Sinh tố có tự nhiên trong thực phẩm, đôi khi do cơ thể tạo ra và có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.
Có 13 loại sinh tố với tên theo mẫu tự A, B, C, D, E, K… Ngoài tên theo mẫu tự, vài sinh tố có tên riêng như B1 còn gọi là thiamine, B6 là pyridoxine.
Sinh tố được chia ra làm hai nhóm: - Nhóm hòa tan trong dầu mỡ là sinh tố A, D, E, K. Vì tan trong dầu nên nếu tiêu thụ quá nhiều, sinh tố sẽ được dự trữ trong mô bào béo và đôi khi có thể gây độc cho cơ thể.
- Nhóm hòa tan trong nước là các sinh tố B (B1, B2, B3, B5, B6, B12), biotin, folacin, và sinh tố C. Tiêu thụ quá nhu cầu, các sinh tố này sẽ loại theo nước tiểu ra ngoài do đó tương đối ít gây nguy hại.
Mỗi loại thực phẩm có sinh tố theo tỷ lệ nhiếu ít khác nhau. Có thực phẩm hầu như không có một vài trong số 13 sinh tố cần thiết vừa kể. Mỗi sinh tố có một nhiệm vụ riêng do đó sinh tố này không thay thế hay làm công việc của sinh tố kia.
Khoáng chất cũng có trong thực phẩm với nhiều loại và với tỷ lệ nhiều ít khác nhau. Các khoáng thường được nói tới là calci, iodine, sắt, magnesium, phosphor, selelium, kẽm.
Sinh tố có tự nhiên trong thực phẩm, đôi khi do cơ thể tạo ra và có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Ảnh minh họaSự khác nhau giữa khoáng chất (minerals) và sinh tố (vitamin): Vitamin là những chất hữu cơ có phân tử carbon do cây cỏ và động vật tạo ra còn khoáng chất là các chất vô cơ không có carbon. Cơ thể có thể tạo ra một vài loại sinh tố nhưng không sản xuất được một khoáng chất nào.
Khoáng chất rất cần thiết cho sự hấp thụ các loại vitamin. Dù rất quan trọng nhưng vitamin sẽ trở thành vô dụng nếu không có sự hỗ trợ của khoáng chất. Khoáng chất không phải chỉ có trong thực phẩm mà còn thấy trong đất như là sắt, kẽm… Cây cỏ kết hợp khoáng từ đất vào các tế bào của chúng. Do đó, trái cây, các loại rau, hạt là nguồn cung cấp khoáng chất rất phong phú.. Vì là chất vô cơ, cho nên khoáng chất có sức chịu đựng với nhiệt độ cao và vẫn hiện diện trong thực phẩm hay tế bào bị đốt cháy.
Khoáng chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của cơ thể và cần được cung cấp đầy đủ từ thức ăn mà ta tiêu thụ mỗi ngày. Tất cả các loại tế bào và dung dịch chất lỏng trong cơ thể đều chứa một số nhiều ít khoáng chất khác nhau. Khoáng chất là thành phần cấu tạo của xương, răng, tế bào mềm, cơ bắp, máu, tế bào thần kinh. Nói chung, khoáng có vai trò quan trọng duy trì tốt tình tạng tinh thần cũng như thể chất của cơ thể.
Khoáng chất rất cần thiết cho sự hấp thụ vitamin của cơ thể.Nhu cầu hàng ngày Theo các nhà y khoa học, số lượng sinh tố cần thiết cho cơ thể rất ít, tính theo phần ngàn của gram (milligram), đôi khi nhỏ hơn nữa, phần triệu của gram. Chẳng hạn như sinh tố C là sinh tố nên cung cấp cho cơ thể nhiều nhất, mà cũng chỉ có 60mg mỗi ngày, sinh tố B12 chỉ cần 6mcg/ ngày. 1mcg bằng 1/triệu gram. Với khoáng chất, ngoại trừ calci với nhu cầu hàng ngày từ 1-2 gram, các khoáng khác chỉ cần trên dưới 100mg mỗi ngày. Theo viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia Hoa Kì khuyến cáo chỉ nên giữ mức tiêu thụ bảy khoáng chất hằng ngày như sau đối với những người tuổi cao :
Calci (Ca) 800 mg
Phospho (P) 800 mg
Magnesium (Mg) 350 mg
Sắt (Fe) 10 mg
Kẽm (zinc) 15 mg
Iod (I) 150 mcg
Selen (Se) 70 mcg.
