h_kute

New Member
Download miễn phí Khóa luận Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Trí Tuệ Trẻ

MỤC LỤC

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1
I. Sự cần thiết và vai trò của kinh doanh nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân 1
1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 1
2. Khái niệm và vai trò của kinh doanh nhập khẩu đối với DN 2
2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu 2
2.2. Vai trò của kinh doanh nhập khẩu 3
II. Giới thiệu các khâu cơ bản trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa 5
1. Xác định nhu cầu cụ thể về hang hóa cần nhập khẩu 5
2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài, chọn đối tác kinh doanh 7
3. Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu hang hóa 8
3.1. Giao dịch, đàm phán kinh doanh 8
3.2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu 9
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 11
4.1. Xin giấy phép nhập khẩu 11
4.2. Mở L/C 11
4.3. Thuê phương tiện vận chuyển 12
4.4. Mua bảo hiểm hàng hóa 12
4.5. Làm thủ tục hải quan 13
4.6. Nhận hàng 13
4.7. Kiểm tra hàng hóa 13
4.8. Giao hàng cho đơn vị tiêu thụ 14
4.9. Làm thủ tục thanh toán 14
4.10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 14
4.11. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 14
5. Đánh giá kết quả của hoạt động nhập khẩu và tiếp tục hoạt động buôn bán. 15
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15
1. Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế 16
1.1. Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu 16
1.2 Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế 17
2. Tỉ giá hối đoái 17
3. Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài 17
4. Nền sản xuất, kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp trong
và ngoài nước 18
5. Hệ thống tài chính ngân hàng 19
6. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 19
7. Hệ thống giao thông vận tải và liên lạc 19
IV. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa 20
1. Các công thức xác định lợi nhuận 20
1.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 20
1.2 Tỷ suất lợi nhuận 20
1.3 Doanh lợi nhập khẩu 21
1.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 21
1.5 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 22
2. Ý nghĩa của việc xác định lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ
hàng hóa 22
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ
TRÍ TUỆ TRẺ 23
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 23
1. Sơ lược về Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 23
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Trí Tuệ Trẻ 23
II. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 25
III. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm 26
IV. Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm 26
V. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây 27
VI. Chíến lược và phương hướng phát triển của Trí Tuệ Trẻ trong tương lai 28
1. Mục tiêu và chiến lược 28
2. Kế hoạch Doanh số 29
3. Kế hoạch nhân sự 30
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CPĐTCN TRÍ TUỆ TRẺ 31
I. Quy trình nhập khẩu và các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 31
1. Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 31
2. Các mặt hàng thiết bị nhập khẩu và kinh doanh chính của Công ty 32
3. Các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Cty Trí Tuệ Trẻ 32
II. Quy trình bán hàng và phân phối sản phẩm của Công ty Trí Tuệ Trẻ 33
1. Quy trình phân phối sản phẩm cho các khách hàng lẻ 33
2. Quy trình phân phối sản phẩm cho đại lý (đối tác) 35
III. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty
Trí Tuệ Trẻ 36
1. Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu 36
1.1. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty Trí Tuệ Trẻ qua các năm 36
1.2. cách nhập khẩu hàng hóa 37
1.3 Thị trường nhập khẩu hàng hóa 39
1.4. Cơ cấu các loại hàng hóa nhập khẩu 41
1.5. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu 42
2. Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa cuả Công ty Trí Tuệ Trẻ 43
2.1. Kết quả chung về tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 43
2.2. Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 44
2.3 Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu thị trường tiêu thụ hàng hóa 45
3. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu qua các năm 47
4. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 47
4.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 47
4.2 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 49
4.3 Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu 49
4.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 50
IV. Kết quả của hoạt động nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ 51
1. Những kết quả đạt được 50
2. Những tồn tại và hạn chế 51
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TRÍ TUỆ TRẺ 53
I. Phân tích và đánh giá những cơ hội và thách thức đối với
Công ty Trí Tụê Trẻ 53
1. Cơ hội 53
2. Thách thức 53
3. Những tồn tại và hạn chế 54
II. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh
nhập khẩu hàng hóa 55
1. Giải pháp về tạo nguồn hàng nhập khẩu 55
2. Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 57
3. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 60
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 62
5. Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa 64
6. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu 65
7. Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử 67
8. Tăng cường nguồn ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu bằng cách thực hiện hoạt động xuất khẩu 69
9. Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức và nhân sự 70
9.1. Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức 70
9.2 Các giải pháp phát triển yếu tố con người trong công ty 72
Một số kiến nghị 74
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo 76















DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT

CPĐTCN: Cổ phần Đầu tư Công nghệ.
XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng.
VND: Việt Nam Đồng.
Sở KH&ĐT: Sở kế hoạch và đầu tư.
HĐQT: Hội đồng quản trị.
ĐKKD: Đăng ký kinh doanh.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
POS (Point Of Sales): Máy tính tiền cảm ứng.
EziRes: Phần mềm quản lý nhà hàng.
ERP: Phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể.
Quick ERP: Giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể (Danh từ riêng).
QLNH: Quản lý nhà hàng.
EziRetail: Phần mềm bán lẻ Ezi.
EXPO: Hội chợ về công nghệ và ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống
R&D: Nghiên cứu và phát triển.
PM: Phần mềm.













DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các mặt hàng thiết bị nhập khẩu và kinh doanh chính của Công ty.
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006 – 2009.
Bảng 3: Các cách nhập khẩu hàng hóa năm 2007-2008-2009
Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường.
Bảng 5: Cơ cấu các loại hàng hóa nhập khẩu năm 2008-2009.
Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu từ năm 2007-2009.
Bảng 7: Tổng kết kết quả kinh doanh của công ty từ 2006-2009.
Bảng 8: Tổng kết doanh thu và cơ cấu từng loại hàng hóa.
Bảng 9: Báo cáo doanh thu theo khu vực thị trường 2008-2009.
Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu qua các năm.
Bảng 11: Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 12: Kết quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa từ năm 2007-2009.
Bảng 13: Doanh thu và TSLN kinh doanh nhập khẩu.
Bảng 14: Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu năm 2008 – 2009



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ.
Sơ đồ 2: Quy trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ.
Sơ đồ 3: Quy trình phân phối sản phẩm cho các khách hàng lẻ.
Sơ đồ 4: Quy trình phân phối sản phẩm cho các đại lý (đối tác).







LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy hết những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hóa của văn hóa nhân loại.
Hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả thấp. Và đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, tăng năng suất lao động thông qua nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và khoa học sản xuất hiện đại. Với xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, Nhà nước đã cho phép các loại hình doanh nghiệp kể cả quốc doanh, liên doanh, hợp doanh và tư nhân tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gia công sản phẩm và kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay công ty liên doanh với nước ngoài cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu với số vốn tương đối lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và là bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài.
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế nào, Công CPĐTCN Trí Tụê Trẻ cũng rất quan tâm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu cách thức hoạt động của công ty và thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Tập hợp những kiến thức về lý thuyết để phân tích đề tài về phương diện lý luận.
Phân tích tình hình nhập khẩu để tại Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ để thấy được những ưu và khuyết điểm trong công tác kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Đề ra giải pháp, đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp góp phần giảm chi phí trong quá trình nhập khẩu, tìm kiếm được nhiều sản phẩm mới với chi phí thấp, chất lượng tốt để mở rộng thị trường và nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh.
Đề tài được thực hiện nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng và khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế tại công ty vừa và nhỏ, tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực tế diễn ra như thế nào, cách thức sử dụng các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và so sánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Bộ phận kinh doanh, kế toán và bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu của bài đề tài này bao gồm những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, thực tế hoạt động của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ và một số tham khảo về thực trạng kinh doanh nhập khẩu tại Việt Nam trên các báo và tạp chí.
+ Giới hạn không gian: Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ.
+ Giới hạn thời gian: phân tích số liệu qua các năm 2007, 2008, 2009.
5. Giới thiệu về kết cấu của đề tài:
- Lời mở đầu .
- Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân.
- Chương II: Giới thiệu về Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ.
- Chương III: Phân tích hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ.
- Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Trí Tuệ Trẻ.
Do thời gian thực hiện khóa luận và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô.


