kiss_wind_07

New Member
Đề tài Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ

Download Đề tài Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ miễn phí





Việc xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang phát triển hay những nước đã ký hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn .
Xuất xứ của mặt hàng được xác định theo nguyên tắc biến đổi phần lớn về giá trị , và được định nghĩa như sau : “ Sản phẩm được xác định thuộc nước gốc là nước cuối cùng sản xuất ra sản phẩm với du lịch sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới ” .
Khi xuất khẩu vào Mỹ , muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ , luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ và chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh , khi nhập vào Mỹ có thể bán thẳng cho người tiêu dùng , đồng thời hàng hoá gốc từ Mỹ khi chuyển sang nước khác để gia công , sắp xếp lại và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có nguồn gốc từ Mỹ .
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

rõ ràng , có xuất xứ ngoại quốc , không tẩy xoá … và phải được đăng ký tại Cục hải quan Mỹ , đựơc lưu giữ theo quy định , hàng hoá có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công .
Xử lý vi phạm : hàng nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo quy định nếu không sẽ bị phạt mức 10% giá trị lô hàng (Advalorem) và phải thực hiện thêm một số yêu cầu nữa . Hàng nhập khẩu không ghi tên nhãn mác sẽ bị tịch thu tại trạm hải quan Mỹ cho đến klhi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại , nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt tiền 5000 USD hay bỏ tù dưới 1 năm .
6 . Các quy định đối với một số mặt hàng khi nhập khẩu vào Mỹ :
Cục hải quan Mỹ kiểm soát hàng Dệt may nhập khẩu vào Mỹ yêu cầu phải ghi rõ tem , mác theo quy định , các thành phần sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ tên , các loại nhỏ hơn 5% phải ghi là “ các loại sợi khác ” . phải ghi tên hãng sản xuất , số đăng ký do Cục hải quan Mỹ cấp .
Hàng nông sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo những quy định của bộ nông nghiệp Mỹ , qua cơ quan giám định về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi làm thủ tục hải quan . Các sản phẩm sau khi qua cơ quan giám định còn phải qua giám định của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) .
Rau, quả, hạt, củ các loại khi nhập khẩu vào Mỹ phải được đảm bảo các yêu cầu về chủng loại , kích cỡ , độ chín . Các mặt hàng này phải qua cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA để có xác nhận là phù hợp với các tiêu chuẩn nhập khẩu .
Hải sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo các quy định của National Fisheries Servies thuộc Cục quản lý môi trường không gian và biển thuộc bộ thương mại Mỹ .
Kết luận chương I
Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu , chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới , đẩy mạnh xuất khẩu sang nước Mỹ chẳng những giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của Viêt nam , mà còn giúp chúng ta hội nhập nhanh trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu hoá .
Mỹ là một thị trường rộng lớn và có nhu cầu đa dạng cũng như tính cạnh tranh quyết liệt , cho nên muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ các doanh nghiệp Việt nam không chỉ dựa vào quy chế tối huệ quốc trong Hiệp định thương mại Việt –Mỹ đã ký kết mà các doanh nghiệp Việt nam còn phải nghiên cứu kinh nghiệm thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ của các nước . Trong đó có những kinh nghiệm như : Nâng cao tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu vào Mỹ , sử dụng ngoại kiều để thâm nhập , đầu tư vào các nước gần Mỹ , thu hút vốn đầu tư … Đồng thời phải nắm vững và thường xuyên cập nhật về quy chế nhập khẩu hàng hóa của Mỹ , đặc biệt là hệ thống thuế nhập khẩu ; quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu ; quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá ; các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ .
Chương Ii : cơ hội và thách thức đối với việc XK hàng hoá vn sang mỹ
tính hình xuất khẩu hàng hoá vn sang mỹ
Giai đoạn trước khi Mỹ bỏ cấm vận chống việt nam
