Công ty xe Bus Hà Nội, Xí nghiệp xe Bus 10/10 và Công ty xe điện Hà Nội. sự hoạt động đồng thời của cả ba đơn vị là minh chứng cho sự phục hồi phần nào của xe VTHKCC bằng xe Bus với sự tăng trưởng cả về số lượng tuyến, số lượng phương tiện và sản lượng vận chuyển nhưng nó vẫn còn quá chậm so với yêu cầu bức xúc đặt ra từ thực trạng GTĐT của Hà Nội. Bên cạnh đó, sự hoạt động của 3 doanh nghiệp chưa tạo được sự liên thông, tính hệ thống trong việc thiết lập mạng lưới đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì vậy ngày 29/06/2001 UBND thành phố đã quyết định thành lập Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội tại quyết định số 45/2001/QĐ-UB trên cơ sở hợp nhất 4 đơn vị

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
E Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của bhxh thành phố Vinh Luận văn Kinh tế 0
K Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 TP Hồ Chí MInh Khoa học Tự nhiên 2
N Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi Khoa học Tự nhiên 0
T Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hòa. Đề xuất biện pháp quản lý khả thi Khoa học Tự nhiên 0
C Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa Khoa học Tự nhiên 0
K Hiện trạng các di tích lịch sử văn hoá của Bắc Ninh và mục tiêu và định hướng hoạt động khai thác du lịch Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức Khoa học Tự nhiên 0
R Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý phù hợp Khoa học Tự nhiên 0
R Hiện trạng và giải pháp quy hoạch quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top