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
I. Sự cần thiết và vai trò của kinh doanh nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân:
1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh nhập khẩu:
Bất cứ quốc gia nào có hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế hoạt động mạnh thì những quốc gia đó có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên vấn đề này không phải lúc nào Chính Phủ quan tâm đúng mức cần thiết vai trò của nó. Nước ta và một số nước khác trước đây cũng đã có lúc xem xét độc lập kinh tế như một đòi hỏi phải xây dựng một nền kinh tế độc lập hoàn chỉnh, tức là mang tính hoàn toàn tự cung tự cấp. Thực tế đã chứng minh rằng, ngày nay không có một quốc gia nào dù to lớn như Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc có đủ sức xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp vì nó vô cùng tốn kém về vật chất và thời gian. Việt Nam và một số nước Đông Âu trước đây đã thực hiện nền kinh tế đóng dẫn đến tình trạng kinh tế lạc hậu, đình đốn. Ngược lại, các nước theo đuổi chính sách tự do như Hàn Quốc và các nước khác thuộc khối ASEAN đã có một bước tiến dài trong việc phát triển kinh tế chỉ với một thời gian ngắn, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã thực hiện xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung cứng nhắc sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thực hiện chính sách mở cửa. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn giúp nước ta tham gia vào phân công lao động quốc tế và thị trường thế giới.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên tại bộ phận xuất nhập khẩu và bộ phận kinh doanh được đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng giao tiếp và thực hành bằng Tiếng Anh, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong việc đàm phán với các nhà cung cấp cũng như các khách hàng nước ngoài.
Thường xuyên cử nhân viên có năng lực đi tham gia các hội chợ quốc tế để tiếp thu được nhiều sản phẩm công nghệ mới từ các nước, từ đó sẽ mở rộng được hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh, đồng thời có được nhiều sản phẩm với đa dạng về mẫu mã và chất lượng hơn để đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của các khách hàng trong nước, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
Nhập hàng kịp thời và đúng lúc, tránh tình trạng kho hàng ứ đọng quá nhiều hay khi cần hàng lại không có hàng. Để làm được như vậy cần có sự liên kết phối hợp của các phòng ban như: Phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu và phòng kế toán.
Xây dựng chiến lược giá phù hợp cho từng giao đoạn, từng thời kỳ nhằm chiếm lĩnh thị trường. Nâng cao thêm chất lượng của khâu bán hàng và dịch vụ hậu mãi để thu hút và gìn giữ khách hàng một cách tốt nhất.
2. Đối với Nhà nước:
Rút ngắn thời gian cấp giấy phép nhập khẩu tự động (hiện tại là 07 ngày làm việc)
Việc áp đặt các khung thuế phải chính xác cho từng mặt hàng và ổn định lâu dài để các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ nói riêng yên tâm kinh doanh và phát triển.





KẾT LUẬN
Sau hơn 24 năm mở cửa và đổi mới (từ năm 1986), đất nước ta không ngừng vươn lên, chiếm một vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Kinh doanh nhập khẩu đã góp phần đáng kể thức đẩy quá trình sản xuất trong nước cũng như quá trình ổn định và phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Đặc biệt, với nghị định 57/2002/NĐ-CP của chính phủ ngày 03/06/2002, trao quyền kinh doanh thương mại quốc tế cho mọi thành phần kinh tế, đồng thời xóa bỏ cơ chế xin cho, cho phép các doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận kinh doanh. Nghị định 57 đã tạo sự thông thoáng cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu, từ đó những công ty như công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ mới có cơ hội tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, sự thông thoáng này cũng làm cho tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu càng trở nên gay gắt hơn. Do đó, tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là một vấn đề cần thiết không chỉ với một doanh nghiệp nào, mà với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.
Với đề tài “Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ” em đã một phần nào đó hiểu được những hoạt động thực tế của một quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, ứng dụng của những kiến thức mà nhà trường đã được trang bị vào thực tế như thế nào, và với những hiểu biết ít ỏi của mình em cũng đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty Trí Tuệ Trẻ. Tuy nhiên, do chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong thực tế và hạn chế về thời gian, vậy nên khóa luận này chỉ đề cập đến một số khía cạnh và vấn đề cơ bản nhất.
Hy vọng trong thời gian tới, Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ sẽ không ngừng lớn mạnh và trở thành một thương hiệu cung cấp phần mềm quản lý nhà hàng và các thiết bị tính tiền quen thuộc và uy tín trên thị trường.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
D Đánh Giá Hiệu Quả Của Composite Ủ Từ Xơ Dừa Và Phân Bò Bổ Sung Chế Phẩm BIO F Trên Cây Cà Chua Khoa học kỹ thuật 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Ninh​ Luận văn Kinh tế 0
K Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
L nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn chứng từ nhằm kiểm soát và hạn chế hiện tượng thất thu thuế trên địa bàn quận 6 Khoa học Tự nhiên 0
H nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu quả xử lý nước thải từ quy trình sản xuất nước tương bằng công nghệ uasb Khoa học Tự nhiên 0
R Đánh giá hiệu quả của biện pháp tăng cường sinh học trong sản xuất compost từ rác thải sinh hoạt Khoa học Tự nhiên 0
N nâng cao hiệu quả trong công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng phương thức tính dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Công nghệ thông tin 0
I nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top