Nhìn từ góc độ lịch sử , quan hệ thương mại Việt – Mỹ đã bắt đầu cách đây hơn 150 năm , với những thương vụ lẻ tẻ . Thậm chí ngay trong thời kì Hoa kì đơn phương áp đặt lệnh cấm vận đối với việt nam ( Từ 5/ 64 – 2/94 ) thông qua con đường gián tiếp , Việt nam có thể xuất khẩu sang Mỹ tuy rằng không đáng kể . Thời kỳ 1986 – 1989 xuất khẩu của Việt nam sang Hoa kì gần như bằng không . Nhưng đến năm 1990 , Việt nam xuất sang Hoa kì một lượng hàng trị giá khoảng 5000USD , năm 1991 tăng lên 9000USD , năm 1992 tăng lên 11000USD và năm 1993 là 58000USD
Giai đoạn sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam
Ngày 3/2/1994 . Tổng thống Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với việt nam . Tiếp đó Bộ thương mại Mỹ chuyển Việt nam từ nhóm Z ( gồm Bắc Triều Tiên , Việt Nam , Cuba ) lên nhóm Y – là nhóm ít hạn chế về thương mại hơn ( gồm Mông Cổ , Lào , Campuchia , Việt Nam , cùng một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ ) . Bộ vân tải và Thương mại Mỹ cũng bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam được nhập cảnh Mỹ . Trong năm này thì Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ lượng hàng hoá trị giá 50,5 triệuUSD ( Trong đó hàng nông nghiệp chiếm 38,3 triệu USD tức 76% giá trị suất khẩu sang hoa kỳ ) và hàng phi nông nghiệp chiếm 12,15 triệu USD (24%)
Ngày 11/7/1995 Hoa kỳ tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam . Năm 1995 , Việt nam xuất khẩu sang hoa kỳ 200 triệu USD ( gấp 4 lần năm 1994 ) trong đó hàng nông nghiệp là 152USD ( chiềm 76% giá trị xuất khẩu sang Hoa kỳ ) hàng phi nông nghiệp chiếm 48 triệu USD(24%)
Năm 1996 là năm hai nước bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp định thương mại song phương . Xuất khẩu đạt 306 triệu USD trong năm này .
Năm 1997 , Đại sứ Mỹ và Đại sứ Việt Nam nhậm chức tại Thủ Đô mỗi nước , đồng thời hai nước thoả thuận thiết lập quan hệ song phương về bản quyền để tạo điều kiện cho sản phẩm trí tuệ có mặt tại thị trường Việt Nam . Xuất khẩu của Việt Nam trong năm này sang Mỹ đạt 372 triệu USD . Hàng nông nghiệp chiếm 46% ( 106,5 triệu USD ) hàng phi nông nghiệp đạt 54% ( 126,203triệu USD ).
Năm 1998 và 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng đạt 519,5 triệu USD và 601,9 triệu USD .
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 827,4 triệu USD, tăng 37,4% so với năm 1999.
Riêng quý I năm 2001xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 74,4 triệu USD ( so với 46,4 triệu USD cùng kỳ năm 2000 )
THựC TRạNG XUấT KHẩU MộT Số MặT HàNG CHủ LựC CủA VIệT NAM SANG HOA Kỳ
THUỷ SảN
Mỹ là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản
Các loại thuỷ sản nhập khẩu nhiều là : Tôm , tôm hùm, sò , cua ,trong đó tôm có giá trị lớn nhất ( trên 2 tỷ USD/năm ).Năm 1992 Mỹ nhập 4,8 tỷ USD thuỷ sản các loại . Năm 1998 con số này đã tăng lên 6,7 tỷ USD tăng 40% so với năm 1992 . Năm 1999 nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ tăng lên mức kỷ lục 9,3 tỷ USD .
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ năm1994 , nhưng với kim ngạch rất nhỏ bé là 6 triệu USD . Tuy nhiên , đây là mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhất trong cácmặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹbởi vì việt nam chưa được hưởng chế độ MFN của Mỹ nhưng mức chênh lệch giữa mức thuế phi MFN và mức MFN là không lớn lắm . ( bảng 1 )
Bảng 1 : Mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ
Tên hàng
Thuế suất MFN
Thuế suất phi MFN
Cá sống
0%
0%
Tôm các loại
0%
0%
Nghêu , sò
0%
0%
Cá tươi, ướp lạnh , ướp đông
0%
0-5,5cents/kg
Cá sau khi cắt bỏ phi-lê, ướp đông
0%
2,2-4,4cents/kg
Thịt cua
7,5%
15%
ốc
5%
20%
Cá khô , ướp muối , xông khói
4-7%
25-30%
Nguồn : Bộ Thương mại
Nếu giá trị xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang Mỹ năm 1995 mới là 16,8 triệu USD thì năm 1996 đã tăng lên 28,5 triệu USD vào năm 1997 là 46,3 triệu USD . Giá trị xuất khẩu năm 1998 là 80,6 triệu USD tăng 89% so với năm 1997 . Trong giai đoạn 1995-1999 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng 6,5lần , từ 16,8 triệu USD lên 108,1 triệu USD .Năm 2000 mặt hàng này vẫn dữ vị trí hàng đầu trong...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0
D Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á Âu - Cơ Hội Và Thách Thức Của Xuất Khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ Kinh tế quốc tế 0
A Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 1
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top