Luận văn luật: Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới (WTO/TBT) với cách tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến các loại hình rào cản kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong giao thương quốc tế hiện nay. Từ đó tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng rào cản kỹ thuật của một số thành viên WTO và đánh giá hiện trạng rào cản thương mại của Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với hệ thống rào cản kỹ thuật của một số nước khác để rút ra bài học, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước nhằm nâng cao năng lực thực thi hiệu quả hiệp định WTO/TBT trong thời gian tới
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ
GIỚI - WTO
1.1. MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO
1.3. QUY CHẾ THÀNH VIÊN VÀ THỦ TỤC GIA NHẬP WTO
1.4. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH MỘT HIỆP ĐỊNH CỦA WTO VỀ
HÀNG RÀO KỸ THUẬT
1.5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI CỦA WTO (HIỆP
ĐỊNH WTO-TBT)
CHƢƠNG 2: HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG
THƢƠNG MẠI
2.1. KHÁI NIỆM VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG
MẠI
2.1.1. Quy chuẩn kỹ thuật
2.1.2. Tiêu chuẩn
2.1.3. Quy trình đánh giá sự phù hợp
2.2. MỤC TIÊU CỦA HIỆP ĐỊNH WTO-TBT
2.2.1. Bảo vệ an toàn và sức khoẻ con ngƣời
2.2.2. Bảo vệ động vật, thực vật
2.2.3. Bảo vệ môi trƣờng
2.2.4. Ngăn chặn các hành vi lừa đối ngƣời tiêu dùng
2.3. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH WTO-TBT
2.3.1. Loại bỏ những rào cản kỹ thuật không cần thiết trong thƣơng mại
2.3.2. Quy chuẩn kỹ thuật
2.3.3. Quy trình đánh giá sự phù hợp
2.3.4. Đối xử quốc gia và không phân biệt
2.3.5. Hài hoà tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
2.3.6. Tham gia các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
2.3.7. Đối xử đặc biệt và khác biệt
2.3.8. Thừa nhận lẫn nhau
2.3.9. Thừa nhận lẫn nhau các quy trình đánh giá sự phù hợp
2.3.10. Minh bạch hoá
2.3.11. Điểm Hỏi đáp TBT
2.3.12. Tuyên bố thực hiện Hiệp định TBT
2.3.13. Hiệp định song phƣơng hay đa phƣơng
2.3.14. Uỷ ban WTO về Rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại
2.3.15. Quy chế thực hành tốt
2.3.16. Hỗ trợ kỹ thuật
2.4. GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG KHUÔN KHỔ WTO
2.4.1. Tranh chấp cá Sardine giữ Pêru và EU
2.4.2. Nhật bản dựng rào cản táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ
2.4.3. Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu sản phẩm thịt bò từ Hoa Kỳ
CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ GIA NHẬP WTO VÀ TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN HIỆP ĐỊNH WT0-TBT TẠI VIỆT NAM
3.1. TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
3.2. CÁC MỐC THỜI GIAN ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA
VIỆT NAM
3.3. TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
THƢƠNG MẠI (TBT) TRONG KHUÔN KHỔ ĐÀM PHÁN CHUNG
CỦA VIỆT NAM
3.4. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH WTO-TBT TẠI MỘT
SỐ QUỐC GIA THÀNH VIÊN WTO
3.4.1. Cơ chế, chính sách về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Hoa
Kỳ
3.4.2. Cơ chế, chính sách về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Liên
minh châu Âu - EU
3.4.3. Cơ chế, chính sách rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Nhật
Bản
3.4.4. Cơ chế, chính sách rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Úc
3.5. VẤN ĐỀ TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH WTO-TBT TẠI VIỆT NAM
3.5.1. Thực trạng của Việt Nam trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật trong
thƣơng mại (TBT)
3.5.2. Những tồn tại trong cơ chế TBT của Việt Nam
3.5.3. Một số đề xuất về hƣớng triển khai Hiệp định WTO/TBT tại Việt
Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO
1.3. MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thành lập ngày 1/1/1995, kế tục
và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại thế giới của thiết chế tiền thân của
nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT).