Với các khoáng chất khác, viện này chỉ đưa ra những ước lượng về mức an toàn cho cơ thể với số lượng được hấp thụ.
Cách tốt nhất để có một lượng vừa phải các khoáng cần thiết là cân đối bữa ăn với nhiều loại thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng. Lưu ý khi sử dụng thuốc đa sinh tố và khoáng tố để hỗ trợ sức kháng bệnh: Việc dùng thuốc đa sinh tố và khoáng tố để hỗ trợ sức kháng bệnh là đúng trên lý thuyết nhưng khi áp dụng nên lưu ý vài điểm sau:
Chỉ cần bổ sung sinh tố và khoáng tố, chẳng hạn dưới hình thức thuốc đa sinh - khoáng tố cho cơ thể có nhu cầu bội tăng như người lao động nặng, trẻ con suy dinh dưỡng, người cao niên không ăn uống được, thai sản phụ… (Ảnh minh họa) - Nói chung, cơ thể khó thiếu hụt sinh tố cũng như khoáng tố, nếu chế độ dinh dưỡng không quá đơn điệu. Đừng tưởng phải có cao lương mỹ vị mới đủ chất bổ. Điểm cốt lõi là tính đa dạng của khẩu phần thường ngày.
- Chỉ cần bổ sung sinh tố và khoáng tố, chẳng hạn dưới hình thức thuốc đa sinh - khoáng tố cho cơ thể có nhu cầu bội tăng như người lao động nặng, trẻ con suy dinh dưỡng, người cao niên không ăn uống được, thai sản phụ…
- Khi dùng thuốc sinh - khoáng tố như thuốc bổ trong nhiều ngày nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc về thành phần của thuốc vì phần lớn thuốc đa sinh - khoáng tố có hàm lượng rất thấp. Một số không ít thậm chí chứa sinh tố và khoáng tố với tính cách trình diễn. Thuốc tốt không có nghĩa là thuốc đang được… quảng cáo nhiều.
- Trong trường hợp bệnh lý đặc hiệu do thiếu sinh tố hay khoáng tố nào đó thì các loại thuốc gọi là đa sinh - khoáng tố hầu như không giúp ích được bao nhiêu do liều lượng quá thấp. Thầy thuốc khi đó sẽ phải cân nhắc với liệu trình của phác đồ điều trị và ra tay với liều lượng cao hơn bình thường nhiều lần. Chữa bệnh thiếu sinh - khoáng tố cũng đòi hỏi tôn trọng chỉ định và chống chỉ định như với bất kỳ bệnh chứng nào.
- Lạm dụng thuốc đa sinh tố dưới dạng sủi bọt có thể dẫn đến sỏi trên đường tiết niệu do phụ gia của thuốc là đòn bẩy giúp tạp chất tích lũy và kết tủa trong đường tiểu.
Làm gà bằng dao mổ trâu tuy không khéo nhưng ăn chắc. Ngược lại, định giết trâu bằng dao mổ gà thì chưa biết ai sẽ bị… chém! Không riêng gì sinh tố, với thuốc nào cũng thế, dùng sai liều lượng hầu như đồng nghĩa với tiền mất tật mang. Cách tốt nhất vẫn là chọn thuốc theo chỉ định của thầy thuốc vì nói khéo thế nào cũng không qua được nguyên tắc “đúng thầy” rồi mới “đúng thuốc”.