Download Đề tài Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất các giải pháp phát triển cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang năm 2007 miễn phí
Chương 1 MỞ ĐẦU. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát . .1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI.2
1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG.3
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .4
2.1.1 Các khái niệm thủy sản . 4
2.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản 4
2.1.1.2 Khái niệm thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản 4
2.1.1.3 Các yếu tố sản xuất 4
2.1.2 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế . 4
2.1.2.1 Doanh thu (TR = Total revenue) 4
2.1.2.2 Chi phí sản xuất (TC = Total costs) 5
2.1.2.3 Lợi nhuận (LN hay PR = Profit revenue) 5
2.1.2.4 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí 5
2.1.2.5 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 5
2.1.3 Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế . 5
2.1.4 Hiệu quả kỹ thuật . 6
2.1.4.1 Phân tích hệ thống để thành lập danh sách biến độc lập. 6
2.1.4.2 Xét mối tương quan tuyến tính đơn giữa từng biến độc lập trong bước (1) 6
2.1.4.3 Xét mối tương quan giữa các biến độc lập 6
2.1.5 Phân tích SWOT . 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.8
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 8
2.2.1.1 Số liệu sơ cấp 8
2.2.1.2 Số liệu thứ cấp 10
2.2.2 Phương pháp phân tích.10
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả (thực hiện cho mục tiêu 1 & 2) 10
2.2.2.2 Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính (thực hiện cho mục tiêu 2) 10
2.2.2.3 Phương pháp phân tích hồi qui tương quan (thực hiện cho mục tiêu 2) 11
2.2.2.4 Phân tích SWOT (thực hiện cho mục tiêu 3) 12
Chương 3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU, GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 13
3.1 LƯỢC KHẢO TÀI 13
3.2 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên.15
3.2.1.1 Vị trí địa lý 15
3.2.1.2 Khí hậu 16
3.2.1.3 Thủy văn 16
3.2.2 Kinh tế - xã hội .17
3.2.2.1 Kinh tế 17
3.2.2.2 Đặc điểm xã hội 18
3.3 THỦY SẢN HẬU GIANG 19
3.3.1 Mô tả vùng nghiên cứu.19
3.3.2 Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2007 của tỉnh Hậu Giang.19
3.3.3 Đánh giá thuận lợi khó khăn .22
3.3.3.1 Về thuận lợi 22
3.3.3.2 Về hạn chế 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 24
4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA VÙNG NUÔI 24
4.1.1 Thực trạng nuôi TLC qua các năm.24
4.1.2 Phân bổ diện tích nuôi cá TLC theo huyện, thị.24
4.1.3 Thời vụ sản xuất cá thát lát trong năm.25
4.1.4 Thông tin chung các hộ điều tra .25
4.1.4.1 Số lượng và địa điểm phỏng vấn 25
4.1.4.2 Tình hình cơ bản các hộ điều tra 26
4.1.4.3 Trình độ học vấn 26
4.1.4.4 Cơ cấu sản xuất của 95 hộ nuôi cá TLC 27
4.1.5 Hoạt động nuôi cá năm 2007.27
4.1.5.1 Các mô hình nuôi TLC 28
4.1.5.2 Diện tích, năng suất, sản lượng, lao động của các hộ điều tra 28
4.1.5.3 Diện tích, năng suất, sản lượng của các mô hình điều tra 29
4.1.5.4 So sánh 3 mô hình qua phép thử Duncan 31
4.1.5.5 Hình thức nuôi 31
4.1.5.6 Cá giống 32
4.1.5.7 Thức ăn 34
4.1.5.8 Phân tích chi phí nuôi của các mô hình 36
4.1.6 Những hỗ trợ trong quá trình nuôi cá .37
4.1.6.1 Hỗ trợ kỹ thuật 37
4.1.6.2 Hình thức hỗ trợ 37
4.1.6.3 Đơn vị hỗ trợ 38
4.1.6.4 Hỗ trợ tài chính thực hiện các mô hình 38
4.1.6.5 Phòng trị bệnh cho cá 39
4.1.6.6 Hướng dẫn trị bệnh 39
4.1.7 Vay vốn nuôi cá .40
4.1.7.1 Mục đích vay vốn 40
4.1.7.2 Nguồn vay vốn 41
4.1.7.3 Thời gian vay vốn 41
4.1.7.4 Lãi suất vay 42
4.1.8 Tiêu thụ.42
4.1.8.1 Hoạt động bán 42