Nhu cầu cần có một tổ chức quốc tế như WTO được thấy rõ qua
quá trình thành lập và hoạt động của GATT mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây:
Trước những năm 1950, trong khuôn khổ hoạt động của mình, Liên
Hiệp Quốc đã tổ chức ba hội nghị quốc tế tại London (10/1946), Geneva
(8/1947) và tại La Havana (từ tháng 11/1947 đến tháng 3/1948) để soạn thảo
ra văn kiện thành lập ITO có tên gọi là “Hiến chương La Havana”. Đây là
một công ước quốc tế với mục tiêu là tạo việc làm đầy đủ và tăng trưởng
thương mại. Trải qua 3 năm ròng rã đàm phán cam go, 53 nước đã ký kết
Văn kiện cuối cùng của Hội nghị vào ngày 24-3-1948.
Do gặp một số khó khăn trong việc phê chuẩn tại một vài nước thành
viên, đặc biệt là sự trì hoãn của thượng viện Hoa Kỳ trong việc thông qua
Hiến chương thành lập ITO, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc
tế - ITO đã không thực hiện được.
Song song với cuộc đàm phán Hiến chương La Havana nói trên, từ
ngày 10/4 đến 30/10/1947 tại Geneva thay mặt 25 nước cũng đã kết thúc
vòng đàm phán thương mại đa phương đầu tiên theo đề nghị của Mỹ về cắt
giảm thuế quan đối với khoảng một nửa số hàng hoá trong thương mại quốc
tế. Ngày 30/10/1947, sau khi bổ sung thêm Chương IV (Chính sách thương
mại) của Dự thảo Hiến chương La Havana vừa đàm phán xong, 23 nước đã
ký kết Nghị định thư áp dụng tạm thời “Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại” gọi tắt tiếng Anh là GATT 1947.
GATT hoạt động ở 2 cấp độ: Ở cấp độ thứ nhất, các nước thành viên
GATT cùng làm việc hàng ngày để thực hiện các quy định về thương mại,
giải quyết tranh chấp và thảo luận các vấn đề chung. Ở cấp độ thứ 2, các
nước thành viên tiến hành các vòng đàm phán. Đây là những vòng đàm phán
thương mại kéo dài mà kết quả đạt được là ký kết các hiệp định và thoả
thuận nhằm tự do hoá thương mại và củng cố cơ cấu chung của tổ chức.
Trong giai đoạn đầu, trọng tâm của các Vòng đàm phán là khuyến
khích tiếp tục giảm thuế quan trên cơ sở có đi có lại. Sau đó chuyển trọng
tâm sang vấn đề hàng rào bảo hộ mậu dịch. Qua 8 Vòng đàm phán, các nước
công nghiệp hoá cắt giảm thuế quan trung bình xuống dưới 4%, tức là chỉ
bằng 1/10 mức thuế vào thời điểm GATT được thành lập. Nhiều hạn ngạch
nhập khẩu được loại bỏ và việc trợ cấp cũng được kiểm soát một cách chặt
chẽ hơn.
Quan trọng nhất trong 8 Vòng đàm phán là vòng cuối cùng: Vòng
đàm phán thương mại đa biên Uruguay, bắt đầu tại Punta Del Este, Uruguay
năm 1986 và kết thAustralia tại Thuỵ sỹ năm 1993. Ngày 15/4/1994 các Bộ
trưởng đã ký Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay tại
Marrakesh, Maroc. Kết quả của vòng đàm phán kéo dài 7 năm nay là: việc
cắt giảm thuế quan trung bình 40% đối với hàng công nghiệp, mức tăng
trung bình của các ràng buộc về thuế quan đạt từ 21% đến 73% (đối với các
nước đang phát triển), 78% đến 99% (đối với các nước phát triển) và từ 73%
đến 98% (đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi); một chương
trình tổng thể về cải cách nông nghiệp, bao gồm cả việc tự do hoá cam kết
về thuế quan, hỗ trợ trong nước và trợ giá xuất khẩu…
Vòng đàm phán Uruguay mở đường cho thời kỳ mới của các quan hệ
kinh tế toàn cầu. Các quy định mới về thương mại quốc tế điều chỉnh quan
hệ kinh tế ở phạm vi rộng hơn nhiều so với các quy định tại các điều ước
song phương và đa phương trước đây. Các quy định này bao gồm quyền sở
hữu trí tuệ và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Các nước cũng
thoả thuận về thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế.
Cùng với yêu cầu khách quan phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức, hoạt
động của Hiệp định GATT để điều tiết tốt thương mại toàn cầu trong tình
hình mới, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh - Marốc, khi kết thúc vòng đàm
phán Uruguay, 130 thành viên GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đó, WTO chính thức được
thành lập và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán
Uruguay ký ngày 15-4-1994 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm
vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất
trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định
được ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong
đó riêng 500 trang quy dịnh về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung
của các nước thành viên như sau:
- Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.
- 20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá.
- 4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải
quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại.
- 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính
phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò.
- 23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một
số vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong Vòng đàm phán Uruguay.
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế
giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định
GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo
Trên nhãn sản phẩm cũng cần ghi rõ các thông tin mô tả thương
mại một cách trung thực, gồm:
- Ký tự trên bao bì phải dễ đọc và in nổi;
- Nhãn mác gắn trên hàng hoá phải ở vị trí dễ thấy;
- Số lượng, trọng lượng hàng phải được ghi trung thực trên phần
chính của bao bì bằng hệ đo lường quốc tế Mét.
Trong thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá kinh tế là không thể đảo ngược và
dự kiến cuối năm 2006 hay đầu năm 2007, Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức
thương mại quốc tế (WTO). Các doanh nghiệp Việt Nam đang tồn tại và
phát triển trong vòng xoáy của cuộc cách mạng như vũ bão về khoa học kỹ
thuật, sự tiến triển đa dạng và nhanh chóng của thị trường cùng với sự thay
đổi quan niệm các giá trị mới về phát triển bền vững. Doanh nghiệp thành
công của thế kỷ XXI là doanh nghiệp mang tính xã hội cao, tạo ra được
nhiều lợi nhuận, đem lại nhiều lợi ích vật chất và tinh thần cho xã hội, người
lao động, phát triển trên nền tảng một môi trường sinh thái bền vững...
và là doanh nghiệp của mọi người.
Thực tiễn xuất khẩu hàng hoá vào một số thị trường lớn như Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản ... cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phải đối mặt với
một số loại rào cản kỹ thuật sau: chứng chỉ áp dụng ISO 9000, ISO 14000,
OHSAS 18000, SA 8000, HACCP, GMP, nhãn hay mác sinh thái như
GAP, Ecomark, Eco Friendly... . Nhưng bên cạnh đó, còn có những rào cản
mà chưa được nói đến, những rào cản vô hình trong chính nội bộ của chúng
ta và nhiều khi lại là những rào cản gây khó khăn khôn lường cho các doanh
nghiệp xuất khẩu trong quá trình hội nhập, đó là việc chính các doanh
nghiệp của ta chơi xấu nhau để tranh giành hợp đồng xuất khẩu hay do
trình độ hạn chế của các chuyên gia Việt Nam trong các cuộc đàm phám
song phương hay đa phương. Gần đây, nhiều đại biểu Quốc hội chuyên
trách đã đề nghị nên có hình thức kỷ luật thích đáng những người có trách
nhiệm ký các hiệp định với nước ngoài gây hậu quả xấu hay bất lợi đối với
nước nhà. Tìm hiểu nguyên nhân này, chúng ta nhận thấy, phần lớn là do lợi
ích cục bộ doanh nghiệp và trình độ của các chuyên gia đi đàm phán còn hạn
chế, trong đó có cả vấn đề yếu ngoại ngữ. Nếu chúng ta có chế tài xử phạt
những người ký kết các văn bản gây bất lợi cho nước nhà thì xem ra, với
tình hình hiện nay khó thực hiện. Để chấm dứt tình trạng trên, chỉ có một
con đường duy nhất là chúng ta phải làm tốt công tác tuyển chọn được
những người có tài thực sự vào bộ máy công quyền. Chỉ có thế thì doanh
nghiệp Việt Nam mới không bị đẩy vào tình trạng như bà Phạm Chi Lan,
thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ đã nhận xét: “Doanh
nghiệp Việt Nam không ngại những đối thủ nặng ký và thủ đoạn trên thương
trường quốc tế, mà sợ nhất những cản trở bắt nguồn từ văn hoá kinh doanh
thấp kém và một môi trường kinh doanh bất ổn do thiếu minh bạch trong
chính sách. Đây chính là khe hở làm nảy sinh tiêu cực đối với cả nhà quản lý
và doanh nghiệp”
3.5. VẤN ĐỀ TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH WTO-TBT TẠI VIỆT NAM
3.5.1. Thực trạng của Việt Nam trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật trong
thƣơng mại (TBT)
Hiện nay, các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực TBT nằm rải rác
trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau và chưa có tính hệ thống cao, ví dụ
như các quy định về tiêu chuẩn, chứng nhận, kiểm soát chất lượng hàng hoá
XNK được quy định trong các văn bản luật như Luật Xây dựng ban hành
ngày 26/11/2003, Luật Thuỷ sản ban hành ngày 26/11/2003, Luật Dược
ngày 14/6/2005 … chỉ mang tính nguyên tắc chung và còn nhiều hạn chế.
Những văn bản luật chuyên ngành cao nhất điều chỉnh lĩnh vực này
chỉ dừng lại ở mức Pháp lệnh như Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá số
18/1999/PL-UBTVQH ban hành ngày 24/12/1999, Pháp lệnh Bảo vệ và
Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ban hành ngày 25/7/2001,
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ban hành
ngày 7/8/2003, Pháp lệnh Thú ý ban hành ngày 29/4/2004… . Đa số các văn
bản này được xây dựng và ban hành trước giai đoạn đàm phán thực chất
WTO về rào cản kỹ thuật; do đó, cũng chưa có những điều khoản cụ thể điều
chỉnh vấn đề rào cản kỹ thuật trong thương mại theo hướng dẫn, nguyên tắc
cơ bản của WTO. Mặt khác, một lĩnh vực quan trọng được đề cập nhiều
trong Hiệp định WTO-TBT là hoạt động tiêu chuẩn hoá, thì hiện nay cũng
chỉ dừng lại ở một số quy định mang tính nguyên tắc trong Pháp lệnh Chất
lượng hàng hoá 1999 (các Điều 9, 10, 12, 13) và tại một số văn bản hướng
dẫn nghiệp vụ về lập, xây dựng và xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn của Bộ
Khoa học và Công nghệ. Trong khi đó, tại các nước thành viên WTO khác
đều đã ban hành Luật Tiêu chuẩn trong đó điều chỉnh nhiều vấn đề về rào
cản kỹ thuật, phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí của Hiệp định WTO-TBT.
3.5.1.1. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn là công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
và quá trình. Hoạt động tiêu chuẩn hoá ở nước ta đã tồn tại hơn 40 năm, gắn
bó chặt chẽ với các hoạt động quản lý kinh tế, xã hội và đã có nhiều đóng
góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quy định của Pháp
luật Chất lượng Hàng hoá 1999, hệ thống tiêu chuẩn của nước ta có ba cấp,
gồm:
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): do Bộ Khoa học & Công nghệ
ban hành, và áp dụng trong phạm vi cả nước.
- Tiêu chuẩn ngành (TCN): do các Bộ quản lý chuyên ngành ban
hành, áp dụng trong một lĩnh vực, ngành chuyên môn.
- Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): được các công ty, tổ chức, hiệp hội
xây dựng và áp dụng trong phạm vi tổ chức mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
A Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 1
P Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
N Tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (VEFTA) đến thương mại hàng dệt may của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
Y Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
N Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - Mỹ Luận văn Kinh tế 2
N Pháp luật hải quan Việt Nam về hàng hoá xuất nhập khẩu trong tiến trình thực thi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Luận văn Luật 0
U Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top