4.1.8.2 Giá bán 44
4.1.9 Xu hướng phát triển .44
4.1.9.1 Xu hướng mở rộng diện tích nuôi cá năm 2008 44
4.1.9.2 Diện tích tăng 45
4.1.9.3 Không có ý định tăng diện tích 45
4.1.9.4 Ý định chuyển hình thức nuôi 46
4.1.9.5 Nội dung chuyển hình thức nuôi 46
4.1.9.6 Lý do chuyển 47
4.1.9.7 Xu hướng đầu tư 48
4.1.9.8 Đầu tư mở rộng sản xuất 48
4.1.9.9 Hợp tác sản xuất 49
4.1.9.10 Xu hướng hợp tác sản xuất 50
4.1.10 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong khâu nuôi cá .50
4.1.10.1 Thuận lợi 50
4.1.10.2 Khó khăn 51
4.1.10.3 Giải pháp 52
4.2 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÁ TLC 55
4.2.1 Hiệu quả tài chính các mô hình .55
4.2.1.1 Doanh thu 55
4.2.1.2 Chi phí sản xuất 56
4.2.1.3 Giá thành sản xuất của các mô hình 56
4.2.1.4 Lợi nhuận 57
4.2.1.5 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tỷ suất đầu tư của 3 mô hình 58
4.2.1.6 So sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 3 mô hình qua phép thử Duncan 59
4.2.1.7 Nhận xét về nghề nuôi cá TLC trong tương lai 61
4.2.2 Hiệu quả kỹ thuật .62
4.2.2.1 Hệ số tương quan từng biến độc lập đến năng suất 63
4.2.2.2 Phương pháp chọn biến (Variables Entered/Removed(b)) 64
4.2.2.3 Phân tích phương sai của các biến độc lập 66
4.3 PHÂN TÍCH SWOT 67
4.3.1 Điểm mạnh. 67
4.3.2 Điểm yếu.67
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xi
4.3.3 Cơ hội .68
4.3.4 Thách thức .68
4.3.5 Các chiến lược thích ứng.69
4.3.5.1 Chiến lược đột phá (Kết hợp mặt mạnh và cơ hội) 69
4.3.5.2 Chiến lược chuẩn bị (Kết hợp điểm yếu và cơ hội) 69
4.3.5.3 Chiến lược phòng thủ (Kết hợp điểm yếu và đe dọa) 69
4.3.5.4 Chiến lược giảm rủi ro (Kết hợp điểm mạnh và đe dọa) 69
4.4 CÁC GIẢI PHÁP 70
4.4.1 Những thuận lợi .70
4.4.2 Khó khăn.70
4.4.3 Giải pháp.71
4.4.3.1 Về sản xuất 71
4.4.3.2 Hiệu quả tài chính 72
4.4.3.3 Hiệu quả kỹ thuật 72
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 73
5.1 KẾT LUẬN 73
5.1.1 Hiện trạng sản xuất .73
5.1.2 Hiệu quả tài chính .73
5.1.3 Hiệu quả kỹ thuật .73
5.2 KIẾN NGHỊ. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.75
PHỤ LỤC .76
Phụ lục 1 CƠ CẤU SẢN XUẤT CHI TIẾT 95 HỘ NUÔI TLC .76
Phụ lục 2 CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH.77
CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH KHÔNG KỂ LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH.78
Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN .79
Phụ lục 4 DANH SÁCH CÁC HỘ ĐIỀU TRA .88
Phụ lục 5 DUNCAN.92
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hậu Giang là tỉnh nằm về phía Tây của sông Hậu cách TP. Cần Thơ 60 km và cách TP.
Hồ Chí Minh 250 km. Tổng diện tích tự nhiên là 1.608 km2, dân số trung bình năm 2007
là 802.797 người. Do tính đặc thù của địa hình, Hậu Giang có 4 hệ thống sông lớn cùng
với hệ thống kênh rạch chằng chịt chi phối bởi hai chế độ triều: nhật triều do ảnh hưởng
sông Hậu và bán nhật triều do ảnh hưởng tác động thông qua sông Cái Lớn Kiên Giang
và sông Nước Trong từ Bạc Liêu đổ vào, đã tạo sự chênh lệch cột nước, dòng chảy yếu
thích hợp với tập quán sinh trưởng của nhiều loài thủy sản nước ngọt, trong đó có cá
thát lát còm (TLC). Phong trào nuôi cá TLC phát triển rất nhanh trong các năm qua như
sau: Năm 2005 diện tích nuôi 40 ha, năng suất đạt 3 tấn/ha, sản lượng 120 tấn, đạt giá trị
sản xuất 3.240 triệu đồng. Năm 2006 diện tích nuôi 61 ha, năng suất tăng lên 13 tấn/ha,
sản lượng 793 tấn, đạt giá trị sản xuất 23.790 triệu đồng. Năm 2007 diện tích 85 ha,
năng suất 14 tấn/ha, sản lượng 1.190 tấn, đạt giá trị sản xuất 45.220 triệu đồng. 87,4 %
sản lượng được bán cho người thu gom chuyển về tiêu thụ ở các chợ đầu mối lớn ở TP.
Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Nhận ra được lợi thế và tiềm năng của sản phẩm, do đó
Hậu Giang đã và đang phát động nông dân mở rộng diện tích nuôi cá TLC thương phẩm
đến năm 2010 lên 500 ha.
Cá TLC là một trong những sản phẩm thế mạnh của Hậu Giang và có tiềm năng phát
triển rất lớn ở địa phương, nuôi cá TLC tạo việc làm, tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa
phương, tận dụng diện tích mặt nước và sử dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập cho
nông dân, nhất là nông dân cùng kiệt ở nông thôn. Tuy nhiên thời gian qua đầu tư nghiên
cứu và phát triển cá TLC còn nhiều giới hạn, chỉ tập trung tập huấn kỹ thuật nuôi cá
thương phẩm, kỹ thuật phòng trị bệnh, xây dựng mô hình, hỗ trợ các mô hình trình
diễn…. Vì thế sản xuất cá TLC của tỉnh chưa phát huy hết lợi thế và tìm năng sẵn có để
góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao sức
cạnh tranh và mở rộng thị trường trong thời gian tới. Do vậy đề tài nghiên cứu đánh giá
hiện trạng, phân tích hiệu quả tài chính, kỹ thuật và đề xuất các giải pháp phát triển sản
xuất cá TLC ở tỉnh Hậu Giang được tiến hành.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu và phân tích hiệu quả sản xuất cá TLC ở tỉnh
Hậu Giang trong thời gian qua. Từ đó, cung cấp thông tin và đề xuất các giải pháp phát
triển cá TLC ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá hiện trạng sản xuất cá TLC tại tỉnh Hậu Giang thời gian qua.
(2) Điều tra và phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật hộ nuôi cá TLC.
(3) Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong sản xuất cá
TLC ở Hậu Giang hiện nay.
(4) Đề xuất các giải pháp thích hợp để phát triển cá TLC trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu này nhằm trả lời một số câu hỏi như sau:
(1) Hiện trạng sản xuất cá TLC ở Hậu Giang hiện nay như thế nào?
(2) Hiệu quả sản xuất cá TLC ở Hậu Giang hiện nay ra sao?
(3) Những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình sản xuất cá
TLC ở Hậu Giang là gì?
(4) Những giải pháp nào để thúc đẩy cá TLC ở tỉnh Hậu Giang phát triển trong thời gian
tới?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong 10 tháng, từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009. Số
liệu thu thập có liên quan đến người nuôi cá TLC trong năm 2007.
- Địa điểm nghiên cứu
Công việc thu thập số liệu được thực hiện ở 03 Huyện và 01 Thị xã có diện tích nuôi lớn
nhất trong tỉnh và có đầy đủ các mô hình nuôi cá TLC, mang tính thay mặt cho tỉnh Hậu
Giang. Công tác mã hoá, nhập và xử lý số liệu cũng như viết báo cáo đề tài được tiến
hành tại TP. Cần Thơ từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 08 năm 2009.
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào người nuôi cá TLC thương phẩm năm 2007.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ đi sâu phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kỹ thuật, không phân tích tác
động về môi trường, xã hội và một số đối tượng khác nuôi kết hợp với TLC.
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Kết quả của đề tài sẽ giúp chỉ ra được những vướng mắc, những khó khăn cản trở sự
phát triển của ngành hàng cá TLC ở Hậu Giang trong thời gian vừa qua, để địa phương
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3
có những chủ trương, chính sách hay tạo điều kiện hỗ trợ cho nông dân được thuận tiện
hơn trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm này. Mặt khác, thông qua nghiên cứu sẽ
giúp cho người sản xuất cải thiện kỹ thuật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá
thành sản phẩm.
Trong thời gian ngắn, đề tài thu thập số liệu từ nhiều nguồn, khó đảm bảo tính chính
xác, phỏng vấn viên thiếu kinh nghiệm, bản thân tác giả có giới hạn về kinh nghiệm
trong nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, nên rất mong sự
góp ý của quý thầy cô, các bạn và những người am hiểu về ngành hàng này.
1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
- Người tham gia nuôi cá TLC.
- Các cơ quan chuyên môn các cấp.
- Chính quyền địa phương.
- Những nhà đầu tư tiềm năng.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cơ bản cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về cá TLC
Hậu Giang.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm thủy sản
2.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản
Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản được Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO, tóm lược
bởi Lê Xuân Sinh, 2005) xem là tổ hợp của 3 yếu tố:
- Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thuỷ sản.
- Quá trình phát triển của các đối tượng này chịu sự can thiệp của con người.
- Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động.
2.1.1.2 Khái niệm thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản
Thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản là...
Last edited by a moderator: